Cách chữa nhiệt miệng cực nhanh
Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống viên C sủi là cách điều trị nhiệt miệng an toàn và hiệu quả.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi từng khổ sở vì căn bệnh nhiệt miệng, đặc biệt vào mùa hè. Sau một thời gian tìm tòi phương pháp chữa trị, tôi rút ra một số kinh nghiệm khá hiệu quả xin chia sẻ cùng mọi người như sau:
Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó chú ý vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng, thay đổi thực đơn bữa ăn, uống C sủi là cách điều trị bệnh này an toàn và hiệu quả.
Nhiệt miệng hay lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết lứa tuổi. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào mùa thời tiết hanh khô, nắng nóng. Bệnh phổ biến đến mức gần như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Muốn đẩy lùi nhanh nhiệt miệng, cần hiểu được nguyên nhân để có cách chữa trị hợp lý.
Nguyên nhân gây bệnh này là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào khoang miệng, gây ra những vết lở loét ở lưỡi, nướu và các vị trí khác trong miệng. Ngoài ra do cơ thể bị thiếu hụt nước dẫn đến cơ nhiệt tăng cao, nóng trong người. Tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà các vết lở loét xuất hiện nhiều hay ít, nhanh hay chậm, to hay nhỏ. Thực tế có nhiều người thường ăn đồ xào, chiên, ăn bánh mì, ăn mì gói hàng ngày, ít uống nước mà không bị nhiệt miệng là do cơ địa “mát”, khả năng miễn dịch cao. Ngược lại, có người kiêng khem đủ thứ vẫn bị bệnh này.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính nhưng nó khiến bệnh nhân đau rát, khó chịu, ăn uống không ngon, giảm khả năng làm việc, học tập. Nguyên tắc cần và đủ để phòng và điều trị nhiệt miệng là làm mát cơ thể mọi lúc mọi nơi.
Kinh nghiệm trị bệnh
1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày. Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho “có lệ”, sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.
3. Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.
Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 – 4 ngày trở lên mới hiệu quả.
Video đang HOT
Phòng bệnh
1. Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
2. Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên.
Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.
3. Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.
Theo VnExpress
Đoán bệnh qua những đặc điểm khác thường của lưỡi
Thỉnh thoảng chú ý tới vẻ ngoài của lưỡi có thể giúp bạn phát hiện ra những bất thường đáng ngờ về mặt sức khỏe trong miệng hoặc ở các cơ quan khác của cơ thể.
1. Lưỡi của bạn có dấu hiệu sưng, có màu xám hoặc bong bóng trắng ở bên dưới lưỡi thì có thể tuyến nước bọt của bạn bị tắt nghẽn
Khi lưỡi của bạn có dấu hiệu này có thể tuyến nước bọt của bạn bị tắt nghẽn. Có một thứ gì đó rất rất nhỏ làm tắc ống nước bọt vì vậy chúng không thể thoát ra được. Điều này khiến cho chất lỏng bị tích tụ và gây ra cảm giác đau và sưng. Sỏi tuyến nước bọt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tắc nghẽn ống nước bọt. Đó là sỏi canxi, rất giống với sỏi thận. Nhiều lần chúng tự biến mất nhưng nếu bạn không tự giải quyết trong một vài ngày, hãy tới gặp nha sĩ. Nó có thể phải được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.
Đôi khi, một thứ gì đó rất rất nhỏ làm tắc ống nước bọt vì vậy chúng không thể thoát ra được.
2. Lưỡi của bạn tự nhiên sưng nguy hại đến sức khỏe
Trong tất cả các vấn đề bạn có thể gặp phải thì đây là một tình trạng mà bạn nên chú ý nhiều nhất. Thông thường lưỡi bị sưng có nghĩa là bạn đang bị dị ứng với một thứ gì đó. Lưỡi không phải là vấn đề mà đường hô hấp ở phía dưới lưỡi bị sưng lên đẩy lưỡi về phía trước, làm cho nó xuất hiện dù nó đang bị sưng. Nếu bạn không hành động ngay lập tức, đường hô hấp của bạn có thể bị tắc nghẽn do tình trạng sưng này và gây ra một tình trạng đe dọa tới sự sống. Hãy đến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất cho bạn.
3. Lưỡi bóng loáng, trắng và bị khô dấu hiệu cho thấy bạn đã bị chứng khô miệng
Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị chứng khô miệng. Điều này xảy ra khi miệng của bạn không tạo đủ nước bọt. Nếu tình trạng này có thể khiến bạn có cảm giác khó chịu trong miệng cũng như tác động đến sự cân bằng vi khuẩn bên trong miệng. Nó có thể làm thay đổi màu sắc và vẻ ngoài của lưỡi. Thiếu nước bọt có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng và bệnh về lợi, cũng như bệnh truyền nhiễm ở miệng. Nếu bạn gặp phải vấn đề khô miệng, đôi khi nó có liên quan đến các loại thuốc, chứng huyết áp cao, hen suyễn hoặc thậm chí là các chứng dị ứng đơn giản đã có từ lâu. Hãy đến gặp bác sĩ để điều trị sớm hoặc bạn có thể sử dụng nước súc miệng dành để chữa trị chứng bệnh này.
4. Lưỡi có màu đen và trông như có lông ảnh hưởng đến vị giác của bạn
Thỉnh thoảng chú ý tới vẻ ngoài của lưỡi có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề đang có trong miệng hoặc ở các cơ quan khác của cơ thể.
Nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh thì có thể dẫn tới tình trạng này. Khi dùng thuốc kháng sinh có thể làm gián đoạn sự cân bằng vi khuẩn thông thường trong miệng và tình trạng này có thể dẫn tới sự phát triển quá mức trên lưỡi của papillae nhỏ (các vết nhú). Thay vì biến mất một cách thông thường những vết nhú này phát triển và làm cho lưỡi của bạn trông giống như lông đang phát triển của nó. Nó không có hại và nên tự biến mất nhưng nó khiến cho hơi thở có mùi và đối với một số người, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến vị giác của họ. Hãy đánh răng và chải lưỡi thật kĩ cùng với một chiếc bàn chải đánh răng mỗi ngày và miệng của bạn sẽ sớm bình thường trở lại.
5. Các vết loét với vòng hoặc quầng xung quanh có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư
Chiếc lưỡi bình thường, khỏe mạnh thường có màu hồng và tương đối mịn, không có cục u, không có lỗ hổng. Các vết màu đỏ hoặc trắng trên lưỡi hay một chấm với một vòng đỏ ở xung quanh, các vùng trắng trông như một dải hoặc một vết loét không lành có nghĩa là bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc nha sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Mặc dù nhiều loại ung thư khác đang giảm nhưng ung thư miệng lại tăng lên 25% trong hơn 10 năm qua. Đó có thể là do HPV (virus papilloma ở người), làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng.
6. Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi của bạn bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng. Bạn rất cẩn thận đến vấn đề này.
7. Lưỡi dày và có màu đỏ do bạn thiếu vitamin
Khi có dấu hiệu này xuất hiện trên lưỡi chính là do bạn thiếu vitamin. Khi bạn thiếu vitamin B12, nó sẽ biểu hiện trên lưỡi đầu tiên. Loại vitamin này hoàn toàn cần thiết để cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới, khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu có thể khiển cho lưỡi của bạn có cảm giác đau và đôi khi nó có vẻ ngoài &'rắn chắc'. Nếu bạn ăn một chế độ ăn thông thường, chắc chắn bạn sẽ hấp thụ đủ hàm lượng vitamin B12 bởi vì nó có thể được tìm thấy trong trứng, cá, thịt và sữa. Tuy nhiên, nhiều người ăn chay bị thiếu vitamin B12 và gặp phải một số sự rối loạn về hệ tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn's hay bệnh Celiac ngăn không cho họ hấp thụ đủ loại vitamin quan trọng này. Uống một viên vitamin tổng hợp có thể giúp bạn tránh được vấn đề này.
8. Lưỡi nóng rát có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô (một tác dụng phụ của một số loại thuốc), hoặc thiếu dinh dưỡng. Khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước thường xuyên, nhai kẹo swingum (để chống lại khô miệng), hoặc dùng thuốc chống lo âu và trầm cảm.
9. Lưỡi có vết như hình bản đồ dấu hiệu bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ
Lưỡi có vết như hình bản đồ dấu hiệu bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ
Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra, đó là khi bạn bị bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Những vết thương tổn có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ và vị trí theo từng ngày, thậm chí là từng giờ. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh, tuy nhiên có thể bệnh sử gia đình cùng với bệnh tiểu đường , căng thẳng, dị ứng và sử dụng thuốc tránh thai loại uống là một số lý do. Chứng bệnh này không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư.
10. Lưỡi có màu vàng dấu hiệu bạn đang có vấn đề về gan hoặc túi mật
Khi lưỡi có màu vàng thì đã có một lượng lớn vi khuẩn bùng phát trong miệng của bạn và bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng tốt hơn! Còn nếu bạn thực hiện vệ sinh răng miệng tốt thì lưỡi có màu vàng có thể chỉ ra là bạn đang có vấn đề về gan hoặc túi mật. Hãy tới gặp bác sĩ để giải quyết tình trạng này sớm nhất.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh về lưỡi:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
- Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ.
- Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày.
- Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Đa phần các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do vậy bạn cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi để điều trị sớm nhất.
Theo PhuNuOnline
Trị vết loét bệnh tiểu đường bằng giòi Nhiều bệnh viện tại Singapore sử dụng giòi để điều trị những vết loét ở bệnh nhân tiểu đường, giúp tránh việc cắt cụt chi. Giòi được sử dụng để tăng tốc độ loại bỏ các mô chết, làm giảm vi khuẩn trong vết thương. Ảnh: Channel News Asia Giòi được sử dụng để tăng tốc độ loại bỏ các mô chết, làm...