Cách chữa nấc ngay lập tức tại nhà
Nấc chỉ thuần túy là sự co thắt cơ không tự ý. Tuy nhiên, nó có thể là một trong những thứ khó chịu nhất và đôi khi là đau đớn mà một người có thể gặp phải.
Nấc thường có nhịp điệu. Thường thì nó chỉ là một bất tiện nhỏ tạm thời, nhưng có những người bị nấc kéo dài có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Nấc kéo dài có thể xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như nuốt không khí, ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều, nhai quá nhiều kẹo cao su hoặc thậm chí là căng thẳng.
Mặc dù không có giải pháp nào phù hợp với tất cả mọi người để chữa những cơn nấc kéo dài này, bạn luôn có thể thử bài tập thở dưới đây để chữa nấc tại nhà.
Tất cả bắt đầu với cơ hoành, cần phải được giãn ra để tránh co thắt. Cách tốt nhất để làm điều này là hít một hơi thật sâu và giữ trong khoảng mười giây.
Hãy chắc chắn không để hơi thở sâu ban đầu trôi qua khi bạn hít một hơi thở sâu nữa, và bạn giữ thêm mười giây nữa. Lặp lại bước quy trình này lần thứ ba để bạn có thể hít thở sâu ba lần, mà không thở ra trước đó, hít một hơi nữa đồng thời giữ trong mười giây.
Video đang HOT
Cách làm này sẽ làm giãn cơ hoành. Trên thực tế, bạn có thể nín thở lượt cuối cùng càng lâu càng tốt. Lúc này, phổi và dạ dày bạn sẽ cảm thấy đầy không khí. Tuy nhiên, khi bạn thở ra tất cả những không khí đó, hãy thở ra thật chậm trước khi trở lại kiểu thở bình thường.
Tất nhiên, có nhiều cách khác để chữa nấc. Bạn có thể uống một ly nước thật nhanh. Điều này, giống như bài tập thở ở trên, cũng có xu hướng kéo giãn cơ hoành. Bạn có thể kéo mạnh lưỡi của bạn hoặc thử cắn một quả chanh.
Đôi khi, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân dùng các loại thuốc như Thorazine, Reglan hoặc Haldol. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện cho những người bị nấc thực sự nghiêm trọng. Cách tốt nhất và tự nhiên nhất để tránh nấc là đừng ăn hoặc uống quá nhiều.
Theo dantri.com.vn
Người đàn ông 31 tuổi bị ung thư dạ dày, do ăn thứ này thay cơm trong thời gian dài
Có rất nhiều bệnh ung thư do thói quen ăn uống xấu, trong đó có bệnh ung thư dạ dày. Tiểu Vương 31 tuổi, nằm trên giường bệnh buồn bã, hối hận vì đã không coi trọng sức khỏe của bản thân.
Nửa năm trước, sau bữa cơm Tiểu Vương (Chiết Giang, Trung Quốc) thường xuyên nấc cụt, cậu cho rằng là do ăn quá no, nên cũng không quan tâm nhiều. Tuy nhiên, thời gian ngắn gần đây, tình trạng nấc cụt ngày càng nghiêm trọng, có khi cậu nấc liên tục trong vài tiếng đồng hồ. Cộng thêm với việc, gần đây Tiểu Vương rất gầy, cuối cùng cậu quyết định đến bệnh viện kiểm tra, nhưng kết quả khiến cậu sốc, đó là ung thư dạ dày.
Ân mì tôm kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Sau khi tìm hiểu được biết, Tiểu Vương thường xuyên ăn một loại thực phẩm, đó chính là mì ăn liền. Tiểu Vương đến từ nông thôn, điều kiện gia đình bình thường, cậu muốn mua một căn nhà ở thành phố trước khi kết hôn, nên đã rất nỗ lực làm việc. Vì để "tiết kiệm", Tiểu Vương thường mua rất nhiều mì ăn liền, để ăn sau khi đi làm về. Tiểu Vương cho rằng, mì ăn ngon, lại tiết kiệm thời gian, công sức, chỉ cần thêm xúc xích và một chút dưa muối, càng làm tăng hương vị thơm ngon của món mì.
Cứ như vậy, vài năm liền, bữa tối của Tiểu Vương hầu như là mì ăn liền. Biết được thói quen sống của Tiểu Vương, bác sĩ Châu Bân, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang nói: Tại sao lại có thể dùng mì ăn liền để ăn thay cơm? Mặc dù có rất nhiều người thích ăn mì ăn liền, nhưng thỉnh thoảng mới ăn, chứ không thể ăn thay cơm trong một thời gian dài. Mì ăn liền là thực phẩm nhiều muối, chất béo cao, ít vitamin, ít khoáng chất, chỉ có thể cung cấp calo mà không có chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, hàm lượng acrylamide trong mì ăn liền là khoảng 15-80 g/kg, mặc dù hàm lượng nhỏ này sẽ không gây hại quá nhiều cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn mì trong thời gian dài, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Sau khi ăn có 3 biểu hiện này, kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra:
1. Sau khi ăn bị nấc cụt, nôn ói
Ợ hơi sau khi ăn là bình thường, nhưng sau khi ăn thường xuyên bị nấc cụt thì cần phải chú ý. Nấc cụt có thế là tiêu hóa không tốt, cũng có thể là sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa, hoặc tích tụ chất lỏng quá mức. Trong ung thư dạ dày, cũng xuất hiện tình trạng nấc cụt. Bởi vì các tế bào ung thư ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, nó sẽ dẫn đến nấc cụt liên tục.
Ợ hơi sau khi ăn là bình thường, nhưng sau khi ăn thường xuyên bị nấc cụt thì cần phải chú ý.
2. Trướng bụng nghiêm trọng sau khi ăn
Nếu ăn no, xuất hiện trướng bụng là chuyện bình thường, nhưng nếu ăn ít, sau khi ăn xong đã cảm thấy no bất thường, trướng bụng nghiêm trọng, cần hết sức cảnh giác. Một tình huống như vậy có thể được lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn cho thấy hệ tiêu hóa không tốt, viêm dạ dày, và cảnh giác đến ung thư dạ dày.
3. Đau dạ dày, tiêu chảy sau bữa ăn
Đau dạ dày và tiêu chảy là những bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến, nhưng nhất định phải coi trọng. Khi dạ dày phát sinh khối u, rất dễ xuất hiện tình trạng co thắt dạ dày. Đặc biệt đối với người cao tuổi, cơn đau không nhạy cảm, nên chú ý nhiều hơn. Ngoài ra, tiêu chảy sau bữa ăn, và màu sắc của phân thay đổi, cần phải tìm tư vấn y tế.
(Nguồn: QQ)
Theo afamily
5 cách thải độc cơ thể trong thai kỳ, bà bầu nên áp dụng ngay hôm nay Ô nhiễm môi trường, khói bụi, tồn dư hóa chất trong các thực phẩm hàng ngày có thể ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Những cách làm đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải độc cơ thể nhanh chóng. Hàng ngày, cơ thể chúng ta phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ô nhiễm...