Cách chữa đau mắt đỏ bằng cây lá vườn nhà
Các loại cây cỏ, hoa lá vườn nhà sẽ trở thành phương thuốc hữu hiệu, chữa được bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng.
Theo y học hiện đại, đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, do virus gây ra, thường gặp nhất là các chủng như adeno và entero.
Cây rau dấp cá có thể dùng để chữa đau mắt. Ảnh minh họa
Bệnh gây thành dịch ở những nơi có sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, trường học. Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh (ho, hắt hơi, nói chuyện trực tiếp, bắt tay, dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt…).
Dấu hiệu nhận biết bệnh là người mắc có biểu hiện như có dị vật trong mắt, nóng, chói mắt nên sợ ánh sáng. Mi mắt sưng húp, kết mạc đỏ như máu, có nhiều dử, hay chảy nước mắt. Nếu có viêm giác mạc thì thị lực giảm, nhìn mờ.
Để giảm bớt mối lo ngại về đau mắt đỏ khi đã lỡ mắc phải, Chất lượng Việt Nam sưu tầm và giới thiệu một số bài thuốc dân gian bằng cây cỏ, hoa lá vườn nhà giúp chữa bệnh đau mắt đỏ.
- Kim ngân hoa, lá dâu mỗi thứ 16 g, kinh giới, chi tử, cúc hoa mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 8 g, bạc hà 6 g, cam thảo 4 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Kim ngân hoa 16 g, liên kiều, ngưu bàng tử, hoàng cầm mỗi thứ 12 g, chi tử 8 g, bạc hà, cát cánh mỗi thứ 6 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
- Lá dấp cá 100 g, sài đất, bồ công anh mỗi thứ 50 g. Tất cả dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, hòa nước ấm, chắt ra uống, ngày 2-3 lần.
Video đang HOT
Kim Ngân hoa có thể dùng chữa đau mắt đỏ. Ảnh minh họa
- Lá trầu không 50 g, rửa sạch, đổ nước đun sôi, xông hơi ngày 2 lần.
- Lấy cây sống đời (cây bỏng) rửa sạch, giã nhỏ (dụng cụ cần được tẩy trùng sạch), lấy một miếng gạc đã tiệt khuẩn (hoặc vải màn sạch) đặt lên mắt, đặt dung dịch lá sống đời vừa bào chế lên trên miếng gạc rịt chặt, nhất là về đêm để khi ngủ không rơi. Mỗi tối làm 1 lần cho đến khi khỏi.
- Hạt thảo quyết minh (hạt muồng) sao vàng; bông cúc vàng (cam cúc) mỗi thứ 1 nắm; quả bạch tật lê 10g. Cho tất cả vào đun uống như nước chè.
- Bồ ngót tươi 50g, lá dâu 30g, cà gai 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g, cỏ xước 30g. Nấu với nước cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.
- 6 đọt dâu tằm, 3 bông cúc trắng, 10 lát củ sả, 3 lát gừng sống, 1 muỗng đậu xanh giã nát sắc lấy nước uống.
- Rễ tranh, cỏ mực, rau má, cây muồng, cây ké, cỏ mần trầu, vỏ quýt, cam thảo đất mỗi thứ 1 nắm (khoảng 30g). Đổ ngập nước sắc lại còn 2 chén, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Theo VNE
Cách chữa hắt hơi sổ mũi bằng biện pháp tự nhiên
Hướng dẫn bạn đọc cách chữa hắt hơi sổ mũi bằng các biện pháp tự nhiên rất hiệu quả:
Có nhiều nguyên nhân gây ra hắt hơi sổ mũi, như dị ứng với phấn hoa, nấm mốc hoặc do cảm lạnh, hắt hơiliên tục khiến mũi của bạn bị đau và khó chịu. Viêm mũi càng nặng, hắt hơi càng nhiều, quá trình này cứ tiếp diễn không dừng lại. Nhiều loại thuốc không cần kê toa có thể giúp ngừng hắt hơi nhưng lại gây tác dụng phụ như buồn ngủ. Mặt khác, các biện pháp tự nhiên có thể giúp ngăn chặn hắt hơi mà không làm cho bạn cảm thấy không thoải mái.
Sau đây là 5 cách chữa hắt hơi sổ mũi bằng biện pháp tự nhiên rất hiệu quả:
1. Uống một tách trà hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi rất tốt và còn là loại thuốc an thần nhẹ. Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ cho bạn một giấc ngủ ngon.
2. Uống nước ép trái cây
Hắt hơi thường là một phản ứng quá mức với hệ miễn dịch trong cơ thể. Vitamin C là loại chống hắt hơi sổ mũi tự nhiên, do vậy nên uống nhiều nước ép trái cây họ cam quýt, bao gồm cả cam và bưởi.Bạn cũng có thể uống nước chanh tươi, vì chanh cũng chứa vitamin C.
3. Thêm mật ong và chanh vào cốc trà
Mật ong là chất chống khuẩn, trong khi chanh cung cấp vitamin C. Cả hai chất này sẽ giúp giảmkhông chỉ hắt hơi mà còn các triệu chứng khác của cảm lạnh hoặc dị ứng.
4. Ăn bổ sung chất quercetin
Quercetin là một hợp chất nhiên có trong trà đen, táo, hành tây đỏ, cà chua và các thực phẩm khác.Nếu bạn không thể tìm thấy quercetin dưới dạng thuốc viên, bạn cũng có thể ăn thực phẩm có chứahợp chất này. Quercetin có tác dụng ngăn cơ thể không bị hắt hơi sổ mũi.
5. Ăn gừng
Bóc mẩu gừng nhỏ và nhai nuốt nước. Gừng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng chảy nước mũi.Ăn hai hoặc ba lần một ngày để hạn chế chảy nước mũi.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh với cách chữa hắt hơi sở mũi bằng các biện pháp tự nhiên này.
Theo VNE
Dịch đau mắt đỏ: Làm gì để không lây? Dịch đau mắt đó vẫn tiếp tục lan rộng. Những ngày qua, chuyên trang có nhận được một số câu hỏi của bạn đọc muốn được hướng dẫn cặn kẽ hơn về biện pháp phòng ngừa khi trong nhà có người đau mắt đỏ. Trao đổi với phóng viên, ThS.BS Phí Duy Tiến, phó giám đốc bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, đau...