Cách chọn mua và bày bưởi đỏ Tiến vua trên bàn thờ ngày Tết giúp thu hút tài lộc
Bưởi đỏ là một trong những loại quả may mắn được nhiều người tìm mua bày trên bàn thờ ngày Tết.
Cứ những tháng giáp Tết, người dân lại chuẩn bị tìm nơi mua những loại quả đẹp đẽ mang ý nghĩa may mắn để bày biện lên bàn thờ, trong đó, bưởi là loại quả ưa chuộng được tìm mua nhiều. Bưởi ở nước ta có nhiều giống và màu sắc từ xanh, vàng đến hồng. Vào dịp Tết, người dân thường chọn bưởi màu vàng và đỏ để dâng lên bàn thờ. Bưởi màu vàng thì dễ tìm mua hơn còn bưởi đỏ không sẵn, giá cả cũng không rẻ, và để tìm được dáng quả bưởi đỏ đẹp càng không dễ.
Nhiều người tìm mua bưởi đỏ để bày bàn thờ trong dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh minh họa)
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều giống bưởi đỏ đẹp để bày biện ngày Tết. Chẳng hạn như bưởi đỏ Đông Cao (Mê Linh, Hà Nội), bưởi đỏ Luận Văn (Thanh Hóa), bưởi nhung đỏ Tuyên Quang, bưởi Đại Hồng (Trung Quốc). Đương nhiên độ ngọt và mọng nước của các giống bưởi khác nhau nhưng nhìn chung bưởi đỏ được người dân tìm mua trong dịp Tết vì loại quả này thường mang ý nghĩa may mắn trong ngày Tết. Hơn nữa, đây cũng là loại quả đậm chất truyền thống của người Việt.
Cách chọn mua bưởi đỏ đẹp bày trên bàn thờ ngày Tết
Bưởi đỏ được nhiều người bày trên bàn thờ vào mùng 1, ngày Rằm, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán để cầu may mắn và tài lộc. Loại bưởi đỏ được tìm mua bày trên bàn thờ này là giống đỏ từ trong ra ngoài, khác với loại bưởi đỏ chỉ có ruột đỏ như giống bưởi đỏ Tân Lạc, Hòa Bình (ruột đỏ, vỏ vàng).
Giống bưởi đỏ ở thôn Đông Cao, Mê Linh, Hà Nội khi còn non cũng có màu xanh như giống bưởi khác, khi quả già chuyển dần sang màu vàng. Khi chín chúng sẽ chuyển sang màu đỏ gấc. Từ tháng 10 Âm lịch đến tháng 11 Âm lịch là bưởi đỏ đã chuyển đỏ, da căng mọng. (Ảnh minh họa)
Các giống bưởi đỏ đúng nguồn gốc xuất xứ sẽ có tem truy xuất nguồn gốc. Người mua có thể dùng điện thoại để quét mã tra về thông tin nguồn gốc, xuất xứ cũng như quy trình trồng, chẳng hạn như loại bưởi đỏ Đông Cao. Còn nếu, người mua tìm về tận vườn thì sẽ không có tem này vì lúc đó có khi bưởi còn chưa cắt.
Giống bưởi đỏ Luận Văn (Thanh Hóa) được nhiều người ưa chuộng vì đây là giống bưởi Tiến Vua. Khi quả nhỏ màu xanh giống các giống bưởi khác, càng già thì chuyển dần vàng rồi đỏ. Loại bưởi này còn tỏa hương thơm dìu dịu dễ chịu. (Ảnh minh họa)
Giống bưởi Luận Văn hay Đông Cao có mùi thơm dịu của tinh dầu bưởi, mọng nước, vị thanh ngọt, chua nhẹ, tép bưởi ráo không bị nát. Nhưng xét về màu sắc, giống bưởi nhung của Tuyên Quang cũng được ưu ái hơn vì màu đỏ đậm đẹp mắt. Tuy nhiên, bưởi nhung Tuyên Quang vị chua nhiều hơn.
Video đang HOT
Giống bưởi đỏ trồng ở Tuyên Quang dáng và màu sắc đều đẹp nhưng không ngọt bằng bưởi đỏ Luận Văn (Thanh Hóa). (Ảnh minh họa)
Khi chọn mua bưởi đỏ đẹp, bạn cần lưu ý đến màu sắc bên ngoài, vỏ quả bưởi phải đồng đều, gai trên da bưởi nở đều, căng bóng. Với những quả chỗ vàng, chỗ đỏ hoặc đỏ loang lổ thì không nên mua. Thêm vào đó khi gọt ra, múi bưởi cũng phải đỏ đều chứ không loang lổ chỗ trắng chỗ đỏ. Vì rất có thể gặp trường hợp này là bưởi giả, do người bán tiêm màu.
Khi mua bưởi, nhớ ngửi nhẹ ngoài vỏ quả, bưởi tươi mới hái có vị thơm tự nhiên, nếu có mùi hắc thì bưởi đã hỏng hoặc phun chất kích thích quá độ.
Cách bày bưởi đỏ trên bàn thờ
Trong mâm ngũ quả thường có quả bưởi và dựa vào màu sắc người ta kết hợp các loại quả sao cho đẹp mắt, tạo nên cảm giác sung túc, đủ đầy. Bưởi bày mâm ngũ quả thường là bưởi màu vàng đặt trên nải chuối xanh, như thế sẽ tạo màu sắc tương phản đẹp mắt. Các loại quả màu sắc khác phụ trợ như dứa vàng, cam vàng, táo đỏ, ớt đỏ, sung xanh, thanh long màu hồng,… trông sẽ đẹp mắt hơn.
Bưởi đỏ bày trên bàn thờ nên chọn loại có cuống và lá tươi, điều này sẽ giúp quả đẹp và bàn thờ ấm cúng, có sức sống. (Ảnh minh họa)
Đặt bưởi đỏ trong mâm ngũ quả cũng không sai nhưng màu chuối xanh với bưởi đỏ sẽ khiến màu sắc mâm ngũ quả trầm xuống. Nhìn chung, tùy thuộc vào sở thích của chủ nhà để lựa chọn màu bưởi bày trên mâm ngũ quả.
Bưởi đỏ có thể bày ở mâm bồng ở giữa hoặc đặt ở hai bên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
Còn đối với dịp mùng 1, ngày Rằm hay Tết Nguyên đán, việc bày bưởi đỏ riêng cũng rất đẹp. Bưởi đỏ có thể đặt trên mâm bồng chính giữa hoặc hai bên bàn thờ theo cặp. Không chỉ vậy, nhiều người còn bày mâm lễ bưởi đỏ dạng tháp với các phòng thờ hoặc khu vực thờ có diện tích lớn.
Lưu ý: Bưởi đỏ bày trên bàn thờ nên chọn quả tươi, có cuống lá, da bưởi mọng, căng bóng không có vết thủng, vết nứt hay bị héo. Bên cạnh đó, bưởi bày bàn thờ phải được rửa sạch, lau khô ráo sau đó mới được bày lên.
Bàn thờ ngày Tết của người giàu đều bày đủ 3 vật phẩm này, không chỉ thu hút tài lộc mà còn phù trợ công danh cực tốt
3 hũ gạo, muối, nước đặt trên bàn thờ như thế nào mới đúng phong thủy và mang lại nhiều vận may?
Để có một bàn thờ hợp phong thủy, mỗi một món đồ thờ đều có vai trò, ý nghĩa và quy tắc bài trí riêng. Nếu như gia chủ nắm rõ được những điều này, không chỉ giúp bàn thờ thêm ấm cúng, đủ đầy mà còn giúp thu hút may mắn, phù trợ cho bản mệnh của gia chủ ngày càng thuận lợi.
Tại sao cần đặt 3 hũ gạo, nước, muối trên bàn thờ?
Trong các vật phẩm bày trên bàn thờ, chúng ta thường thấy có 3 hũ nhỏ đặt trước bát hương và đằng sau mâm bồng. 3 hũ này còn được gọi là chóe thờ, đựng muối, gạo, nước. Vì sao lại đựng muối, nước, gạo mà không phải thứ khác?
Nước, muối và gạo luôn gắn liền với cuộc sống của người dân Việt từ thuở hồng hoang. Khởi nguồn của nền văn minh lúa nước, gạo, muối và nước tượng trưng cho sự no đủ. Đây cũng là vật phẩm chứa đựng tinh hoa cuộc sống, ước muốn của con người và cả sự hòa hợp âm dương để dâng cúng.
Cách bày hũ gạo, nước, muối trên bàn thờ. (Ảnh minh họa)
Hũ muối
"Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" là câu nói hết sức quen thuộc trong dân gian. Nhưng chẳng mấy ai biết ý nghĩa thực sự. Muối trong phong thủy học có tác dụng hóa giải sát khí, làm sạch hào quang của con người, xua đi những vận xui rủi.
Chính vì ý nghĩa tốt lành như vậy, đầu năm, khi xuất hành sau Giao thừa, nhiều người chọn mua những túi muối đầu xuân để mong cầu bình an, hạnh phúc và hưng thịnh.
Bởi vậy, hũ muối trên bàn thờ, đặc biệt trong ngày Tết luôn mới, đầy đặn thể hiện mong ước cuộc sống no ấm, được che chở và bảo vệ.
Hũ nước luôn đặt ở giữa, tùy thuộc vào cách bài trí gia chủ mong muốn, có thể dùng hũ nước ở giữa to hơn một chút hoặc 3 hũ có kích thước bằng nhau. (Ảnh minh họa)
Hũ gạo
Người Việt gắn liền với nền văn minh lúa nước từ bao đời nay, cho nên hạt gạo là biểu tượng khởi sinh cho một sự sống ấm no, đủ đầy. Người ta thường ví hạt gạo là hạt ngọc trời, là phúc phần mà con người được hưởng.
Đây chính là biểu tượng của đầy đủ, sung túc. Hũ gạo được đặt trên bàn thờ thể hiện mong muốn thành công, làm ăn thuận lợi, có của ăn, của để, dư dả.
Hũ nước
Nếu như gạo là biểu tượng khởi sinh cho ấm no thì nước là ngọn nguồn của sự sống. Đặt hũ nước trên bàn thờ với mong ước có được sức mạnh tinh thần, có được sự sáng tạo vô biên và sức khỏe được bảo trợ.
Các hoa văn, họa tiết trên chóe thờ đa dạng, dẫu vậy, gia chủ nên chọn đồng bộ với các vật phẩm khác để tạo sự hài hòa. (Ảnh minh họa)
Đặt 3 hũ gạo, muối, nước thế nào mới đúng?
Cách đặt chuẩn nhất là 3 hũ gạo, muối, nước thẳng hàng nhau, hũ nước đặt ở giữa, hai bên là gạo và muối. 3 hũ này nằm phía trước bát hương và sau mâm bồng.
Tuỳ vào kích thước bàn thờ, gia chủ nên chọn kích thước hũ cho phù hợp. Đồng thời, nếu kích thước bàn thờ không cho phép, gia chủ có thể đặt hai hũ gạo và muối, lược bỏ hũ nước. Vì thông thường, bộ kỷ ngai đã chứa nước.
Chóe thờ gạo, muối, nước có nhiều kích thước khác nhau, bởi vậy, gia chủ nên chọn loại phù hợp với kích thước của bàn thờ cùng các vật phẩm khác. (Ảnh minh họa)
Với bàn thờ Phật, chỉ cần đặt 1 hũ nước là đủ. Với bàn thờ Thần Tài, gia chủ đặt 3 hũ gạo, muối, nước sau bát hương, giữa Thần Tài và Ông Địa. Cách đặt khuyến khích là xếp hình tam giác.
Lưu ý cần nhớ rõ khi đặt 3 hũ gạo, muối, nước trên bàn thờ
- Kích thước hũ đựng muối, gạo, nước cần phù hợp với kích thước bàn thờ và tỉ lệ với các món đồ thờ khác để tạo sự cân bằng. Hũ đựng gạo, muối, nước hay còn gọi là chóe thờ trên thị trường có nhiều loại và kiểu dáng từ gốm đến men lam rạn hoặc đồng,... Gia chủ có thể cân nhắc và lựa chọn để có hũ thờ ưng ý nhất.
Gia chủ không nhất thiết phải bày đủ 3 hũ, có thể dùng hai hũ hai bên (đựng gạo và muối) nếu kích thước bàn thờ quá nhỏ, bởi kỷ phía trước đã có nước. (Ảnh minh họa)
- Không lấy gạo, muối, nước dùng rồi để dâng cúng. Gia chủ cần chọn gạo sạch, ngon, mới, không mọt, muối sạch, nước sạch để thờ cúng trên bàn thờ.
- Không để gạo, muối, nước quá lâu. Khoảng 2 tuần đến 1 tháng thay một lần là hợp lý. Khi thay ra có thể dùng gạo, muối, nước này để ăn.
- Không nên đổ hết số gạo, muối, nước trong hũ mà chỉ cần đổ một nửa hoặc hai phần ba, sau đó trộn với lớp muối, gạo, nước mới.
- Không đặt chóe thờ bị nứt, vỡ hay rạn chất lượng kém. Nên chọn những hoa văn trang trí trên hũ thờ mang biểu tượng may mắn.
Chuyên gia phong thủy nhắc nhở: Nhà chật hẹp mấy cũng không nên đặt bàn thờ ở 3 vị trí này Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí đại kỵ cần tránh đặt bàn thờ, gia đình bạn có đang vô tình mắc phải những lỗi sai này không. Theo quan niệm của người phương Đông, khu vực thờ cúng đóng vai trò quan trọng về mặt văn hóa tín ngưỡng và tinh thần của người dân. Khu vực thờ cúng luôn...