Cách chọn chân gà ngon và sạch
So sanh gia tri dinh dương giưa chân ga ta va chân ga công nghiêp thi chân ga công nghiêp nhiêu chât beo, protein hơn chân ga ta nhưng chân ga ta lai giau can-xi hơn.
Thời gian gần đây, những thông tin về lục phủ ngũ tạng, chân, cánh gà tạm nhập tái xuất không đảm bảo VSATTP khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Thực tế, để chọn được chân gà tươi ngon, đặc biệt chân gà đã qua chế biến, người tiêu dùng cần có hiểu biết nhất định.
Chân gà ôi – Ngửi là biết!
Chúng tôi đến cửa hàng chân gà nướng Mỹ Miều số 21-22 B10 Kim Liên, phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội, vào lúc cửa hàng đông nghìn nghịt. Bà Nguyễn Kim Dung (62 tuổi) chủ cửa hàng cho biết, muốn có chân gà đảm bảo tươi ngon thì không có cách nào khác là phải có nguồn hàng nhập đảm bảo từ siêu thị lớn như Metro, Big C.
Với 17 năm trong nghề, bà cho biết, chân gà đã ôi thì dơ lên mũi ngửi là biết ngay. Sự nhận biết này càng rõ hơn nếu ăn cánh gà vì phần thịt nhiều nên dễ phân hủy hơn. Ngay như chân gà tốt, ướp gia vị theo đúng quy trình nhưng nếu cửa hàng ít khách, để lâu không nướng thì chân cũng khô, tóp lại, ăn sẽ không còn ngậy và mất hương vị chứ đừng nói đến chân gà đã hôi thối.
Video đang HOT
Bật mí về cách chọn và chế biến chân gà, bà Dung cho hay, có một điều mà khách ít biết thế nào là chân gà tốt một khi nó đã được chế biến đó là các tật ở chân gà. “Ở Úc, người ta nuôi gà theo công nghệ sạch, hàng ngày chuồng trại được bơm nước cọ rửa, giết mổ trên dây chuyền tự động. Khi gà được vặt lông, xối nước sạch, máy cắt sẽ cắt chân và cánh gà tự rơi vào thùng cấp đông -50oC, chuyển thẳng vào công-ten-nơ lạnh và đưa về Metro Việt Nam. Hàng trước khi được xuất đã được kiểm dịch quốc tế tại nước sở tại.
Khi nhập về Metro lại được các cơ quan thú y kiểm dịch theo tiêu chuẩn VSATTP”, bà nói. Với cách bảo quản này, các mạch máu ở chân, cánh gà được bảo tồn nguyên vẹn. Gà được nuôi sạch nên không có tật (khác với gà thả, gà nuôi chuồng trại không sạch sẽ có nhiều tật ở chân, ăn vào sẽ thấy rất hôi), khi dỡ thùng bảo quản ra, chân gà đóng cứng, đập bằng chày vào cũng không tan, đó là chân gà tươi, còn nguyên giá trị dinh dưỡng.
Dinh dưỡng trong chân gà nội và ngoại
Chân và cánh gà nướng là món ăn khoái khẩu của trẻ em, phụ nữ, người già, đặc biệt là của cánh mày râu mỗi khi tan nhiệm sở. Theo các chuyên gia Trung tâm ATVSTP, chân gà nướng không béo, có chứa chất kết dính, nhiều protein… những chất này tôt cho phu nư. Nhiêu ngươi hay dung chân ga nâu bôt cho tre nho bơi no chưa nhiêu canxi hơn thit ga.
So sanh gia tri dinh dương giưa chân ga ta va chân ga công nghiêp thi chân ga công nghiêp nhiêu chât beo, protein hơn chân ga ta nhưng chân ga ta lai giau can-xi hơn, do vây, tuy vao yêu câu môi ngươi đê lưa chon hơp vơi khâu phân ăn cua minh. Phân tích phần xương bên trong của xương chân gà người ta thấy, người ăn nhiều tủy xương này thì cơ thể sẽ sản sinh chất có tên gọi là hydroxyapatite, làm chắc khỏe các lớp xương bên ngoài.
Về đông y, gân chân gà được coi là thuốc kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nippon Meat Packer”s của Nhật đã phát hiện được 4 loại protein từ những collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp. Các nhà khoa học cho rằng, những loại protein trong chân gà có tác dụng hạ huyết áp tương tự như tác dụng của các loại thuốc ức chế men chuyển hóa ACE inhibitors.
Theo Gia đình
3 "không" khi dùng sữa tươi
Sữa tươi là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, nhưng đôi khi trong sử dụng, vì vô ý hoặc không biết nên vô tình làm sữa bị biến chất đi, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể. Bạn hãy tránh 3 điều sau nhé.
01 Đun sữa bằng lửa nhỏ
Vì muốn tránh sữa trào ra hoặc cháy sữa khi đun nên nhiều người dùng lửa nhỏ để đun sữa, đun như vậy sẽ làm giảm vitamin trong sữa, giảm giá trị dịnh dưỡng.
Hơn thế đun sữa bằng lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, chất dinh dưỡng trong sữa càng dễ bị oxy phá hoại. Cách làm khoa học là đun to lửa, khi sôi rút lửa ngay. Như vậy, vừa giữ được thành phần của sữa, lại vừa có hiệu quả sát trùng sữa.
02 Đun sữa quá lâu
Nhiều người cho rằng càng đun lâu thì càng sát trùng tốt. Điều này không đúng. Vì sữa giàu protein, khi bị nóng những hạt protein ở thể keo sẽ có biến chuyển rất lớn. Khi sữa ở 60 - 62 độ bắt đầu có hiện tượng mất nước, hạt protein từ dạng keo lỏng chuyển sang keo đặc và lắng xuống. Sữa bò còn chứa muối axit phốt-pho-ric không ổn định, nếu để nóng lâu, can-xi phốt-phoric mang tính axit sẽ trở thành can-xi phốt-pho-ric trung tính, lắng đọng lại khiến cho sữa mất giá trị sẵn có.
Ngoài ra, khi đun sôi đến 100 độ thì đường trong sữa bắt đầu chảy nên sữa sẽ có màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, đồng thời sản sinh ra axit formic, khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Vì vậy, sữa chỉ nên đun sôi không nên đun lâu.
03 Cho đường trước
Khi đun sữa nếu đồng thời cho đường, nhìn bề ngoài thấy rất hợp vệ sinh nhưng thật ra là phản khoa học, vì trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ có phản ứng khi nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này có hại cho cơ thể. Cách làm chính xác là sau khi đun sôi sữa để còn nóng già mới cho đường.
Theo SK&ĐS
Những lợi ích cho sức khỏe từ bí ngô Bí ngô thuộc gia đình nhà họ bầu bí, thường có màu cam hoặc vàng. Màu sắc càng đậm thì lượng beta-carotene trong bí càng dồi dào. Quan niệm phổ biến nhất vẫn cho rằng bí ngô có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Tuy nhiên, bí ngô đã dần trở thành một loại rau củ được sử dụng trên khắp thế giới và...