Cách chào hỏi nhau mùa dịch Covid-19: chạm chân thay vì bắt tay
Mùa dịch Covid-19 là thời điểm nhạy cảm nên các hành vi tiếp xúc trực tiếp với người khác là điều không ai muốn thực hiện. Cùng xem cách chào hỏi mới này nhé.
Trong thời điểm nhạy cảm hiện tại thì mọi người đều hạn chế tối đa việc tiếp xúc, gần gũi người lạ bởi vì không biết được họ đến từ đâu hoặc đã gặp gỡ ai.
Thế nhưng còn gặp người quen thì sao? Chào hỏi bắt tay thì sợ không an toàn mà không chào thì lại mang tiếng bất lịch sự. Hãy cùng xem người Trung Quốc giải quyết vấn đề này bằng cách nào nhé.
Mùa dịch thế này thì nên làm sao khi gặp người quen đây? (Ảnh minh hoạ: PA)
Phong cách chào hỏi mới mùa Covid-19 tại Trung Quốc
Mới đây những đoạn video ngắn được chia sẻ trên Weibo đang được cư dân mạng quan tâm và truyền lại trong nhiều trang, diễn đàn. Những người đàn ông Trung Quốc này khi gặp nhau thì họ không bắt tay như cách chào hỏi lịch sự truyền thống nữa, thay vào đó thì họ sẽ gõ bàn chân mình lên bàn chân đối phương. Bằng cách chào mới này thì cả hai không phải tiếp xúc da thịt với nhau mà vẫn có thể… giữ phép lịch sự.
Cách chào hỏi mới đang viral trên MXH Trung Quốc. (Ảnh: Weibo)
Video đang HOT
Chạm hoặc gõ nhẹ bàn chân mình lên đối phương. (Ảnh: Douyin)
Cách chào hỏi mới này được chia sẻ lên nhiều nền tảng MXH khác nhau và rất nhiều netizen cảm thấy thích thú. Người đàn ông được cho là tác giả của hình thức chào hỏi thú vị này đã chia sẻ các clip mình cùng nhiều người bạn thực hiện việc chạm bàn chân. Khi có người chìa tay ra muốn bắt, anh chàng cũng rất lịch sự từ chối rồi cả hai lại chạm bàn chân để chào hỏi, một người chạm bên trái còn người kia chạm bên phải.
Cư dân mạng tranh cãi về cách chào hỏi kiểu mới
Cách chào hỏi mới này nhận được sự đồng tình của không ít các netizen. Vừa thể hiện được tính bình đẳng với đối phương mà không mất đi phép lịch sự. Đang trong giai đoạn nhạy cảm này thì đúng là không bắt tay thì ngại mà bắt tay thì chẳng biết đối phương có “an toàn”. Tuy nhiên cách chào hỏi bằng chân kia cũng có một vài điểm bất cập, chẳng hạn như dính phải bùn, hay đi mưa và chạm vào bàn chân người ta thì cũng không hay. Đối phương mà mang giày trắng nữa thì lại càng khó xử.
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình FB)
Covid-19 lây lan qua những con đường nào?
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra là một trong những đề tài nóng hổi và hiện đã mang tính toàn cầu, được mọi người trên thế giới quan tâm. Một trong những vấn đề mà tất cả cần phải nắm được đó chính là những con đường mà virus này có thể di chuyển. Cũng như SAR-coV, MERS-coV thì Covid-19 là loại virus mà mọi người cần phải cẩn thận. Khi xâm nhập vào người thì sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, nặng hơn là suy hô hấp.
4 con đường lây lan của virus Corona. (Ảnh: YAN)
Covid-19 có thể lây khi chúng ta tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân, ở đây chính là tia nước bọt thông qua những cử chỉ như ho, hắt hơi, sổ mũi. Bên cạnh đó, virus có thể di chuyển qua con đường trực tiếp khi gặp người nhiễm bệnh, trong đó có cả việc bắt tay nếu không có biện pháp phòng tránh sau đó. Các bề mặt có chứa virus Corona cũng là môi trường gián tiếp lây bệnh, bởi sau khi chạm vào xong chúng ta không rửa tay mà lại đưa lên chạm vào mắt, mũi, miệng.
Dù sao đi chăng nữa chúng ta cẩn thận cũng không thừa, hãy luôn đeo khẩu trang và có các biện pháp bảo vệ bản thân trong mùa dịch Covid-19 này. Hiện ở Việt Nam thì tình hình Corona không quá căng thẳng như một số nước khác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý… Hi vọng rằng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ đẩy lùi được Covid-19 càng sớm càng tốt.
Thông tin từ: Daily Mail/Weibo.
Theo Yan
Chính trị gia Hàn đề xuất 'bắn tim' thay bắt tay để ngăn virus corona
Theo chính trị gia Shin Sang Jin, chào hỏi bằng cách tạo hình trái tim vừa tránh việc tiếp xúc trực tiếp khi dịch bệnh bùng phát, vừa thể hiện tình cảm quý mến tới người đối diện.
Chính trị gia người Hàn Quốc Shin Sang Jin vừa đề xuất người dân nước này sử dụng cử chỉ "bắn tim" thay vì bắt tay mỗi khi gặp mặt để ngăn virus corona lây lan, theo VOP.
Theo ông Shin, tạo hình trái tim bằng tay thay cho hình thức bắt tay thông thường là biện pháp hiệu quả để hạn chế khả năng nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những người xung quanh.
Ngoài ra, chào hỏi theo phong cách này còn thể hiện thái độ thiện chí, yêu mến tới người đối diện.
Chính trị gia người Hàn Quốc đề xuất tạo hình trái tim bằng tay thay vì bắt tay trực tiếp. Ảnh: Ppomppu.
Chính trị gia này cùng một số người khác cũng trực tiếp tạo hình trái tim bằng tay trước toàn thể quốc hội và ống kính máy quay để minh họa cho cách thức của mình.
Các ứng viên tham gia tranh cử tương lai vào Quốc hội Hàn Quốc cũng được ông Shin khuyến khích sử dụng cách này khi chào hỏi cử tri, không trực tiếp bắt tay nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hình ảnh vị chính trị gia "bắn tim" được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội tại Hàn Quốc và nhận các ý kiến trái chiều.
"Điều này thật hài hước. Hình ảnh những người làm chính trị vốn rất nghiêm túc trong các bộ vest chỉn chu", tài khoản Jeolmun viết.
"Tôi không ủng hộ ý tưởng này. 'Bắn tim' chỉ dành cho các idol Kpop tương tác với fan và những người trẻ tạo dáng khi chụp hình", người dùng Lee Jin Kyung cho hay.
Thị trưởng thành phố Seoul đưa ra đề xuất chạm khuỷu tay, cùi chỏ vào nhau để tránh tiếp xúc trực tiếp. Ảnh: VOP.
Ông Shin Sang Jin là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm phòng chống viêm phổi corona của Đảng Tự do tại Hàn Quốc.
Ngày 31/1, trong cuộc tranh luận công khai trước quốc hội, ông cùng các nghị sĩ khác khởi động chiến dịch tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng vào thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp.
Người dân Hàn Quốc được khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, không bắt tay và che miệng bằng khuỷu tay khi ho và hắt hơi. Trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội tại Hàn Quốc sắp diễn ra vào tháng 4 tới, quan chức nước này tuyên bố tránh tổ chức, tụ tập đông người để các cuộc vận động không thành nơi lây lan virus.
Trước đó một ngày, ông Park Won Soon, thị trưởng thành phố Seoul, cũng đề xuất người dân nên chào hỏi bằng cách chạm khuỷu tay hoặc cùi chỏ vào nhau.
Theo Zing
Cặp đôi mặc trang phục cưới, phát khẩu trang miễn phí, dân mạng tranh cãi: làm việc thiện hay 'làm màu'? Trong bối cảnh khẩu trang khan hiếm, đẩy giá lên cao, cặp đôi đứng phát miễn phí vẫn bị 'ném đá', nguyên nhân do đâu? Cưới xin là một trong những dịp quan trọng nhất của cuộc đời bởi vậy ai cũng muốn ghi lại dấu ấn trong bộ hình cưới. Xuất phát từ tâm tư này, một cặp đôi đã đứng phát...