Cách chăn trâu bò kỳ lạ: Thả vào… rừng để thịt ngon, bà con đôi lần mất lòng nhau
Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân tại thôn Đất Đỏ (xã Quảng Châu, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) có “tập tục” nuôi trâu, bò rất lạ: thả chúng về… rừng.
Thịt ngon vì cách nuôi “nhờ trời”
Đất Đỏ, một thôn nhỏ thuộc xã Quảng Châu (H.Quảng Trạch, Quảng Bình), dân cư thưa thớt, xung quanh chỉ toàn là ruộng lúa, rừng cao su, rừng tràm.
Thoạt nhìn qua không có gì nổi bật, thế nhưng ở đây lại hút khách mỗi khi trâu bò của thôn này được mổ thịt.
Bởi cả xã chỉ thấy ở thôn Đất Đỏ mới có thứ thịt trâu, thịt bò ngon đặc biệt hơn cả. Khác biệt đó lại đến từ cách nuôi kỳ lạ của người dân.
Thôn Đất Đỏ, nơi bà con có cách nuôi trâu bò khác thường.. Ảnh BÁ CƯỜNG
PV Thanh Niên đã tìm gặp ông Đàm Văn Đô (60 tuổi, thôn Đất Đỏ, xã Quảng Châu), người nắm giữ nhiều câu chuyện bi hài về cách nuôi trâu bò thả hoang để tìm hiểu rõ hơn về cách nuôi trâu, bò kỳ lạ này.
Theo ông Đô, trâu bò được người dân thả hoang đã duy trì vài chục năm. Nguyên do, theo ông, là bởi người dân muốn nuôi được nhiều mà không phải tốn thức ăn và công chăm sóc.
“Nếu nuôi theo cách truyền thống, cho chúng ở quanh ruộng nhà, sáng dắt ra đến tối lại dắt vào, mỗi nhà chỉ có thể nuôi 3-4 con là hết “đát”. Số lượng không nhiều mà lợi ích cũng không cao. Còn nuôi thả hoang thì địa bàn “sinh hoạt” của trâu được mở rộng, mỗi nhà có thể nuôi 10 – 15 con”, ông Đô nói,
Một con trâu trong đàn thả hoang của ông Đô vừa được ông lùa về sau khi phát hiện con trâu này đang có bệnh.Ảnh BÁ CƯỜNG
Theo cách nuôi này, bà con cũng không phải tốn tiền, tốn công sức gặt cỏ, múc nước chăm sóc chúng mỗi ngày. Chỉ cần thả chúng ngủ lại giữa rừng, 1 – 2 tuần lại lên kiểm tra. Con nào có bệnh hay mắc bẫy thú rừng thì lùa về chuồng để chữa trị. Việc thả trâu, bò hoang dần dần sẽ tập cho chúng cách sinh tồn.
Ông Đặng Công Hồng (51 tuổi, trưởng thôn Đất Đỏ) cũng chia sẻ, nuôi theo cách này thu lời hơn rất nhiều so với cách nuôi truyền thống. “Trâu, bò nhờ thả hoang, vận động nhiều cùng với ăn lá cây rừng, uống nước suối sạch nên thịt của chúng cũng săn chắc, ngon hơn trâu bò bình thường”, ông nói.
Video đang HOT
Bi hài chuyện tìm trâu bắt bò
Nuôi trâu bò kiểu thả hoang đem lại rất nhiều lợi ích cho các hộ dân, nhưng họ cũng không ít lần phải trả giá cho cách nuôi ngược đời này.
Người dân phải lặn lội vào rừng sâu để tìm đàn trâu, bò đã ở trong rừng gần 10 năm nay.Ảnh BÁ CƯỜNG
Ông Đô cho biết, trên địa bàn thôn có khoảng 20 con bò đã “biến thành” bò hoang sau một biến cố dở khóc dở cười.
Chuyện là, hơn 10 năm trước, 50 con trâu bò của nhiều hộ dân thôn Đất Đỏ được thả hoang trên khu vực đồi thông gần trung tâm thôn để tiện cho việc lùa đàn mỗi khi cần.
Năm 2012, khu đồi đó được quy hoạch làm diện tích đất trồng cây cao su. Dù đã trồng cây mới nhưng đàn trâu bò vẫn tập trung lên khu vực cũ theo thói quen. Lo sợ chúng phá cây, nhiều công nhân đã xua đuổi cho chúng chạy vào rừng sâu…
“Đàn trâu bò này ở trong rừng cũng đã 10 năm rồi, bây giờ biến thành thú hoang. Chúng vẫn thuộc tài sản của chúng tôi, nhưng để bắt về rất khó. Vì đã hoàn toàn là thú hoang nên rất nhát, thấy người sẽ bỏ chạy. Lần gần nhất tôi nhìn thấy cả đàn là vào tháng 8 năm ngoái, từ đó đến nay đã nhiều lần vào kiểm tra nhưng không gặp”, ông Đô kể.
Một số con khác lại tự tìm về ăn lúa khi mùa gặt đến, ảnh hưởng đến mùa màng của bà con. Ảnh BÁ CƯỜNG
Cũng theo ông Đô, thỉnh thoảng đến mùa gặt, một số con tự tìm đường về ruộng để ăn lúa. Giống với thú hoang, nên chúng chỉ về ban đêm, trời sáng lại quay vào rừng.
Để truy bắt, bà con phải lặn lội 5 -6 km vào rừng tìm kiếm, nếu may mắn gặp đàn họ tiến hành đặt bẫy. Bẫy được, họ cột chặt bốn chân chúng và đưa lên xe kéo về thôn mổ thịt.
Bò để con – tranh nhau nhận, bò chết – ngó lơ
Đây cũng là câu chuyện khiến ông Hồng nhiều lần phải mất công giải quyết giữa các hộ nuôi trâu thả hoang giữa rừng.
Trâu, bò thả hoang sẽ sinh sản nhưng không cùng một đàn, từ đó cũng nảy sinh ra các vấn đề tranh chấp bê con, nghé con. Đã nhiều lần công an, chính quyền xã phải can thiệp.
Ông Hồng không ít lần phải nhờ chính quyền xã can thiệp xử lý các vụ tranh chấp trâu, bò. Ảnh BÁ CƯỜNG
“Không ít lần bà con trong thôn mất lòng nhau vì cách nuôi trâu bò thả hoang này. Mỗi khi phát hiện có bê, nghé con trong đàn, nhiều người tranh nhau, phải nhờ đến chính quyền xã. Ngược lại, mỗi khi có trâu, bò chết thì chả ai chịu nhận là của mình, xã phải huy động người đến chôn cất để tránh gây ô nhiễm môi trường”, ông Hồng chia sẻ.
Ông Đàm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu, cho biết trong nhiều năm qua chính quyền xã đã nhiều lần huy động bà con thay đổi cách nuôi để tránh hệ lụy xảy ra, gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Qua vận động của chính quyền xã Quảng Châu, nhiều hộ dân tại thôn Đất Đỏ đã dần thay đổi cách nuôi trâu bò. Ảnh BÁ CƯỜNG
“Nuôi theo cách này đàn trâu bò sẽ không được tiêm phòng, nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Cùng với đó, việc tranh chấp mỗi khi có bê, nghé con trong đàn sẽ làm mất đoàn kết trong thôn, về lâu sẽ còn nảy sinh nhiều vấn đề. Nhiều năm qua xã đã kêu gọi bà con thay đổi cách nuôi và phần lớn bà con đã nghe theo. Đến thời điểm hiện tại, còn khoảng 10 hộ dân vẫn duy trì cách nuôi này”, ông Vinh nói.
Một ông nông dân Thái Bình lãi 100 triệu/tháng nhờ nuôi trâu, nuôi bò; buôn bán trâu, bò
Nếu hỏi tên ông Đặng Xuân Nhàn, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) hẳn ít người biết đến, nhưng nếu nhắc đến ông Nhàn "bò" thì trong làng, ngoài xã chẳng mấy ai là không biết.
Gần 40 năm gắn bó với công việc chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò, trải qua nhiều gian khó, đến nay ông Nhàn không chỉ xây dựng được "thương hiệu" của mình mà còn phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu cho gia đình.
Nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn trâu, bò là một trong những bí quyết chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò hiệu quả của ông Nhàn, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).
Sinh ra và lớn lên ở làng quê Thượng Điền, xã Tam Quang, năm 1978, khi vừa tròn 20 tuổi, anh thanh niên Đặng Xuân Nhàn lên đường nhập ngũ, góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Năm 1983, xuất ngũ trở về quê hương, ông Nhàn được bố đẻ truyền dạy kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc trâu, bò; kinh nghiệm tuyển chọn con nghé, con bê giống tốt để nuôi. Chịu khó học hỏi, ông nắm bắt nhanh, con mắt đánh giá trâu, bò ngày càng tinh tường, chọn con nào chắc con đó.
Nông dân trong thôn, ngoài xã ai muốn mua trâu, bò, bê, nghé về chăn nuôi đều tìm đến ông nhờ mua giúp. Những năm 1986 - 1995, vợ chồng ông Nhàn đi bộ, đạp xe khắp các huyện trong tỉnh, thậm chí sang cả Nam Định tìm mua nghé, bê về nuôi.
Mỗi lứa gia đình ông nuôi hàng chục con, đàn trâu, bò khỏe mạnh, lớn nhanh, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.
Có vốn, lại nhạy bén, cùng với chăn nuôi, gia đình ông Nhàn kết hợp kinh doanh trâu, bò thương phẩm, mở dịch vụ giết mổ trâu, bò, cung ứng thịt trâu, bò tươi sống cho nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối trên địa bàn Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng. Cũng vì thế, nhiều người trong và ngoài tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến: Ông Nhàn "bò".
Cánh đồng Quái Giang, thôn Thượng Điền, xã Tam Quang nhiều năm trước là cánh đồng lầy hoang hóa, cỏ dại um tùm. Năm 2014, được xã tạo điều kiện cho thuê lại, vợ chồng ông Nhàn đầu tư hơn 2 tỷ đồng cải tạo đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tập kết trâu, bò và trồng cây ăn trái.
Có diện tích chăn thả rộng rãi, gia đình ông duy trì chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô gần 100 con/lứa, thu lãi 50 - 60 triệu đồng/tháng.
Gần 10 năm nay, gia đình ông dừng dịch vụ giết mổ trâu, bò để tập trung kinh doanh trâu, bò thương phẩm quy mô lớn, mở rộng thị trường thu mua, tiêu thụ trâu, bò tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và các nước Thái Lan, Lào, Campuchia...
Gia đình ông đầu tư mua xe ô tô tải, xe công-ten-nơ phục vụ vận chuyển trâu, bò. Bình quân mỗi tháng gia đình ông Nhàn kinh doanh 150 - 200 tấn trâu, bò, thu lãi hơn 100 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với thu nhập 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.
"Mặc dù lợi nhuận từ chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò khá cao nhưng để chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò hiệu quả thực sự rất khó khăn.
Thứ nhất, phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn trâu, bò. Thứ hai, cả chăn nuôi và kinh doanh trâu, bò quy mô lớn đều cần nguồn vốn đầu tư khá lớn, tối thiểu từ 6 - 8 tỷ đồng để lưu động, quay vòng liên tục.
Thứ ba là luôn quan tâm, xử lý tốt chất thải chăn nuôi để bảo đảm môi trường chăn nuôi sạch sẽ, yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò bền vững. Có lẽ do vất vả, trước kia xã Tam Quang có 15 - 17 hộ chăn nuôi gắn với kinh doanh trâu, bò nhưng đến nay chỉ còn mình gia đình tôi bám trụ với nghề" - ông Nhàn chia sẻ.
Ông Hoàng Tử Lưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Quang (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho biết: Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình và người lao động, gia đình cựu chiến binh Đặng Xuân Nhàn còn tích cực tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hàng năm, gia đình ông Nhàn hỗ trợ nhân lực, máy móc, kinh phí tham gia quản lý, xử lý rác thải tại bãi rác tập trung của xã. Đầu năm 2022, gia đình ông đầu tư gần 600 triệu đồng xây dựng, mở rộng tuyến đường nội đồng trên cánh đồng Quái Giang dài gần 1km, vừa phục vụ đi lại vào trang trại của gia đình vừa thuận lợi cho nông dân sản xuất.
Khi thôn, xã phát động ủng hộ xây dựng nông thôn mới, quỹ phòng, chống dịch Covid-19, giúp đỡ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn..., gia đình ông Nhàn luôn ủng hộ nhiệt tình, số tiền khi vài triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Rừng tràm dân trồng bất ngờ bị chặt hạ: Chủ rừng nói do sơ suất! Liên quan đến vụ thanh lý rừng tràm hàng chục năm tại Quảng Trị vấp phải sự phản ứng của người dân, đại diện chủ rừng thừa nhận có sự sơ suất, sẽ rà soát lại hồ sơ, đánh giá trữ lượng gỗ đã khai thác. Trước những phản ứng gay gắt của người dân thôn Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch (huyện Triệu...