Cách chăm sóc trẻ mùa lạnh
Vào những ngày cuối năm, miền Bắc bước vào những đợt lạnh; nhiệt độ lên xuống chênh lệch trong ngày cùng không khí lạnh hanh khô mang đến rất nhiều phiền toái, khó chịu.
Đặc biệt với các bậc cha mẹ có con nhỏ, thì mùa đông thực sự là ác mộng khi các con liên tục ốm.
Mỗi ngày có hàng trăm trẻ, đặc biệt từ dưới 12 tháng tuổi đến phòng khám nhi hoặc khoa nhi các bệnh viện khám với các triệu chứng như sốt, ho, khò khè, khó thở, sổ mũi… Và được các bác sĩ chẩn đoán các bệnh như viêm mũi họng cấp, viêm mũi xuất tiết, viêm phế quản…
Ngày nay, thật dễ dàng để tìm thông tin trên internet về các bệnh đó. Nhưng để hiểu sâu thêm về bệnh, về hướng điều trị, chăm sóc và theo dõi sao cho hợp lý thì không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Bài viết dưới đây xin tóm tắt và chia sẻ tới mọi người những kiến thức để chăm sóc các bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng.
“Con em bị sốt ho, khò khè khó thở…”
Đây là những triệu chứng của hầu hết các trẻ đến khám, là những triệu chứng chính của chứng viêm mũi họng – thanh quản cấp ở trẻ (ALTB hoặc Croup). Nguyên nhân chính là do nhiễm virus ở đường hô hấp trên, một vài trường hợp do vi khuẩn hoặc do dị ứng (hen) gây ra.
Những nguyên nhân này làm sưng nề cuốn mũi gây ngạt mũi, chảy mũi; làm nề thanh quản gây ho, khò khè, khàn tiếng; làm sưng nề đường thở gây các triệu chứng khó thở. Đặc biệt ở trẻ em phản xạ thở miệng chưa có, đường thở từ mũi xuống phổi còn hẹp nên chỉ cần hơi phù nề đã có thể gây ngạt mũi khó thở trầm trọng. Chính vì thế, cần phải đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khi trẻ ốm, được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ sớm bình phục.
Video đang HOT
“Có cần uống kháng sinh hay không?”
Dựa trên kết quả thăm khám trên từng bệnh nhi cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng trẻ. Có thể cháu được chẩn đoán viêm mũi họng cấp, nhưng vì đa phần do virus nên có thể chưa cần dùng kháng sinh. Nhưng nếu nguyên nhân do vi khuẩn hoặc có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ có thể cho kháng sinh bổ trợ hoặc phòng bội nhiễm tăng. Về cơ bản, nguyên tắc điều trị chung là: khai thông đường thở, giảm phù nề, tiêu nhầy và/hoặc chống dị ứng.
“Cần theo dõi, chăm sóc con như thế nào?”
Đầu tiên, cần theo dõi các triệu chứng nặng và nguy hiểm cho trẻ, bao gồm: sốt cao, li bì, co giật, tinh thần kém hoặc không tỉnh táo; khó thở, thở bất thường; rối loạn tiêu hóa nặng. Khi có các triệu chứng trên cần đưa trẻ nhập viện ngay. Chăm sóc trẻ, ngoài theo dõi sát trẻ, cần cho uống nhiều nước ấm, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, hạ sốt cho trẻ và uống thuốc theo đơn bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh lạnh. Vệ sinh mũi họng cho trẻ thật tốt và đúng cách.
Thời tiết lạnh là những lúc nhiều bệnh về đường hô hấp xuất hiện, nhất là ở các tỉnh miền Bắc. Vì thế cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ đúng cách. Triệu chứng bệnh thường rầm rộ và dễ diến biến xấu, vì thế tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng. Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra. Theo dõi và chăm sóc trẻ thật tốt. Bình tĩnh, không quá lo lắng và căng thẳng. Đa số trẻ em bị ốm vào mùa này, nhưng chỉ cần điều trị đúng trẻ sẽ sớm bình phục.
Mẹ đắp 3 lớp chăn cho con vì sợ lạnh làm con toàn thân tím tái, tổn thương não bộ
Đắp thật nhiều chăn để con không bị lạnh khi ngủ nhưng người mẹ lại vô tình khiến con rơi vào nguy kịch.
Người lớn thường luôn lo ngại thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ nên luôn mặc quần áo cho con thật dày và ấm áp hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Tuy nhiên việc quấn con trẻ trong 3-4 lớp áo hay đắp quá nhiều chăn chưa chắc đã là điều tốt nhất để giữ ấm cho trẻ.
Một bà mẹ ở Hồ Nam, Trung Quốc đã gây ra sai lầm lớn chỉ vì quan niệm này. Vào một buổi tối, cô Li vừa cho con trai hai tháng tuổi ăn xong, thấy con mặc ít quần áo, sợ con bị cảm lạnh nên cô Li đắp cho con 2 lớp chăn điều hòa và phủ bên ngoài một lớp chăn bông, sau đó cô đóng kín cửa phòng mới yên tâm đi ngủ.
Đứa trẻ nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái.
Sáng hôm sau, cô Li thức dậy lúc 7 giờ sáng, cô liếc nhìn sang con thì thấy mặt con xanh lét, mồ hôi nhễ nhại. Nhận thức được tình hình không ổn, cô Li đã ngay lập tức đưa con đến bệnh viện địa phương để điều trị. Vì đứa trẻ đang trong tình trạng nguy kịch nên đã được chuyển đến Khoa chăm sóc sức khỏe quan trọng số 1 của Bệnh viện nhi Hồ Nam để điều trị.
Bác sĩ Cai Zili, phó trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe quan trọng cho biết căn cứ vào tình trạng của đứa trẻ, chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng muggy. Theo bác sĩ, hội chứng muggy là một trường hợp cấp cứu do cha mẹ lo lắng cho bé bị lạnh mà mặc quần áo quá dày hoặc che kín cho bé gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Hiện cháu bé vẫn đang được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt.
Bác sĩ Cai Zili cho biết đứa trẻ mắc hội chứng muggy do mẹ đắp quá nhiều lớp chăn khi ngủ.
Sau khi điều trị, mặc dù tình trạng của bệnh nhi được cải thiện, nhưng bác sĩ Cai Zili cho biết đứa trẻ vẫn còn mê sảng, tím tái toàn thân, không thể tự thở được, cần phải nhờ đến máy thở, đặc biệt có thể vấn đề tổn thương não sẽ ảnh hưởng về sau.
Sau sự việc, bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh, giữ ấm quá mức cho trẻ không hề tốt cho con mà thậm chí còn gây hại, nhất là đối với trẻ sơ sinh dưới một tuổi, một khi cha mẹ giữ ấm quá mức cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao, thiếu oxy, vã mồ hôi, mất nước nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê, suy hô hấp.
Mặc quần áo nhiều lớp, chăn dày cho trẻ vào mùa lạnh dễ gây hội chứng muggy
Theo bác sĩ Wu Qingchang, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Dongfang trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc Bắc Kinh, đã có hơn 100 trẻ em đến bệnh viện mỗi ngày vì sốt trong tháng vừa qua.
Bác sĩ Wu Qingchang nói: "Hầu hết các em đến viện không phải vì chịu đựng thời tiết lạnh giá mà do hội chứng muggy (IMS). Để bọn trẻ ăn mặc dày hơn mức cần thiết chắc chắn không tốt cho đứa trẻ."
Bác sĩ Wu cho biết khi trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày, nguy cơ mắc IMS sẽ tăng cao. Điều này một phần là do cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ do hệ thần kinh trung ương điều khiển chưa phát triển đầy đủ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi.
Bác sĩ Wu nói: "Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng mặc nhiều thì tốt hơn mặc ít và cảm thấy nóng thì tốt hơn là lạnh, điều này là rất sai lầm. Ông cũng nói rằng sốt là một trong những triệu chứng nhẹ nhất của IMS và các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm thiếu oxy, mất nước và thậm chí là tổn thương não.
Bác sĩ Wu cho biết có hai cách để biết liệu một đứa trẻ có mặc quá nhiều hay không. Đầu tiên, hãy chạm vào xương đòn của trẻ. Nếu cảm thấy không quá nóng, cũng không quá lạnh, thì quần áo trẻ đang mặc là ổn. Thứ hai, chạm vào lưng của trẻ. Nếu ra mồ hôi hoặc quá nóng thì chắc chắn trẻ đã mặc quá nhiều.
Bác sĩ Wu cho biết, bất kể đó là mùa nào, cha mẹ nên cho con mặc quần áo có chất liệu vải thấm mồ hôi, chẳng hạn như cotton, lụa hoặc lanh.
Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông
Mặc quần áo cho trẻ phải đảm bảo giữ ấm cổ và gáy, số lượng quần áo tăng lên từ từ để trẻ thích nghi và tăng khả năng chịu lạnh, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi thì cần giảm bớt để tránh hội chứng Muggy.
Ban đêm, khi ngủ cần giữ ấm cho trẻ theo nguyên tắc 4 vị trí gồm cổ, ngực, bụng và chân. Da chân của trẻ có nhiều đầu mút thần kinh, là nơi rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, nên cần giữ ấm chân cho trẻ khi đi ngủ.
Thời tiết giao mùa, trở lạnh làm cho trẻ em ít hoạt động, nhu cầu năng lượng giảm nên trẻ sẽ biếng ăn hơn một chút, trong khi các mẹ lại muốn con ăn thật nhiều để bồi bổ. Khi đường ruột bị tăng gánh đột ngột cộng với việc vận động ngoài trời thiếu khoa học sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, chân tay miệng có cơ hội phát triển.
Phòng bệnh tăng huyết áp trong mùa lạnh Tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở tuổi trung niên. Vào mùa lạnh, bệnh càng dễ tái phát, có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ. Bởi vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng. Thực tế tại các bệnh viện lớn của tỉnh cho thấy, số bệnh nhân tăng huyết áp ngày càng có chiều...