Cách cấp cứu khi bị điện giật.
Hiện nay, tai nạn do điện giật ngày một tăng cao . Nếu bạn biết cấp cứu đúng cách thì có thể cứu được nạn nhân còn không thì có thể chính mình cũng bị điện giật đó.
5 bước sơ cấp cứu người bị điện giật
Bước 1: Khi bị điện giật, người bị điện giật thường không thể tự thoát ra khỏi nguồn điện được. Dòng điện vào cơ thể càng lâu thì nguy cơ tử vong càng cao, do đó người cứu nhanh chóng cách ly họ ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt bằng cách:
Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, hoặc rút phích cắm điện để ngưng dòng điện cung cấp cho vị trí nạn nhân bị giật.
Dùng que sào bằng nhựa, gỗ khô, hoặc bất cứ dụng cụ không dẫn điện khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. hoặc đứng trên ghế nhựa túm áo kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Ưu tiên thực hiện cách nào có thể làm nhanh nhất. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì dòng điện sẽ đi qua người và gây giật cho cả người cấp cứu rất nguy hiểm
Bước 2: Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên nhanh chóng gọi người trợ giúp, Nới rộng quần áo, dùng ngón tay móc hết đờm dãi dị vật trong họng người bị điện giật, lau sạch chất nôn. Đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau, cằm nâng cao vừa phải để đường thở thông thoáng nhất, sau đó nghe tiếng thở, quan sát di động lồng ngực xem người đó có còn thở hay không, áp tai vào lồng ngực để nghe nhịp tim.
Bước 3: Nếu nạn nhân còn thở, tim vẫn còn đập, tỉnh táo gọi hỏi vẫn biết được. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, an ủi động viên cho bớt hoảng loạn, kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí khác rồi tiếp tục thực hiện bước 4.
Nếu người đó đã ngừng tim ngừng thở: Hoàn toàn có thể cứu sống được hoh nếu trẻ bị giật chưa quá lâu và biết cách cấp cứu. Nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tim ngừng thở cho họ.
Bước 4: Kiểm tra kỹ toàn thân xem người đó có bị bỏng, bị chấn thương vùng đầu vùng cột sống hay bất cứ vị trí nào khác không. Nếu có, tiến hành sơ cứu thích hợp.
Video đang HOT
Bước 5: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý tiếp, vì nạn nhân cho dù trông vẫn tỉnh hoặc tim phổi đã hồi phục trở lại sau sơ cứu, thì vẫn hoàn toàn có thể tái phát lại rất nguy hiểm. Trên đường đi, nên chú ý hô hấp, tuần hoàn .
Một số lưu ý khi cấp cứu người bị điện giật.
Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Phòng ngừa điện giật
Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn; Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát: Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện… cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện; Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em; Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện…; Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm…
Theo www.phunutoday.vn
Vệ sinh ở vị trí này của nồi cơm điện sẽ tiết kiệm cả triệu tiền điện mỗi năm
Nồi cơm điện là một trong những thiết bị được sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình. Song, sử dụng nồi cơm điện như thế nào để tiết kiệm điện năng một cách tốt nhất thì không phải ai cũng biết.
Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện
Khi nấu cơm, nhiều hơi nước và cặn bã sẽ tích tụ và bám vào các chi tiết của nồi cơm điện. Khi nguồn điện dẫn đến các thiết bị này để nồi hoạt động thì bị những chất cặn bã này cản trở làm hao phí điện năng. Không những thế, sau một thời gian sử dụng, nhiều loại nồi thường có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, nấu không ngon, có cháy, không chín đều, hoặc xuất hiện mùi khét lạ,...
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu này là việc vệ sinh nồi không cẩn thận. Khi lau chùi nồi cơm điện, không những lau sạch phần bên ngoài, nắp nồi và ruột nồi, bạn còn cần phải làm sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi, hay còn gọi là mâm nhiệt.
Mâm nhiệt là 1 trong những bộ phận quan trọng quyết định tới tuổi thọ nồi cơm điện, chất lượng cơm nấu và giá thành nồi, nhưng lại thường bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.
Van thoát hơi thông minh của nồi cũng nên vệ sinh đều đặn để đảm bảo những cặn thức ăn, nước không đọng lại trong van giúp van hoạt động tốt, chống trào hiệu quả, giữ lại nhiều dưỡng chất có sẵn trong thực phẩm.
Vì vậy, bạn cần luôn vệ sinh nồi cơm điện từ thân nồi đến lòng nồi để nồi nấu cơm nhanh hơn, ngon hơn và lại tiết kiệm điện.
Cách vệ sinh nồi cơm để tiết kiệm điện
Thường xuyên vệ sinh, chà sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi. Đây là cách để tiếp nhiệt đều cho toàn bộ nồi, nấu cơm nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.
Nồi cơm điện thường được sử dụng trong một thời gian dài nhưng chỉ được vệ sinh chủ yếu ở phần vỏ nồi và nắp đậy.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít dấm trắng. Sau đó đổ giấm trắng vào bề mặt xốp rửa bát.
Tiếp đó dùng vị trí thấm nhiều giấm để lau sạch vết bẩn và cặn bám ở đế nồi.
Dùng miếng lau để chà xát phần đế nồi.
Thấm lại giấm một lần nữa.
Sau khi đế được thấm giấm, bạn có thể để nồi trong khoảng 10 - 15 phút rồi tiếp tục lau lại.
Tiếp tục dùng khăn ướt để lau sạch vết bẩn, đồng thời hút phần giấm còn xót lại trên bề mặt đế nồi.
Nếu phần đế vẫn còn sót lại bụi bẩn, tiếp tục dùng giấm trắng để cọ lại thêm 2 - 3 lần.
Cuối cùng, dùng khăn giấy khô để lau sạch vết bẩn. Nồi cơm sáng đẹp, sạch bóng sẽ giúp nấu cơm nhanh hơn, tiết kiệm điện hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, tránh biến chứng tàn phế Tai nạn điện giật là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí mất mạng. Trong cuộc sống có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra có thể ảnh hưởng xấu thậm chí...