Cách cải thiện chứng khô mắt
Bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính.
Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, giảm hiệu suất làm việc. Trường hợp nghiêm trọng nhất người bệnh có thể dần dần giảm thị lực.
Nguyên nhân gây khô mắt
Khô mắt được gây ra bởi mắt không sản xuất đủ chất bôi trơn hay nước mắt để làm nó ẩm ướt mọi lúc. Thiếu chất bôi trơn thường gây ra cảm giác cộm, khó chịu mà chúng ta hay bị kèm với khô mắt. Có nhiều nguyên nhân làm mắt không sản xuất đủ lượng nước mắt, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Số lượng nước mắt tiết ra không đủ: Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt có nhiệm vụ tiết nước làm ướt mắt. Khả năng này sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc những người mắc bệnh về mắt. Ngoài ra những yếu tố như gió, thời tiết môi trường ô nhiễm cũng làm mắt dễ bị khô.
Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với máy vi tính sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt dẫn đến tình trạng khô mắt; Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt gồm 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. 3 lớp này cùng nhau bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Lớp nhầy giúp dàn đều nước mắt trên giác mạc, lớp mỡ hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ẩm ướt; Khô mắt là do nước bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt mắt.
Khi 3 lớp này bị mất cân bằng sẽ làm tăng tốc độ bay hơi của nước mắt, khiến mắt bị khô. Ngoài ra một số bệnh có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và lớp nhầy, cũng sẽ khiến mắt dễ bị khô.
Các bệnh lý như viêm bờ mi, trứng cá đỏ cũng có thể ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước; Những vấn đề thị lực cụ thể thường gây ra khô mắt như một triệu chứng; Thời gian dài trước màn hình là nguyên nhân phổ biến của khô mắt. Thông thường khi làm việc với máy tính nhiều, cần sự tập trung cao độ sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lần chớp mắt (tần suất bình thường: 12-14 lần/phút) khiến tuyến lệ hoạt động ít hơn.
Đồng thời, môi trường mở điều hòa liên tục, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất nước mắt. Bởi vậy khô mắt là chứng bệnh gặp nhiều ở dân văn phòng thời hiện đại; Tiếp xúc với gió, máy điều hòa và máy sưởi có thể làm khô mắt; Đeo kính áp tròng thời gian dài; Tác dụng phụ của các loại thuốc.
Nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo giúp bôi trơn mắt, giảm khô mắt.
Nhận biết khô mắt
Video đang HOT
Biểu hiện của khô mắt rất đa dạng: ngứa mắt, nhức mắt, cảm thấy mắt nặng; cảm thấy như có dị vật trong mắt; thường xuyên thấy cộm mắt, cay mắt, đau rát; ra dử mắt dính hoặc ra nhiều bọt trắng ở 2 góc mắt; nhòe mắt phải chớp mắt liên tục mới hết. Cảm thấy buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.
Cách chữa trị chứng khô mắt
Tập cho mình thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.
Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt. Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.
Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Không hút thuốc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt.
Các bài tập mắt đơn giản có thể giúp phòng ngừa khô mắt. Một bài tập hiệu quả là luân phiên giữa nhắm nhẹ mắt và nhắm chặt mắt. Làm như vậy 20 lần một ngày để tăng mức độ chớp mắt.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa omega-3 (có nhiều trong cá) và beta-carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống ôxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.
Khám mắt định kỳ để điều trị kịp thời. Khô mắt có thể khiến bệnh nhân khó chịu, cộm mắt, đau rát, ra nhiều dử mắt dính. Đừng coi thường những biểu hiện khác lạ của mắt. Nếu đã bị khô mắt, nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo giúp bôi trơn mắt bằng cách tự nhiên nhất mà không cần dùng thuốc. Chúng có ở hầu hết các cửa hàng tiện lợi và nhà thuốc, và là cách tiện lợi và hiệu quả để giảm khó chịu tức thời.
Làm gì để tránh khô mắt?
Nguyên tắc khi làm việc với máy tính giúp giảm tình trạng khô mắt: Để tầm mắt cao hơn trung tâm màn hình máy tính 10-20cm. Khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm. Thường xuyên chớp mắt, nhắm chặt mắt và xoay tròn mắt để giúp điều tiết chất nhờn tốt hơn.Thực hiện quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc với máy vi tính để mắt giải lao 20 giây và nhìn tập trung vào một vật cách khoảng 20 feet (khoảng 6 mét). Thường xuyên khám mắt định kỳ.
BS. Nguyễn Minh Châu
Theo SK&ĐS
Mối lo đến từ sưởi than
Trong những ngày giá rét, bà con nhiều địa phương miền núi cao thường dùng than sưởi ấm. Dùng than sưởi ấm không chỉ có nỗi lo ngộ độc khí CO (Carbon Monoxide) mà còn có thể gây ra cháy. Vì thế, rất phải cẩn thận với sưởi than, và tốt nhất là không nên đốt than để sưởi trong nhà.
Ảnh minh họa
1. Vào những ngày lạnh giá, không phải gia đình nào cũng có điều kiện để sử dụng điều hòa, máy sưởi, quạt sưởi. Trong khi đó nhiều gia đình có thu nhập trung bình, thấp thường làm ấm bằng than, than gỗ, than củi hoặc than tổ ong, đốt dầu, đốt gas... Cách làm này tuy làm không khí ấm lên, cơ thể ấm lên nhưng rất dễ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tử vong, hay là cháy nhà.
Sau đây, xin được nhắc lại một số vụ từ những năm trước, ảnh hưởng từ sưởi than để bà con cùng tham khảo.
Tại thôn Thạnh Mỹ (xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), cháu bé một tuổi tử vong còn bố mẹ bất tỉnh do đốt lò than sưởi ấm trong phòng ngủ. Người nhà cho biết thời tiết trở lạnh nên bố mẹ đốt lò than đặt dưới gầm giường sưởi ấm cho con trai. Ngày hôm sau 3 người được phát hiện nằm bất động trên giường, cháu bé đã ngừng thở còn bố mẹ trong tình trạng ngất lịm.
Còn tại Thanh Hóa, một gia đình phải nhập viện do ngạt khí than. Cô con gái nhỏ đã không qua khỏi. Hay ở Can Lộc (Hà Tĩnh), 3 mẹ con tử vong trong phòng đốt than củi để sưởi ấm. Tại Nghệ An, trong căn phòng dùng than hoa để sưởi ấm, người mẹ bị ngộ độc khí khi đang bế đứa con một tháng tuổi, ngất và đánh rơi bé vào chậu than.
Cũng tại Nghệ An, có năm chỉ trong vòng 5 ngày (tháng 1), đã ghi nhận 5 ca tử vong liên quan đến sưởi ấm bằng than trong nhà, trong ca-bin ô tô. Tại xã Diễn Mỹ (huyện Diễn Châu), 2 vợ chồng anh V.V.H và vợ N.T.H cùng con trai mới sinh được gần 2 tháng tuổi ngất xỉu trong phòng ngủ sưởi bằng củi gỗ. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng em bé đã tử vong. Trước đó mấy hôm cũng xảy ra tình trạng tương tự ở gia đình mới sinh con khiến 1 cháu bé gần 2 tuổi tử vong, 4 người còn lại gồm cả sản phụ và em bé sơ sinh phải nhập viện.
Cùng vào thời điểm đó (cuối tháng 1), tại Quảng Bình cũng xảy ra tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người nguy kịch đo đốt than củi sưởi ấm.
Theo Tiến sỹ Dương Đức Hùng (Bệnh viện Bạch Mai), cần cảnh báo người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm bởi khi đốt than, củi trong phòng kín sinh ra khí CO không mùi, không màu, không vị có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn mà người dân chưa kịp nhận biết đã bị lịm dần, đến tử vong. Được biêt, năm nào Trung tâm chống độc, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cũng tiếp nhận những trường hợp cấp cứu đau lòng này. Đáng nói, các ca ngạt khí thường xảy ra tập thể, với cả gia đình do đốt than củi trong nhà, đóng kín cửa sưởi ấm khiến cả nhà dần lịm đi.
Còn theo bác sỹ Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc khí CO là tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh - tâm thần cao. Theo một thống kê của thế giới, hầu hết tử vong (94%) là xảy ra tại nhà và nguyên nhân hàng đầu là do dùng máy phát điện trong nhà và dùng than củi để sưởi vào mùa đông. Với đặc tính không màu, không mùi và không gây kích thích, có khả năng khuếch tán mạnh nên đến khi người bệnh nhận biết được mình bị nhiễm độc thì họ không còn khả năng gọi cấp cứu nữa vì đã lịm hẳn đi, không thể bồng dậy để tri hô và dần đi vào hôn mê, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo Giáo sư Trần Hồng Côn (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội), dùng than để sưởi ấm trong phòng là đặc biệt nguy hiểm, nếu đốt trong phòng kín sẽ thoát ra khí CO và CO2 vô cùng độc hại. Khí CO thoát ra trong quá trình đốt than khiến người ta ngất hoặc lịm đi ngay khi đang ngủ, nặng hơn có thể tử vong.
2. Các bác sỹ khuyến cáo, trong trường hợp phát hiện có người nghi bị ngộ độc khí CO, thì cần làm nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, quạt khí, dùng cành cây đuổi khí CO xung quanh nạn nhân... đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt, đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất. Nếu bệnh nhân thở yếu, ngừng thở thì phải thổi ngạt ngay bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu bệnh nhân không tỉnh đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn.
Những ngày rét, thay vì dùng than để sưởi thì mọi người cần cần chú ý sửa chữa nhà cửa, bịt kỹ các khe hở dù nhỏ bởi rất hút gió. Đồng thời mặc áo làm nhiều lớp, 4 - 5 lớp áo mỏng giữ ấm tốt hơn mặc 2 - 3 chiếc áo dày. Bên cạnh đó phải ăn uống đồ nóng ấm, giữ ấm chân, không nên đi ra ngoài khi không cần thiết.
Không chỉ khiến người ta ngất lịm, hôn mê hay tử vong, mà sưởi ấm bằng than trong nhà còn gây ra những hậu quả khác. Nếu không cẩn thận, rất có thể bị ngã vào trong chậu than, bếp lửa sẽ vô cùng nguy hiểm. Trước kia từng có trường hợp một bệnh nhân ở Bắc Giang được đưa đến cấp cứu ở Viện Bỏng quốc gia. Người nhà cho hay, do trời lạnh nênđã dùng củi về sưởi ấm, bệnh nhân ngã vào bếp. Sau đó, gia đình đã dập lửa và đưa người bị ngã vào bệnh viện cấp cứu. Cánh tay trái bị bỏng, tổn thương, bỏng sâu gần thành than, bị hoại tử nên phải cắt bỏ 2/3 cánh tay.
Đối tượng dễ bị bỏng khi sưởi ấm bằng than (kể cả bằng điện) là những người già có xương yếu, khi ngồi lâu và đứng lên có thể bị choáng, ngã vào lửa, than. Trẻ nhỏ nô đùa bên cạnh các chậu than hay bếp lửa cũng có thể bị ngã gây bỏng nặng. Vì thế, tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa xung quanh chậu than, bếp lửa để tránh bị ngã vào. Trong trường hợp không may xảy ra bỏng, người nhà cần hỗ trợ ngay với nạn nhân để tách ra khỏi than, lửa, tháo phần quần áo bị cháy nhằm không khiến cho vết bỏng lan rộng. Bên cạnh đó, cần dùng nước mát để dội lên vết bỏng và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Dưới đây là một số lưu ý khi sưởi:
-Tuyệt đối không dùng than để sưởi ấm trong phòng kín, nhất là trong nhà có người già và trẻ nhỏ.
-Nếu thời tiết quá lạnh và buộc phải sử dụng than thì chỉ dùng tối đa một tiếng đủ để làm ấm phòng, sau đó phải tắt đi.
-Không dùng qua đêm hay đặt ngay dưới gầm giường, gần những chỗ dễ bắt lửa, cửa ra vào.
-Khi sử dụng thì phòng phải có lối để thoát khí như mở hé cửa sổ.
Đông Phong
Theo daidoanket
Phòng virus corona: Hãy tắt điều hòa không khí và mở toang cửa sổ Ngoài việc rửa tay và khử trùng bề mặt, giới chuyên gia mới đây khuyến cáo hãy tắt điều hòa, thay bằng việc bật quạt, lọc không khí trong lành và mở cửa sổ thông thoáng để giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona mới. Đừng mở điều hòa, hãy bật toang cửa sổ để virus corona suy yếu dần! Straitstimes đưa tin,...