Cách cải thiện biếng ăn ở trẻ
Trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với mỗi loại nguyên nhân, cha mẹ cần có cách xử trí phù hợp.
Biếng ăn có thể do trẻ có bệnh lý kèm theo như bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa. Trẻ đau do viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng… tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới ức chế các enzym tiêu hóa. Trẻ biếng ăn do thiếu vitamin hay các yếu tố vi lượng cấu thành các enzym tiêu hóa, hay gặp là thiếu vitamin B1, Fe, kẽm…, cũng có thể do nguyên nhân tâm lý, đòi hỏi cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải biết cách xử trí phù hợp. Thuốc điều trị biếng ăn cho trẻ chỉ có tính phụ trợ tạm thời.
Chế biến thức ăn cần phù hợp theo độ tuổi của trẻ
Cha mẹ cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi của trẻ, không cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Đồng thời cho trẻ ăn đa dạng thức ăn. Khi thay đổi thức ăn cho trẻ, cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn mà trẻ thích. Không nên kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn.
Trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không ăn phần cái trong thời gian dài dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng, trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp. Bên cạnh đó một số cách chế biến món ăn cho bé sai lầm như: pha sữa quá đặc, pha bột vào sữa, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm rau củ; bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm hoặc cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi hay cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến 2-3 tuổi hoặc ăn cơm quá sớm trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm… khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến trẻ sợ ăn. Cho bé ăn đặc dần để phát triển cơ nhai và có thể ăn thức ăn đặc khi bé đã mọc đủ 20 răng sữa (thường sau 24 tháng tuổi).
Trẻ biếng ăn do sinh lý, trẻ ốm và dùng thuốc
Biếng ăn do sinh lý là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi… Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường. Trẻ mọc răng, nhiệt miệng hay bị một số bệnh nhiễm trùng cấp tính (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan…) khi sử dụng một số loại thuốc điều trị có thể gây biếng ăn tạm thời.
Do vậy khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả tươi có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, selen, vitamin nhóm B, vitamin A, D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Với trẻ từ sau 24 tháng tuổi, nên tẩy giun 6 tháng 1 lần.
Cần cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, ăn theo khẩu phần để cải thiện tình trạng biếng ăn.
Video đang HOT
Điều trị cho trẻ biếng ăn
Có những trường hợp điều trị dễ dàng nhưng cũng có những trường hợp rất khó khắc phục. Điều quan trọng là điều trị nguyên nhân, điều trị bệnh lý khi trẻ ốm. Cần đưa trẻ đi khám để điều trị ngay, tránh để bệnh nặng rồi mới chữa ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Thay đổi chế độ ăn, cách chế biến thức ăn luôn giữ ở mức cân bằng phù hợp theo độ tuổi, chú ý ăn đa dạng thức ăn, vừa kích thích ngon miệng, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. Động viên khích lệ trẻ, liệu pháp tâm lý từ cha mẹ và người thân khi chăm sóc trẻ… Ngoài ra, có thể dùng men vi sinh trong trường hợp trẻ biếng ăn do bị rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, loạn khuẩn do dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ cũng có thể bổ sung một số vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin nhóm B.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cha mẹ không nên ép trẻ ăn, mà cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng, còn ăn bao nhiêu là phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không. Trẻ sẽ ăn một lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của mình, mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường tăng cân và chiều cao tốt nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ.
Khi trẻ biếng ăn không xác định được nguyên nhân (biếng ăn bẩm sinh): trẻ ăn ít hơn nhu cầu cần phải cung cấp nên trẻ có thể suy dinh dưỡng, thấp còi, những trẻ này không bao giờ đòi ăn, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nhi khoa để được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Tích cực và chủ động cho trẻ ăn theo khẩu phần để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ.
Thường xuyên nấu món ăn bổ dưỡng mà con trai 6 tuổi vẫn bé như đứa trẻ 4 tuổi, thì ra bố mẹ đã mắc phải sai lầm này
Kể cả sơn hào hải vị, bố mẹ đều không tiếc tiền mua bồi bổ cho con. Thế nhưng, so với các bạn đồng trang lứa, con vẫn thấp bé nhẹ cân. Vì sao lại thế?
Nhìn những đứa trẻ bụ bẫm mũm mĩm xung quanh rồi nhìn lại con mình gầy gò ốm yếu, hỏi có ông bố bà mẹ nào lại chẳng cảm thấy chạnh lòng. Mà nhà khó khăn đã đành, đằng này chẳng có món ăn nào, kể cả sơn hào hải vị, bố mẹ đều không tiếc tiền mua về bồi bổ cho con. Thế nhưng, so với các bạn đồng trang lứa, con bạn vẫn thấp bé nhẹ cân. Vì sao lại thế?
Con 6 tuổi mà bé như đứa trẻ 4 tuổi vì sai lầm khi cho con ăn của bố mẹ
Ông bố họ Tiêu, sinh sống ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) có cậu trai rất đang yêu tên là Lang Lang. Vì công việc bận rộn nên vợ anh phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Nhà có mỗi một cậu "quý tử" nên vợ chồng anh chăm con rất kỹ lưỡng. Thế nhưng, dù đã 6 tuổi nhưng Lang Lang lại nhỏ như đứa trẻ 4 tuổi. Cậu bé gầy gò và thấp bé.
Dù được mẹ nấu cho ăn nhiều món bổ dưỡng nhưng Lang Lang vẫn thấp bé như đứa trẻ 4 tuổi (Ảnh minh họa).
Thấy vậy, mẹ của Lang Lang lại càng chăm nấu những món hầm bổ dưỡng như canh xương hầm, gà hầm... cho con ăn vì cho rằng có như thế con mới mập được. Nhưng càng ép ăn, bé trai càng sợ và tình trạng biếng ăn, kén ăn ngày càng trầm trọng. Điều này khiến Lang Lang vốn đã bé lại càng nhỏ hơn. Thế là mọi người đều khuyên anh Tiêu nên cho con đi khám vì có thể lá lách và dạ dày của bé không được tốt.
Sau khi khám cho đứa trẻ, giám đốc bệnh viện nhi đã mắng té tát vợ chồng anh Tiêu, vì cho con ăn uống không khoa học, dẫn đến tỳ vị của Lang Lang bị hư. Trong dạ dày còn tích tụ một lượng lớn thức ăn, chính nó cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng, khiến cho đứa trẻ không phát triển được.
Vì thường xuyên bị ép ăn nhiều thịt cá mà dạ dày của Lang Lang tích tụ thức ăn khiến cho lá lách bị suy yếu (Ảnh minh họa).
Điều khiến bác sĩ càng phẫn nộ hơn nữa chính là ngay từ thời điểm con bắt đầu biếng ăn, vợ chồng anh Tiêu đã không đưa con đi khám ngay. Ngược lại, còn nấu rất nhiều canh hầm xương cho con ăn. Trong khi đó, canh hầm xương chứa nhiều dầu mỡ càng làm cho trẻ khó tiêu hóa, gây gánh nặng lên cho tỳ vị, dạ dày, từ đó làm giảm chức năng của hai cơ quan này.
Có 2 kiểu ăn rất dễ hủy hoại lá lách và dạ dày của trẻ
Cứ tưởng cho con ăn chỉ đơn giản là cố gắng ép con ăn cho no và cho con ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng là con sẽ mau lớn, ai ngờ theo tư vấn của bác sĩ, có 2 kiểu ăn rất dễ phá hủy lá lách và dạ dày của trẻ mà hầu như cha mẹ nào cũng mắc phải.
1. Cho con ăn quá no
Dù là bữa chính hay bữa phụ, điều quan trọng là trẻ phải ăn trong tâm trạng vui vẻ. Bố mẹ không nên bắt ép con ăn nhiều. Vì ăn nhiều, về lâu dài sẽ khiến cho dạ dày của con dễ bị tích tụ thức ăn, dẫn đến tỳ vị và dạ dày yếu đi.
2. Cho con ăn nhiều thịt cá mỗi ngày
Nhiều người nghĩ rằng trẻ con thì cần phải ăn thịt cá nhiều mới mau lớn. Thế nhưng, theo các bác sĩ, trẻ ăn nhiều thịt cá mà không ăn rau, trái cây sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, khó tiêu hóa do nhu động ruột chậm, dễ tích tụ thức ăn làm lá lách yếu dần.
Khi lá lách và dạ dày yếu, nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng sắc mặt vàng sậm, thiếu sinh khí, nổi gân xanh gần sống mũi, mí mắt sưng đỏ, ăn kém hoặc không muốn ăn. Lưỡi của trẻ sẽ có những đốm trắng vàng xen lẫn. Chất lượng giấc ngủ kém, dễ thức dậy lúc nửa đêm, đổ mồ hôi trộm...
Lá lách và dạ dày yếu còn dễ khiến trẻ bị khó tiêu, không hấp thụ được dinh dưỡng nên thường thấp còi hơn các bạn.
Lá lách và dạ dày yếu sẽ biểu hiện ra bên ngoài cơ thể như lưỡi của trẻ sẽ có những đốm trắng vàng xen kẽ (Ảnh minh họa).
Do đó, để con phát triển tốt, hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ nên cho con ăn theo nhu cầu của trẻ, ăn đa dạng đủ các loại thức ăn: cơm, thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau xanh và trái cây.
Ngoài 2 việc trên, bố mẹ cũng nên thường xuyên khuyến khích con:
- Tập thể dục thường xuyên: Trẻ ít vận động thì khả năng tiêu hóa sẽ kém hơn trẻ vận động thường xuyên. Do đó, bố mẹ hãy ủng hộ con tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, đá bóng...
- Đi ngủ sớm và dậy sớm: Tuân thủ lịch sinh hoạt khoa học đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ tốt hơn. Việc này cũng tốt cho lá lách và dạ dày.
Đau tai nhiều ngày không khỏi, bé gái đi khám được bác sĩ gắp ra một con ve chó "hút máu no căng", các gia đình nuôi chó cần hết sức lưu tâm Hình ảnh con ve chó "cỡ đại" được gắp ra khỏi tai của bé gái khiến nhiều người bất ngờ. Mới đây, đông đảo cư dân mạng và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ đã chia sẻ rầm rộ bài đăng về trường hợp bé gái 3 tuổi ở Đô Lương, Nghệ An bị ve chó ký sinh, hút...