Cách cai sữa đêm “một phát ăn ngay”
Cai được cữ bú đêm không những mẹ đỡ vất vả mà cũng tốt hơn cho con.
Hãy tận dụng những bí quyết dưới đây để cai sữa đêm cho con có thể ngủ tròn và sâu giấc nhé!
Ở độ tuổi nào nên cai sữa đêm cho bé?
Mặc dù mỗi em bé có một nhu cầu khác nhau, nhưng về cơ bản trẻ ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng là đã có đủ lượng calo trong cơ thể để ngủ ngon giấc suốt đêm. Tuy nhiên, nhiều trẻ vẫn tỉnh giấc đêm đòi bú hoặc chính sự lo con đói của các bà mẹ trẻ đã đánh thức bé dậy trong đêm.
Tuy nhiên, nếu bạn mới trở lại làm việc sau thời gian ở cữ, bé có thể muốn bú đêm như là một cách “kết nối” lại với mẹ. Điều này khiến việc bú đêm khó lòng có thể chấm dứt trong một sớm một chiều.
Bé cũng có thể tỉnh dậy thường xuyên hơn vào ban đêm khi bé mọc răng hoặc bị cảm lạnh. Để dỗ bé ngủ lại, các bà mẹ thường cho con bú, điều này khiến việc cai sữa đêm cũng gặp khó khăn.
Với tất cả những lý do này, điều quan trọng để tiếp cận quá trình cai sữa là dần dần và nhẹ nhàng. Hãy nhớ răng bé còn quá nhỏ để bạn đưa vào “quy củ” một cách khắc nghiệt, hãy luôn ghi nhớ việc làm mọi thứ sao cho thật thoải mái, gần gũi để các bé không căng thẳng nhé!
Làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng cai sữa đêm?
Video đang HOT
Câu trả lời là nếu bé nhà bạn đã được 4 đến 6 tháng điều này là hoàn toàn có thể. Tất nhiên, ngay cả khi các bé không cảm thấy đói và không cần ăn giữa đêm, chúng có thể vẫn thức dậy vào buổi đêm vì nó đã trở thành thói quen và bạn sẽ mất một thời gian khá lâu để thay đổi thói quen này.
Bạn nên cho trẻ cai sữa đêm khi bé được 4 đến 6 tháng để tốt cho giấc ngủ của trẻ
Hãy suy nghĩ tỉnh táo rằng, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thường xuyên mất ngủ. Chính vì vậy, quyết định cai sữa đêm cho con là nhu cầu chính đáng cho cả mẹ và bé.
Nếu bạn không chắc chắn về việc bé nhà bạn có thể thích nghi với việc cai sữa đêm, hãy nói chuyện với bác sỹ chuyên khoa. Các bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn dựa trên những vấn đề của bạn và sự phát triển của bé để trẻ được đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.
Bí quyết để cai sữa đêm cho bé
Bắt đầu quá trình cai sữa từ từ và dần dần: Hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình vào buổi đêm ít dần đi và cố gắng kéo dài khoảng thời gian giữa các lần ăn để bé quen với việc ngủ dài hơn vào buổi đêm. Sau khoảng 1 tuần, bé có thể quen với việc ăn ít hơn vào buổi đêm, nếu bé vẫn tỉnh giấc đó chỉ là thói quen được duy trì trước đó, hãy vỗ về và an ủi để bé ngủ lại.
Cho bé ăn nhiều lần trong ngày để không bị đói: khi các bé của bạn lớn hơn, chúng có thể bị đói và điều này khiến các bé cần ăn đêm để duy trì cảm giác no đủ. Nếu bạn muốn bé có thể ngủ tròn giấc vào ban đêm hãy đảm bảo việc bạn đã cho bé ăn đủ lượng thức ăn mà bé cần trong ngày.
Cho bé ăn thêm bữa phụ vào buổi tối: điều này sẽ giúp trẻ không bị đói và tỉnh dậy lúc nửa đêm . Bạn thậm chí có thể đánh thức trẻ và cho các bé ăn bữa cuối cùng trước giờ đi ngủ của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nên cho trẻ ăn trước lúc chúng ngủ và cố gắng đừng đánh thức khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn.
Đừng cố gắng cai sữa đêm cho bé trong giai đoạn “nhạy cảm”: nếu bạn đang chuẩn bị trở lại làm việc hoặc bé đang ở giai đoạn sốt mọc răng hoặc mắc các bệnh thông thường khác hãy cho bé thêm chút thời gian và đây không phải là thời điểm tốt nhất để bé cai sữa đêm.
Hãy để chồng chăm con nếu bé tỉnh dậy lúc nửa đêm: khi bé tỉnh dậy vào buổi đêm, mùi quen thuộc của mẹ hoặc sữa mẹ có thể khiến bé muốn bú. Nếu đang trong giai đoạn đầu cai sữa đêm cho trẻ, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của chồng để “cách ly” trẻ trong giai đoạn này nhé!
“Tâm sự” và vỗ về bé: các mẹ hoàn toàn có thể nhẹ nhàng làm dịu thói quen bú sữa đêm của trẻ bằng việc nói chuyện với trẻ, các mẹ cũng nên nhẹ nhàng xoa lưng cho bé để con cảm thấy dễ chịu hơn. Có thể bạn nghĩ rằng tâm sự với trẻ lúc này là không cần thiết nhưng bé sẽ cảm thấy mẹ vẫn gần gũi và yêu thương dù bạn không cho trẻ bú. Điều này thật tuyệt biết bao!
Theo Khampha
Tìm ra chất kháng coronavirus - bệnh lý về đường hô hấp
Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Thụy Điển nghiên cứu cơ chế hoạt động của một chất mà họ đặt tên làK22, chất này có thể kháng lại coronavirus, chủng virus chưa có thuốc đặc trị tại thời điểm này liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp, cảm lạnh.
Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ và Thụy Điển thông báo rằng họ đã phát hiện ra một chất có khả năng chống lại coronavirus, chủng virus chưa có thuốc đặc trị tại thời điểm này. Coronavirus là chủng virus có dạng vòng, quan sát dưới kính hiển vi. Virus này là nguyên nhân thường gặp của các bệnh lý mức độ từ nhẹ đến trung bình của đường hô hấp trên ở người, ở thú vật, thường gây bệnh ở hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, bệnh gan và hệ thần kinh. Coronavirus có thể tốn tại trong môi trường bình thường trong thời gian khoảng 3 giờ đồng hồ.
Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bern (Thụy Sĩ), đứng đầu là Volker Thiel, được giao nhiệm vụ tìm ra các chất ức chế coronavirus, theo báo cáo của cơ quan Thụy Sĩ ATS. Họ quan tâm đến chất K22, lành tính và có khả năng chống lại coronavirus, chủng virus gây ra triệu chứng cảm lạnh ở người. Các thí nghiệm khác cho thấy rằng chất K22 có tác dụng trong việc chống lại tất cả các chủng coronavirus, thậm chí chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm của bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông). K22 ức chế chủng conoravirus sao chép trong các tế bào bao phủ hệ thống hô hấp ởngười, các nhà nghiên cứu cho biết ngày 29/5 trên tờ tạp chí chuyên ngành PLoS Pathogens.
Các nhà khoa học giải thích cơ chế hoạt động, trong đó nêu bật tác dụng tấn côngchống lại coronavirus của chất K22. Bởi vì ở giai đoạn đầu xâm nhập, conoravirus được nhân lên trong các tế bào chủ của con người. Để sinh sản, virus tách màngcác tế bào của con người để chiếm cho mình một "lô cốt" trong đó và bắt đầu tiến hành vận hành "máy móc" của mình để nhân bản. K22 có khả năng vô hiệu hóa quá trình này. "Các kết quả khẳng định rằng việc xâm nhập và sử dụng màng tế bào chủlà một bước quan trọng trong vòng đời của virus", các nhà nghiên cứu cho biết.Công trình nghiên cứu của họ cho thấy rằng "quá trình này rất nhạy cảm và có thể được vô hiệu hóa bởi các loại thuốc kháng virus".
Thành công tiền lâm sàng
Tại thời điểm này, việc phát hiện ra chất K22 (chất kháng conoravirus) và chế độhoạt động của chất này mới chỉ thu được các kết quả khả dĩ tiền lâm sàng trongphòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Trước diễn biến mới đây của bệnh dịch SARS và MERS, cần nhanh chóng, theo các nhà khoa học, đầu tư nghiên cứu phát triển các loại thuốc chống lại coronavirus.
Chủng coronavirus MERS (hay còn gọi là MERS-CoV)có độc lực mạnh, mang "bản chất" của virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS). Nhiễm coronavirus gây bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, bệnh nhân có thể mau chóng tử vong hơn SARS nhưng nhưngbệnh này khó lây hơn SARS. Vào giữatháng 5 năm nay, các chuyên gia được Tổ chức y tế thế giới (WHO)triệu tậpđếnGeneva(Thụy Sĩ) cho biết tình trạng bệnh nhân mắc bệnh coronavirus MERS trở nên nặnghơn nhưngchưa công bố tình trạng khẩn cấpcủa bệnh này trên phạm vi toàn cầu.
Tại Ả Rập Saudi, theo báo cáo mới nhất ngày 29/5 vừa qua, đã có 538 trường hợpnhiễm MERS coronavirus, trong đó có 187 ca tử vong. Đây là ổ dịch đầu tiên củacăn bệnh này xuất hiện từ năm 2012. Cũng theo báo cáo này, Iranđã xác định ca tử vong đầu tiên và 6 trường hợp nhiễm bệnh khác.
Cũng theo Tổ chức y tế thế giới, chủng coronavirus MERS đã lan ra tới 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi, châu Á và Mỹ. Hơn nữa, trong số các trường hợp mắc, cơ quan y tế đã ghi nhận không ít ca bệnh là nhân viên y tế trong nhiều chùm ca bệnh ở Saudi Arabia và Jordan, điều này cho thấy loại virus này lây lan từ người sang người trong phạm vi hẹp và có thể lan rộng tại nhiều nơi.
Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, gồm sốt trên 38C, ho, khó thở, tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) ở các mức độ khác nhau và kèm theo hội chứng suy thận cấp. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng. Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV bị viêm đường hô hấp cấp tính nặng và khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm MERS-CoV nhưng các trường hợp mắc là người già, nam giới, người có bệnh mãn tính kèm theo thường có nguy cơ cao hơn.
Theo Vnmedia
4 biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh Các biến chứng thường gặp gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện này. Chất nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực trong đợt cảm là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn. Bình thường, các vi khuẩn này vẫn tồn tại ở...