Cách các nước hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu chống Covid-19
Nhiều nước tích cực hỗ trợ lực lượng y tế tuyến đầu chống Covid-19 như tăng thu nhập, chăm sóc con cái và cung cấp nơi ở, phương tiện đi lại.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, các y bác sĩ trở thành lực lượng tuyến đầu chống dịch, chịu áp lực ngoài sức tưởng tượng khi vừa làm việc trong môi trường phơi nhiễm nCoV cao, áp dụng các biện pháp cách ly và phòng dịch khắc nghiệt nhất, vừa dốc sức giành giật sự sống cho bệnh nhân.
Để chăm lo tốt cho những “người hùng thầm lặng” này, chính phủ nhiều nước đã áp dụng hàng loạt biện pháp hỗ trợ, động viên y bác sĩ, từ đảm bảo sức khỏe tâm lý, trợ cấp tài chính đến cung cấp chỗ ở, phương tiện di chuyển miễn phí.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Eurohealth vào tháng 11/2020, khi Covid-19 làm quá tải hệ thống y tế, nhiều nước châu Âu đã áp dụng hàng hoạt sáng kiến động viên và hỗ trợ cuộc sống, công việc cho lực lượng y tế quốc gia. Ít nhất 24/35 quốc gia châu Âu có biện pháp chăm lo sức khỏe tâm lý cho y bác sĩ, 17 nước hỗ trợ chăm sóc con cái nhân viên y tế và 18 nước áp dụng chính sách tài chính giúp đỡ lực lượng tuyến đầu.
Đường dây nóng hỗ trợ nhân viên y tế phần lớn được thiết lập mới hoàn toàn, không dựa trên nền tảng có sẵn. Mô hình được vận hành ở quy mô toàn quốc (như tại Bulgaria, Cộng hòa Czech, Pháp, Anh), cấp vùng (Đan Mạch và Bỉ) hay theo hiệp hội nghề nghiệp (Ban Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp).
Đường dây tư vấn cho y bác sĩ ở Hungary và Croatia được các trường đại học và trường y vận hành. Một số quốc gia trong khu vực áp dụng thêm hình thức tư vấn tâm lý trực tuyến qua ứng dụng điện thoại hoặc trang mạng.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân tại khu cách ly ở một bệnh viện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 2/2020. Ảnh: Reuters .
Ba Lan là điển hình cho mô hình vừa siết chặt quản lý lực lượng y tế giữa đại dịch, vừa tăng thu nhập để động viên y bác sĩ. Từ tháng 4 đến tháng 7/2020, nhân viên y tế tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 hoặc trường hợp nghi nhiễm nCoV tại Ba Lan bị cấm làm thêm ngoài cơ sở khám chữa bệnh mình đang làm việc.
Để bù đắp phần thu nhập bị hao hụt cho các y bác sĩ, Bộ Y tế Ba Lan chỉ đạo Quỹ Y tế Quốc gia (NHF) đảm bảo phụ cấp bằng tiền mặt hàng tháng cho nhân viên y tế trong diện ảnh hưởng bởi quy định mới. Mức phụ cấp tối đa 2.600 USD, tương đương 50-80% thu nhập tại cơ sở làm ngoài. Mức hỗ trợ trung bình cho bác sĩ khoảng 1.700 USD, còn y tá là 805 USD, bao gồm tiền đóng bảo hiểm xã hội từ nơi làm việc bên ngoài.
Video đang HOT
Một số bệnh viện Ba Lan có phụ cấp riêng cho nhân viên y tế chịu rủi ro phơi nhiễm nCoV khi chăm sóc bệnh nhân. Tại các bệnh viện vùng Gdansk, y bác sĩ được hỗ trợ thêm 20% thu nhập hàng năm và khoảng 20% thu nhập theo giờ tính trên hợp đồng. Ở vùng Wroclaw, nhân viên y tế được trả thêm 8 USD cho mỗi giờ làm việc. Giám đốc Bệnh viện Đại học Krakow đã cam kết tăng thu nhập cho người làm việc trong khu bệnh truyền nhiễm và khoa cấp cứu.
Ngoài khía cạnh tài chính, các nước châu Âu còn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ những vấn đề khác trong cuộc sống của y bác sĩ chống dịch, như phương tiện đi lại hay nơi ở.
Tại Anh, nhân viên Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) được cung cấp chỗ ở miễn phí hoặc giá rẻ nếu phải cách ly với gia đình hoặc chịu khó khăn tại nơi cư trú vì nguy cơ dịch tễ. Điển hình là chương trình NHS Homes được thành lập vào tháng 4/2020 bởi Hiệp hội Nơi ở Ngắn hạn. Mô hình tương tự được áp dụng tại Ba Lan, Romania và một số địa phương Thổ Nhĩ Kỳ. Biện pháp này tạo điều kiện cho nhân viên y tế Anh an tâm làm việc và tăng ca do không còn lo ngại phải xa nhà dài ngày.
Bên cạnh đó, một số nước bổ sung biện pháp hỗ trợ chăm sóc con cái để giảm gánh lo cho nhân viên y tế, đảm bảo lực lượng tuyến đầu chuyên tâm chống dịch.
Trong đợt đỉnh dịch tại châu Âu, các cơ sở chăm sóc trẻ em và trường học một số nước như Áo, Bỉ, Pháp và Đức vẫn tiếp nhận con em y bác sĩ. Romania tăng phụ cấp hỗ trợ chăm sóc con cái cho lao động y tế, đặc biệt là những trường hợp không thể nghỉ phép vì khủng hoảng Covid-19.
Tại Israel, một số bệnh viện tự tổ chức khu vực trông nom, chăm sóc dành riêng cho con em y bác sĩ.
Nhân viên y tế trong khu chăm sóc tích cực bệnh viện ở London vào tháng 12/2020, trong giai đoạn Covid-19 bùng phát vì biến chủng Alpha. Ảnh: Guardian .
Trung Quốc vào tháng 2/2020 cũng nỗ lực hỗ trợ gia đình lực lượng tuyến đầu bằng chính sách cộng điểm thi tốt nghiệp trung học cơ sở cho con em các y bác sĩ tham gia chống dịch ở Hồ Bắc.
Trẻ chưa vào lớp 1 sẽ được ưu tiên nhận vào những trường mẫu giáo công lập. Thí sinh kỳ thi tuyển sinh đầu vào đại học là con của nhân viên y tế tuyến đầu cũng được cộng điểm.
Vào đầu tháng 8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi nhân viên y tế là “những thiên thần hộ mệnh cho sức khỏe nhân dân”, đã chấp nhận hy sinh để tạo nên bức tường thành chống Covid-19. Ông tái khẳng định nhân viên y tế là “lực lượng xương sống” trong chiến thắng trước đại dịch và cần được bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ về mọi mặt để duy trì sức mạnh chiến đấu.
Nhằm đảm bảo đủ y tá chăm sóc bệnh nhân Covid-19, Singapore tháng 7 tuyên bố tăng thu nhập hàng tháng cho nhóm làm việc trong bệnh viện công từ 5 đến 14%. Đây là một phần chiến lược tầm nhìn đến năm 2030 nhằm giảm lệ thuộc vào lao động nước ngoài của hệ thống y tế Singapore, đồng thời tăng số lượng y tá chuyên môn cao có khả năng kê đơn thuốc cho người bệnh.
Bên cạnh đó, người lao động trong các bộ phận khác của bệnh viện, như nhân viên khối hỗ trợ, hành chính, dược sĩ sẽ được tăng lương 3-7%. Ngoài 56.300 nhân viên khu vực công, Bộ Y tế Singapore quyết định tăng phụ cấp cho khoảng 20.800 người làm việc tại các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng hoạt động bằng ngân sách.
“Lực lượng chăm sóc sức khỏe là huyết mạch của hệ thống y tế. Họ giữ vai trò then chốt trong bảo vệ sức khỏe xã hội. Chúng ta phải duy trì mức lương cạnh tranh với thị trường chung cho nhân viên y tế nhằm thu hút và giữ chân nhân tài”, Koh Poh Koon, quốc vụ khanh cao cấp về Y tế và Nhân lực Singapore, lưu ý.
Bang của Mỹ trải qua "những ngày đen tối nhất" vì biến chủng Delta
Số ca nhập viện vì Covid-19 ở bang Louisiana và Florida của Mỹ đã tăng lên mức cao chưa từng thấy, khiến các bác sĩ rơi vào tình trạng quá tải.
Hơn 10.000 bệnh nhân đã nhập viện ở Florida, Mỹ vào ngày 1/8, vượt qua kỷ lục của bang (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters , hơn 10.000 bệnh nhân đã nhập viện ở Florida vào ngày 1/8, vượt qua mức kỷ lục của bang này.
Trong khi đó, biến chủng Delta với khả năng lây lan nhanh buộc Thống đốc Louisiana phải khôi phục lại lệnh đeo khẩu trang trong nhà trên toàn bang. Louisiana dự kiến sẽ phá kỷ lục về số ca nhập viện vì Covid-19 trong vòng 24 giờ.
Số người nhập viện ở bang Arkansas cũng tăng vọt và có thể cũng sẽ phá kỷ lục.
Các bác sĩ ở Louisiana kêu gọi người dân tiêm vắc xin, cảnh báo rằng các bệnh viện đã quá tải và việc điều trị cho bệnh nhân đang gặp khó khăn.
"Đây là những ngày đen tối nhất của đại dịch này. Chúng tôi không thể chăm sóc đầy đủ cho bệnh nhân. Chúng tôi nghĩ rằng mình không thể chăm sóc đầy đủ cho bất kỳ ai nữa", bác sĩ Catherine ONeal tại trung tâm y tế ở Baton Rouge, bang Louisiana cho biết.
Bác sĩ ONeal và các bác sĩ khác ở Louisiana cho biết vấn đề lớn nhất của họ là thiếu nhân sự, khi nhiều y tá đang bị mắc Covid-19. Giới chức y tế Louisiana ước tính bang đang thiếu hơn 6.000 y tá.
Tại California, các quan chức tại 8 hạt trong Khu vực Vịnh San Francisco hôm 2/8 thông báo sẽ khôi phục quy định đeo khẩu trang bắt buộc trong nhà ở những nơi công cộng, kể từ 0h ngày 3/8.
Các nhân viên vận tải ở New York và nhân viên làm việc tại các bệnh viện, viện dưỡng lão và nhà tù ở New Jersey sẽ phải thực hiện các yêu cầu mới bao gồm tiêm chủng hoặc xét nghiệm thường xuyên, trong khi thị trưởng Denver cho biết việc tiêm chủng sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với hơn 11.000 nhân viên của thành phố.
Một số chính quyền địa phương đang áp đặt lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Louisiana sẽ yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà trên toàn bang bắt đầu từ 4/8.
Các động thái trên cho thấy những nỗ lực mới nhất của các nhà hoạch định chính sách nhằm khuyến khích những người Mỹ còn chần chừ đi tiêm vắc xin, trong bối cảnh số ca nhiễm biến chủng Delta gia tăng trên toàn quốc và hầu hết trường hợp bị nhiễm là những người chưa tiêm chủng.
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Mỹ, Florida là nơi ghi nhận một trong những đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất trên toàn nước Mỹ và chiếm khoảng 1/4 số bệnh nhân Covid-19 nhập viện trên cả nước.
Mary Mayhew, người đứng đầu hiệp hội bệnh viện của Florida, cho biết số ca nhập viện vì Covid-19 tăng vọt từ 2.000 lên 10.000 ca trong chưa đầy 30 ngày.
"Nhiều người trẻ tuổi hơn đang phải nhập viện. Vào năm ngoái, Covid-19 đặt ra nguy cơ lớn nhất đối với người cao tuổi, người có bệnh nền nghiêm trọng, nhưng hiện tại, biến chủng Delta rõ ràng là mối đe dọa lớn đối với những người trẻ tuổi", bà Mayhew cho biết.
Thống đốc New York Andrew Cuomo cũng đã gióng hồi chuông cảnh báo, hối thúc các quán bar, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh tư nhân khác phải yêu cầu tất cả khách hàng tiêm chủng trước khi vào. Thống đốc Cuomo cũng nói rằng vắc xin có thể trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên tại các viện dưỡng lão, giáo viên và nhân viên y tế nếu số ca nhiễm không cải thiện.
Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy cho biết các nhân viên y tế và nhân viên làm việc trong nhà tù phải tiêm vắc xin trước ngày 7/9 hoặc xét nghiệm 2 lần một tuần.
Nguy cơ 200.000 ca nhiễm/ngày, Mỹ thay đổi khuyến cáo về khẩu trang Chính trường Mỹ sục sôi sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nước này khuyến cáo người dân, kể cả người đã tiêm chủng đầy đủ, nên đeo khẩu trang ở không gian trong nhà. Mỹ khuyến cáo người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng (Ảnh: Reuters). Trung tâm Kiểm soát...