Cách các công trình văn hoá góp phần thay đổi hình ảnh một đất nước
Các công trình văn hoá, đặc biệt là nhà hát, không chỉ là “công cụ” bảo tồn di sản, là linh hồn, mà còn là chìa khoá để nhiều quốc gia nâng tầm vị thế trên thế giới.
Những “thánh đường nghệ thuật” lừng danh thế giới
Nhà hát Opera Sydney, nhà hát Opera La Scala, nhà hát opera Hoàng Gia… là vài trong rất nhiều cái tên lừng danh đã tạo nên hình ảnh và vị thế cho cả một quốc gia. Hàng năm, có tới vài triệu du khách đến với những nhà hát nổi tiếng thế giới này và không phải ai trong số họ cũng đến nhà hát vì lịch sử, ý nghĩa hay những tác phẩm kinh điển bên trong chúng.
Chính lối kiến trúc độc đáo cùng danh xưng “biểu tượng mọi thời đại” là điều khiến các nhà hát lừng danh trở thành “điểm đến đời người”.
UNESCO mô tả nhà hát Opera Sydney là “biểu tượng kiến trúc nổi tiếng thế giới”
Không chỉ mang kiến trúc biểu tượng, những nhà hát nổi tiếng thế giới đều là “trái tim” của đời sống văn hóa một đất nước. Được đứng trên sân khấu nhà hát nổi tiếng cũng chính là “giấc mộng” của những người nghệ sĩ vĩ đại.
“Thánh đường” opera và ballet của nước Anh – Nhà hát opera Hoàng gia được xây dựng tại Covent Garden, quảng trường trung tâm và là địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của London. Ngay những năm đầu mở cửa, nhà hát gắn liền với tên tuổi của George Frideric Handel, một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại thời Baroque.
Còn giọng ca nữ cao Maria Callas, một trong những ca sĩ opera có sức ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20 đã từng coi La Scala là “ngôi nhà” nghệ thuật mà cô gắn bó suốt những năm 1950. Dù từng sa sút trong thế kỷ 19 do khủng hoảng opera ở Italy, nhà hát vẫn khẳng định vị thế trung tâm nghệ thuật và niềm tự hào của “đất nước hình chiếc ủng”, khi Giuseppe Verdi, Giacomo Puccini và các nhà soạn nhạc vĩ đại khác lần đầu tiên trình diễn tác phẩm của họ tại đây.
Sức ảnh hưởng của các công trình văn hoá biểu tượng
Trong câu chuyện về sức ảnh hưởng của các công trình văn hoá biểu tượng đối với vị thế một vùng đất, bảo tàng Guggenheim Bilbao là một ví dụ điển hình tại Tây Ban Nha. Bilbao vốn dĩ là thành phố như cảng công nghiệp từng ô nhiễm và chẳng ai biết đến, nhưng từ khi bảo tàng Guggenheim Bilbao được xây dựng và vận hành vào năm 1997, Bilbao đã trở thành điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Bảo tàng Guggenheim Bilbao là một điểm đến nổi tiếng tại Tây Ban Nha
Một câu chuyện khác cũng rất thú vị, đó là Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos do kiến trúc sư huyền thoại Renzo Piano thiết kế, nằm cách thành phố Athens 4km. Là nơi lưu giữ lịch sử và văn hóa của Hy Lạp, Stavros Niarchos trở thành điểm hẹn văn hoá nổi tiếng và là một trong 12 điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Hy Lạp.
Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos – tác phẩm của kiến trúc sư huyền thoại thế giới Renzo Piano
Video đang HOT
Tại Trung Quốc, Nhà hát lớn quốc gia Bắc Kinh ra mắt năm 2007 đã trở thành công trình biểu tượng mới của đất nước tỷ dân. Ban đầu nhà hát hút khách chỉ vì tò mò, chụp ảnh, song giờ đây mỗi năm nhà hát tổ chức thành công đến 1.000 buổi biểu diễn thương mại, 1.000 buổi giáo dục nghệ thuật và thu hút khoảng 3 triệu lượt khách. Các nghệ sĩ lừng danh thế giới như Maurizio Pollini, Claudio Abbado, Simon Rattle, José Carreras, Lang Lang… đều từng đến đây biểu diễn.
Ông Vương Tranh Minh – thư ký ủy ban xây dựng nhà hát – từng nói với tờ Quảng Châu nhật báo sau 3 năm nhà hát “hái quả ngọt” rằng: “Trước đây, tranh cãi quanh việc xây nhà hát là điều thường tình. Lúc đó quan niệm còn chưa cởi mở. Bây giờ nhìn lại, 3 tỷ nhân dân tệ để xây một trung tâm nghệ thuật quốc gia, quá xứng đáng”.
Nhà hát lớn quốc gia Bắc Kinh trong hình dáng quả trứng từng gây tranh cãi
Quả vậy, điều mà nhà hát lớn quốc gia Bắc Kinh làm được không chỉ là một nguồn doanh thu khổng lồ, mà quan trọng hơn, một hình ảnh về Trung Quốc – nơi hội tụ tinh hoa văn hoá nghệ thuật đã được khẳng định với toàn thế giới.
Có thể thấy, sân chơi văn hóa nghệ thuật là sân chơi đỉnh cao trong mọi sân chơi. Đầu tư vào nghệ thuật là đầu tư lãi nhất, đó là cái lãi không chỉ nằm ở tiền tài khi các công trình văn hoá biểu tượng trở thành thỏi nam châm hút khách, mà còn là thương hiệu, là uy tín, là hình ảnh của cả một đất nước.
Tại Việt Nam, những nhà hát đầu tiên cũng được xây dựng từ đầu những năm 1900, lớn nhất phải kể đến là Nhà hát lớn Hà Nội và Nhà hát TP.HCM. Là nơi diễn ra những chương trình văn hoá nghệ thuật và các buổi diễn opera lớn, nhưng các nhà hát tại Việt Nam vẫn đang ở mức phục vụ các chương trình nghệ thuật ở quy mô trong nước, chưa thể trở thành lý do phải đến của những tên tuổi lừng danh toàn cầu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Thành phố Hà Nội đang lên quy hoạch xây dựng nhà hát Opera Hà Nội tầm cỡ tại khu vực Hồ Tây
Hơn bao giờ hết, trên con đường hội nhập quốc tế, Việt Nam cần có một nhà hát tầm vóc, không chỉ để tổ chức các chương trình nghệ thuật tầm cỡ, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của đất nước, mà còn trở thành một biểu tượng văn hoá, làm nên hình ảnh và nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ du lịch và nghệ thuật thế giới.
Cao tốc 'bận rộn' và kiếm tiền nhiều nhất Trung Quốc, ai cũng mê vì quá đẹp
Cao tốc Quảng - Thâm có vốn đầu tư 11,4 tỷ NDT (39,7 nghìn tỷ VNĐ) và mất 4 năm để hoàn thành. Hiện nay cao tốc này trở thành tuyến đường 'bận rộn và kiếm tiền nhiều nhất' Trung Quốc
Trung Quốc có mạng lưới đường cao tốc dài nhất thế giới với hơn 160.000km. Trong mạng lưới này có một tuyến cao tốc được xem là "kiếm tiền nhiều nhất" thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông - khu vực phát triển kinh tế và đông nhân khẩu bậc nhất đất nước tỷ dân. Đó chính là cao tốc Quảng - Thâm.
Cao tốc kiếm tiền nhiều nhất Trung Quốc
Cao tốc Quảng - Thâm được hoàn thành vào ngày 1/7/1997, đã hoạt động 25 năm, kết nối 3 thành phố lớn: Quảng Châu, Đông Hoản và Thâm Quyến. Cao tốc có 6 làn xe cả hai chiều và tổng chiều dài 122,8km.
Sau đó, mạng lưới cao tốc Trung Quốc được tái cơ cấu vào năm 2009. Theo đó, toàn bộ tuyến cao tốc Quảng - Thâm trở thành một phần phía nam của xa lộ cao tốc Bắc Kinh - Hồng Kông - Macao. Cao tốc Quảng - Thâm đóng vai trò rất lớn trong việc kết nối giao thông giữa Hồng Kông và Macao.
Cao tốc Quảng - Thâm bắt đầu từ phía bắc ở thôn Hoàng thuộc thành phố Quảng Châu, kết thúc ở phía nam tại cảng Hoàng Cương thuộc Thâm Quyến. Tuyến đường chạy xuyên qua Đông Hoản, nơi được gọi là "công xưởng thế giới", thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế giữa Quảng Châu, Đông Quan, Thâm Quyến và Hồng Kông.
Đồng thời, tuyến cao tốc này cũng đã chứng kiến sự phát triển kinh tế vượt bậc của khu vực Đồng bằng Châu Giang và được mệnh danh là "Đường kết nối hoàng kim Đồng bằng Châu Giang".
Cao tốc Quảng - Thâm có vốn đầu tư 11,4 tỷ NDT (39,7 nghìn tỷ VNĐ) và mất 4 năm để hoàn thành. Hiện nay cao tốc này trở thành tuyến đường "bận rộn và kiếm tiền nhiều nhất" Trung Quốc.
Cao tốc Quảng - Thâm được thiết kế ban đầu có thể lưu thông 80.000 lượt xe mỗi ngày và tổng lượng tối đa là 144.000 lượt. Tuy nhiên, lượng xe lưu hành hàng ngày đã chạm đến con số tối đa khi chỉ mới chính thức đưa vào sử dụng.
Lượng xe lưu hành trung bình hàng ngày đã tăng từ 71.100 lượt lên 320.000 lượt vào năm 2008 và sau đó là 592.800 lượt vào năm 2017, tăng hơn gấp 8 lần chỉ trong 20 năm.
Ngay từ năm 2010, cao tốc Quảng - Thâm đã "ăn nên làm ra". Đến năm 2015, tuyến cao tốc này đạt doanh thu hàng năm hơn 3,1 tỷ NDT (gần 10,8 nghìn tỷ VNĐ), trở thành một hiện tượng đặc biệt trong mạng lưới cao tốc cả nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, cùng với lưu lượng xe khổng lồ và thu nhập tăng chóng mặt, kéo theo đó là hàng loạt lời phàn nàn, bình luận không hay. Chủ yếu tập trung vào tình trạng ùn tắc quá mức, tốc độ xe không thể đạt được mức cho phép khi lưu hành trên cao tốc thông thường, và một vài ý kiến về phí lưu hành.
Để giải quyết vấn đề này, trước giai đoạn lễ Tết năm 2021, cao tốc Quảng - Thâm đã xác nhận việc xây dựng mở rộng làn đường. Theo thông tin đấu thầu được công bố, cao tốc Quảng - Thâm sẽ mở rộng từ 6 làn xe cả hai chiều lên 10-12 làn, với vốn đầu tư ước tính là 47,1 tỷ NDT (hơn 164 nghìn tỷ VNĐ) và thời gian xây dựng dự kiến là 5 năm. Theo đó, nó sẽ trở thành đường cao tốc rộng nhất Trung Quốc trong tương lai.
Du lịch trên cao tốc Quảng - Thâm
Mặc dù việc mở rộng cao tốc Quảng - Thâm mất một thời gian dài, tuyến đường hiện tại cũng đã để lại rất nhiều ấn tượng cho khách lưu hành, đặc biệt là trải nghiệm kẹt xe "không hồi kết".
Không có phong cảnh xinh đẹp dọc theo bờ sông hay uốn lượn qua đồi núi, nhưng cao tốc Quảng - Thâm cũng sở hữu phong cảnh thiên nhiên đậm chất miền nam Trung Quốc.
Ngoài hai thành phố nổi tiếng Quảng Châu và Thâm Quyến, Đông Hoản là một trong những thành phố nằm dọc theo cao tốc Quảng - Thâm, hiện đang vươn lên là "Công xưởng sản xuất của thế giới".
Đông Hoản không chỉ sở hữu văn hóa ẩm thực cực kỳ phong phú, mà còn là nơi khai sinh quan trọng của nền văn minh Lĩnh Nam.
Nơi đây có Khả Viên, một trong "Tứ đại danh viện" nổi tiếng với phong cảnh cổ trang và Bảo tàng Chiến tranh nha phiến thu hút du lịch. Tuy không được biết đến rộng rãi nhưng nơi đây có bề dày lịch sử, văn hóa cũng như cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc sắc.
Tăng Thành cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng và đáng đến ở Quảng Châu. Đi cao tốc Quảng - Thâm, bạn có thể xuống tại trạm Tân Đường. Điều kiện đường sá vô cùng hiện đại. Điểm tham quan nổi tiếng nhất của Tăng Thành là trại Bạch Thủy nằm ở vùng núi phía bắc, được mệnh danh là viên ngọc bích tuyệt đẹp ở vùng đất công nghệ Quảng Châu.
Nơi đây có núi cao, rừng rậm xanh mướt, không khí trong lành. Lượng mưa dồi dào đã hình thành nên thác Bạch Thủy Tiên tuyệt đẹp, thích hợp cho những ai đam mê leo núi khám phá phong cảnh thiên nhiên.
Ảnh để đời về đất nước Campuchia năm 1990 Giao thông ở Phnom Penh giờ cao điểm, cửa khẩu Bavet... là loạt ảnh sinh sộng về Campuchia năm 1990 được ghi lại qua ống kính nhiếp ảnh gia người Hà Lan Stefan Hajdu. Khung cảnh trên một trong những trục đường chính của Phnom Penh, thủ đô Campuchia năm 1990. Ảnh: Stefan Hajdu Flickr. Giao thông ở thành phố Phnom Penh giờ...