Cách bố mẹ ‘lắm chiêu’ giúp con hứng thú tự giác học bài
Có vô số lý do khiến trẻ mất hứng thú với việc học. Sau Covid-19, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khiến các bậc cha mẹ đau đầu nghĩ giải pháp.
Tập trung là chìa khóa để mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. (Ảnh: ITN).
Để thói quen học tập của trẻ hiệu quả hơn đồng thời khám phá ra các chiến thuật phù hợp với trẻ, giới chuyên gia gợi ý một số phương pháp học thú vị và hấp dẫn.
Tận dụng nền tảng và công nghệ mới
Hiện nay, công nghệ cung cấp cho trẻ nhiều cách học mới thông qua phim ảnh, trò chơi và các phương tiện khác. Hầu như mọi nhà đều được trang bị internet, cho phép trẻ học mọi thứ bất cứ khi nào chúng muốn.
Tập trung là chìa khóa để mang lại kết quả học tập tốt cho trẻ. Sự tập trung chỉ có thể đến bằng cách loại bỏ phiền nhiễu. Nguồn gây mất tập trung chính cho học sinh ngày nay là điện thoại di động. Vì vậy, cha mẹ nên tìm một chiến lược để ngăn con sử dụng điện thoại bằng cách đặt quy tắc thời gian sử dụng.
Ngoài ra, một chiếc ti vi hoặc những đứa em nhỏ đang chơi ở nhà có thể khiến con bạn mất tập trung. Tìm cho con một khu vực yên tĩnh – nơi chúng có thể tập trung vào việc học để loại bỏ những phiền nhiễu này.
Khuyến khích trẻ nghỉ giải lao giữa giờ học
Học hành chăm chỉ mà không chơi đùa sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ nhàm chán. (Ảnh: ITN).
Học hành chăm chỉ mà không chơi đùa sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ nhàm chán. Hơn nữa, trẻ cũng tự thấy việc học tẻ nhạt nếu bạn bắt trẻ làm việc đó hàng giờ.
Thay vào đó, hãy đảm bảo cho con có thời gian nghỉ ngơi để não được thư giãn. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thú vị ở nhà hoặc gợi ý con đi dạo, ăn uống, gặp gỡ bạn bè trong giờ nghỉ.
Video đang HOT
Thử nghiệm những ý tưởng mới
Trẻ càng sớm hình thành thói quen học tập lành mạnh sẽ càng có lợi cho chúng trong tương lai. (Ảnh: ITN).
Nếu con bạn gặp khó khăn với bài tập về nhà, hãy xem xét các cách tiếp cận sáng tạo khác như làm thẻ ghi nhớ từ vựng, xem video trên internet giải thích tài liệu, nghe podcast hoặc sách nói hấp dẫn về chủ đề mà con đang học.
Sự khen ngợi của cha mẹ giúp con phấn khích mỗi khi ngồi vào bàn học. Nuôi dạy con tích cực và công nhận thành tích của con (dù lớn hay nhỏ) có thể là tất cả động lực mà con đang cần để tiếp tục kiên trì.
Lập kế hoạch trước là một chiến thuật thành công trong cuộc sống. Đối với việc học của con, cha mẹ có thể cùng con lập kế hoạch trước cho bài kiểm tra, kỳ thi hoặc dự án sắp tới.
Bạn chỉ cần khuyến khích con bắt đầu học sớm vào đầu tuần nếu một bài kiểm tra được lên lịch vào thứ Sáu. Gợi ý con nảy ra ý tưởng mới mỗi ngày để việc học trở nên thú vị hơn.
Ưu tiên vui chơi và ngủ đủ giấc
Mải học bài sẽ khiến trẻ dễ dàng để bỏ qua các hoạt động vui chơi và thói quen ngủ đúng giờ – những yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần khích lệ con dạo chơi ngoài trời trước và sau các buổi học.
Ngoài ra, đi ngủ đúng giờ sẽ giúp con luôn duy trì trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất.
Trẻ càng sớm hình thành thói quen học tập lành mạnh sẽ càng có lợi cho chúng trong tương lai. Ngoài ra, điều quan trọng là phải nhận ra sở thích của con và khuyến khích chúng theo đuổi đam mê học tập đồng thời bồi dưỡng khả năng đồng cảm với người khác.
Quản lý thời gian, tạo mục tiêu và thực hành chăm sóc bản thân cân bằng là những kỹ năng sống cần thiết. Hỗ trợ con bạn trong học tập sẽ giúp con chuẩn bị cho những trở ngại trong cuộc sống.
Điều này có thể làm tăng ý thức về giá trị bản thân khi con nhận thức rõ hơn về khả năng của mình. Khi bạn dần dần lùi lại phía sau, hãy khuyến khích con chịu trách nhiệm về việc học và nghiên cứu đồng thời không quên khen thưởng xứng đáng cho con.
Điều cha mẹ không nên làm khi phát hiện con yêu sớm
Cha mẹ thường cuống lên khi phát hiện con yêu sớm, thậm chí là "sốc" rồi ra sức ngăn cản.
Khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần tăng hiểu biết của con về pháp luật. Chuyên gia cho rằng, càng rối, càng bộc lộ sự thất vọng, cáu giận, con càng giấu chuyện tình cảm.
Đừng nói rằng "tình yêu của con là con nít"
Nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng con quá nhỏ với tuổi yêu hoặc "trẻ con lắm, chưa biết gì đâu". Nhưng chuyên gia cho rằng, cha mẹ đừng quên, tuổi dậy thì của con là 13 - 14 chứ không phải 24.
Dậy thì xong đương nhiên con cũng sẽ có nhu cầu tình cảm và t.ình d.ục. Đó là chưa kể chuyện tiếp xúc với bạn khác giới hàng ngày cũng rất dễ khiến con nảy sinh tình cảm. Vì vậy, các cha mẹ đừng cuống lên nếu một ngày nọ phát hiện ra con đã có người yêu.
Xã hội phát triển, việc các con dậy thì sớm, có cảm xúc với bạn khác giới hoặc yêu sớm không phải lạ. Tuy nhiên khi đối mặt với việc con yêu sớm, phản ứng của phụ huynh cũng khác nhau. Người bình tĩnh, người chấp nhận và không ít cha mẹ "sốc tâm lý".
Khi phát hiện con mình có tình cảm với người khác giới, lập tức bố mẹ sẽ tìm các biện pháp ngăn cản, giảng giải đủ bài về tác hại của việc yêu sớm, vừa đánh vừa xoa, mềm có, rắn có. Nhưng các bố mẹ đâu biết rằng nếu họ quan tâm con cái mình hơn, chú ý quan sát, chuyện trò, tâm sự cùng con từ rất sớm, chưa chắc đã sốc và căng thẳng như vậy.
Việc quen nhau qua mạng xã hội hiện nay cũng khá phổ biến. Bên cạnh những mặt tích cực, thực tiễn cho thấy, các mối quan hệ từ mạng xã hội khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, hậu quả khó lường, nhất là với các mối quan hệ yêu đương của trẻ chưa thành niên.
Đặc điểm tuổi mới lớn như thân thể phát triển nhanh, rất nhạy với cái mới lạ. Thêm vào đó là lượng thông tin về tình cảm đôi lứa và giới tính tràn lan chưa được định hướng... càng thúc đẩy trẻ thích khám phá, thích tò mò tìm hiểu đặc điểm về sự phát triển của cơ thể bản thân, tình cảm đối với bạn khác giới.
Ngoài ra, sự thiếu hụt về kỹ năng sống, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản... càng làm cho không ít trẻ ngộ nhận rung động giới tính là tình yêu, tình yêu phải đi kèm t.ình dục... Môi trường sống trong gia đình trẻ, áp lực việc học tập cũng góp phần trẻ yêu sớm, quan hệ tình dục sớm.
ThS Trần Phương Lan - Giảng viên Học viện Thanh thiếu niên cho biết, khi đối mặt với tình huống này, trước hết bố mẹ phải hết sức bình tĩnh và nhận ra rằng trong chuyện đó bản thân bố mẹ cũng có lỗi. Bởi bản thân đã ít sát sao, không nắm bắt được tâm tư của con. Phải khi nhận thức được việc mình có lỗi thì bậc làm cha mẹ mới bình tĩnh để đối mặt với chuyện này.
Nếu bố mẹ càng rối, càng bộc lộ sự thất vọng, cáu giận với con, con càng giấu chuyện tình cảm. Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, các con đang tuổi bồng bột.
Nếu người lớn bộc lộ quan điểm cho rằng "tình yêu của các con là con nít, là không có tương lai"... điều đó chỉ khiến các con cố gắng minh chứng cho bố mẹ rằng tình yêu của con là chín chắn hơn mà thôi. Và như vậy trẻ càng gắn bó với nhau hơn.
Không phải là nổi loạn
Theo ThS Trần Phương Lan, trong những trường hợp có con yêu sớm, bố mẹ hãy tỏ ra hòa nhập, nhẹ nhàng chấp nhận tình cảm đó. Đừng vội cuống lên và thực hiện việc cấm đoán. Người lớn sẽ phải chấp nhận tình cảm của con như một phần thiết yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.
"Cha mẹ hãy thật sự tĩnh tâm trước khi làm gì tiếp theo và đừng giày vò con rồi tạo vết hằn tâm lí cho chúng", cô Lan nói.
Hãy nhớ lại thời chính mình còn non nớt như các con bây giờ, chắc chắn cũng rất nhiều người có cảm xúc rung động. Như vậy, có thể thấy tình cảm học trò không phải là điều gì xấu xa. Và nó lại càng không phải là biểu hiện của sự hư hỏng và nổi loạn. Hãy khéo léo tìm hiểu về tình cảm đó đang ở mức độ nào, sau đó chọn thời cơ thích hợp để giúp con hiểu rõ vấn đề.
Cha mẹ và con nếu muốn thân thiết thì hãy luôn duy trì mối tương tác hai chiều tốt đẹp. Phụ huynh có thể tâm sự với con về chính những mối tình thời trẻ của mình. Bằng hành động đó, bạn sẽ giúp con bỏ đi nỗi lo bị phản đối, cảm thấy an tâm hơn khi cha mẹ mình cũng mở lòng với những chuyện này.
Và ngược lại, hãy quan tâm và lắng nghe con khi con chia sẻ về chuyện tình yêu của mình. Điều này khiến chúng thấy rằng phụ huynh thật sự quan tâm và nghiêm túc với nỗi lòng của con. Có vậy, con cái mới dễ dàng tin tưởng những lời khuyên của bạn khi chúng cần.
Theo ThS Trần Phương Lan, không ít những câu chuyện tuổi học trò bền vững cho đến lúc trưởng thành và có một kết quả đẹp. Cha mẹ nên tỏ ý sẵn sàng gặp gỡ và thái độ trân trọng với người bạn của trẻ. Hãy động viên chúng trở thành người đồng hành tốt và cùng phấn đấu với con của mình.
Trong trường hợp, nếu thấy con chọn một người không phù hợp khiến chúng đi xuống, cha mẹ cũng nên nói cho con hiểu về giá trị của những người đến với cuộc sống của mình và định hướng con cách nhìn nhận về một người đồng hành tốt hơn.
Giảng viên Học viện Thanh thiếu niên cũng lưu ý việc giáo dục giới tính luôn là quan trọng và cần được bắt đầu từ rất sớm. Khi biết con đã có những rung động, điều cha mẹ lo lắng nhất chính lũ trẻ sẽ có những hành động vượt quá giới hạn. Bởi vậy, cha mẹ cần dạy con những vấn đề về giới tính để trẻ hiểu và có ý thức chủ động bảo vệ mình. Từ đó giúp con tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Ngoài ra, khi con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ cũng cần tăng hiểu biết của con về pháp luật. Có kiến thức và sự chuẩn bị mới là sức mạnh thay thế cho sự ngăn cản, can thiệp hay kè kè bên cạnh để quản lý, cấm đoán.
"Cha mẹ nên cho trẻ biết những quy định của pháp luật và hậu quả nếu con làm điều gì dại dột. Chẳng hạn như độ tuổi nào là hợp pháp để bắt đầu quan hệ tình dục, những hình phạt khi giao phối với trẻ vị thành niên, độ tuổi kết hôn hợp pháp... Như vậy để con làm gì cũng nhớ và ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề và không thể có những quyết định bồng bột làm hủy hoại tương lai mình", cô Lan nhấn mạnh.
7 cách để bạn có thể xóa tan nỗi buồn ập đến vào mùa đông Giống như nhiều loại rối loạn tinh thần khác, bạn có thể hành động để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu thời tiết lạnh và ngày ngắn hơn khiến bạn cảm thấy buồn bã, trầm cảm thì bạn hoàn toàn không đơn độc. Không có gì lạ khi bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, khó tập trung...