Cách bày cá chép hình hoa hồng đẹp như tranh khi ăn lẩu
Không quá khó để có thể bày được đĩa cá ăn lẩu đẹp mắt, khách đến nhà phải kinh ngạc.
Mát trời là thời điểm thích hợp để mọi người có thể làm lẩu đãi khách tới chơi nhà. Bữa ăn sẽ càng thêm hấp dẫn nếu chị em biết cách bày biện các món ăn lẩu gọn gàng, bắt mắt.
Vì thế, mới đây, chị Khánh Linh (45 tuổi, TPHCM) đã hướng dẫn cách bày một con cá trên đĩa dùng để ăn lẩu vô cùng đẹp mắt khiến ai cũng phải ngỡ ngàng, hết lời khen ngợi.
Chị Khánh Linh (45 tuổi, TPHCM)
Chị Khánh Linh chia sẻ, cá chép thường, cá chép giòn, cá diêu hồng, cá hồi… nói chung cá gì chị cũng có thể trang trí thành hoa hồng được miễn là con cá đó to, có nhiều thịt hai bên là được. Riêng ai muốn ăn cá chép giòn ngon thì phải lựa con to trên 3kg thì thịt cá mới giòn và dai như thịt bò được.
Cùng tham khảo cách trang trí con cá hình hoa hồng để ăn lẩu của chị Khánh Linh:
- Cá mua còn sống về đánh vảy, mổ bụng, chà chanh và muối cho thật sạch. Lưu ý, phải giữ lại các vây để trang trí cho đẹp.
- Tiếp theo, phi lê 2 miếng thịt hai bên mình cá.
- Sau đó, nghiêng dao, thái thịt cá thành từng miếng nhỏ vừa không mỏng lắm cũng không quá dày. Tùy các bạn muốn lọc bỏ da hay lấy da cũng được. Các miếng thịt cá thái ra vẫn giữ nguyên hàng, sau đó miết cho chúng xếp so le nhau rồi cuộn lại cho thành hình hoa hồng. Hoặc bạn cũng có thể vừa xếp vừa cuộn từng lát cá so le nhau cho đến hết để tạo bông hoa hồng. Để phần thịt cá hình hoa hồng này lên giữa đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn rồi bắt đầu trang trí.
- Đầu cá có thể để nguyên hoặc chẻ đôi tùy theo cách trang trí của bạn. Các vây lưng và đuôi cũng giữ lại để trang trí hình con cá. Chỉ có bộ xương là các bạn lấy nấu để lấy nước ngọt nấu lẩu.
- Trình bày cá theo 2 cách:
Video đang HOT
Nếu là bày đĩa tròn, thì sau khi xếp cá hình hoa hồng ở giữa đĩa, rồi bày đầu cá còn nguyên ở một đầu. Xếp các lát cá xung quanh “bông hoa hồng”, thêm các lát cà chua ngoài cùng,… Cách bày này cũng rất gọn gàng và đẹp mắt rồi.
Nếu là bày cá lên đĩa bầu dục, thì sau khi xếp cá hình hoa hồng ở giữa đĩa xong, bày đầu cá đã bổ đôi ở một đầu đĩa, đuôi cá xếp ở đầu kia của đĩa. Phần vây ở trên để tạo hình giống con cá. Cuối cùng xếp thêm vài lát cá xung quanh trang trí. Thêm vài cọng rau vào cho đẹp mắt. Cách trình bày này sinh động hơn một chút.
Như vậy là phần thịt cá đã bày xong.
Dùng xương cá để nấu nước lẩu cho ngọt. Các bạn có thể nấu lẩu Thái hay lẩu nấm tùy thích… Rau ăn kèm tùy theo loại lẩu các bạn chọn lựa mà chọn loại rau phù hợp.
Lẩu cá có thể ăn kèm với bún và nước mắm mặn cắt ớt vào rất ngon.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm cách nấu LẨU CÁ THUYỀN CHÀI
Nguyên liệu:
- Cá vược (hoặc cá song, trắm đen): 3 kg
- Xương ống: 1 kg
- Cà chua: 5 quả
- Me: 2 quả (nếu thích)
- Mẻ: 1 túi nhỏ, ớt hiểm: 2 quả
- Gừng: 1 củ
- Rau sống, hoa chuối, cải canh, nấm
- Hành, răm, thì là
- Bún: 1 kg
- Gia vị: Bột canh, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn, sa tế.
Cách làm:
Bước 1: Cá vược làm sạch, cắt miếng vừa ăn. Xếp lên đĩa để riêng (để khử mùi tanh của cá bạn nên dùng giấm hoặc rượu trắng). Hoặc bạn có thể bày cá hình hoa hồng cho đẹp mắt như ở trên.
Bước 2: Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Hành, răm, thì là rửa sạch rồi cắt khúc.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho 1/2 cà chua vào xào xơ, nêm 1 thìa bột canh. Phần mẻ hòa với ít nước rồi lọc lấy nước cốt. Ngoài ra bạn có thể thay mẻ bằng nước cốt me nếu thích.
Bước 4: Rau cải canh, hoa chuối, nấm rửa sạch ngâm nước muối loãng (ngoài ra bạn có thể dùng thêm nhiều loại rau bạn thích).
Bước 5: Phần chế nước dùng
Phần cà chua sau khi xào qua, thêm nước và đun sôi, cho mẻ và chút nước cốt me để nồi nước dùng có vị chua vừa phải, nêm gia vị vừa miệng. Sau đó tiếp tục thêm phần cà chua còn lại, cùng 2 thìa sa tế, ít gừng thái chỉ và đun sôi, khi thấy nồi nước dùng sôi hạ bớt lửa sau đó cho nước dùng ra nồi lẩu để riêng.
Bước 6: Đặt nồi lẩu cá ở giữa bên cạnh bày cá cùng các loại rau nhúng. Trời se lạnh cả nhà quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì thật là thích.
Cách cắt tỉa trái cây độc đáo, đẹp mắt cho rằm Trung thu
Trái cây được cắt tỉa thành những con giống đa màu sắc khiến mâm cỗ Trung thu thêm phần mới lạ độc đáo. Bạn hãy dành chút thời gian để cắt tỉa các loại trái cây thành những nhân vật ngộ nghĩnh cho con bạn nhé!.
Chưa đầy 1 tuần nữa là đến rằm Trung thu. Theo phong tục của người Việt, vào ngày tết Trung thu, gia đình nào cũng sắm lễ và đặc biệt không thể thiếu mâm ngũ quả để dâng lên tổ tiên cầu mong những điều tốt lành.
Mâm ngũ quả truyền thống tùy theo vùng miền mà có các loại quả đặc trưng như: bưởi, na, hồng, dưa hấu, thanh long, quả thị thơm vàng.... Trong đó, bánh trung thu và bưởi là thứ không thể thiếu được ở bất cứ đâu.
Để mâm ngũ quả Trung thu bắt mắt, trước hết ta phải chú ý kết hợp hài hòa màu sắc của các loại quả. Muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.
Mâm ngũ quả Trung thu sẽ trở nên độc đáo hơn khi bạn trang trí thêm những con vật làm bằng rau củ quả được cắt tỉa mộc cách sinh động. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn dễ dàng trang trí mâm ngũ quả của gia đình mình trong dịp Trung thu sắp tới.
Những cô bò sữa được làm từ chuối và socola
Những chú chim cánh cụt từ Bắc cực cũng háo hức đón rằm Trung thu
Cặp hồng hạc làm từ dâu tây chờ nhập cuộc trông trăng phá cỗ
Những cô nàng ốc sên, sâu tung tăng vọng nguyện
Các loại trái cây như táo, cam, lê được cắt tỉa thành những hình con vật cực đáng yêu.
Chắc hẳn chú chim cánh cụt từ bơ hấu này cũng đang rất háo hức đón trăng đây.
Không thể rời mắt trước loạt món ăn mẹ làm tặng con Bữa cơm hàng ngày đã trở thành những bức tranh sinh động, đầy màu sắc dưới bàn tay của một người mẹ. Chia sẻ hình ảnh các món ăn trên một diễn đàn dành cho những người đam mê nấu ăn, chị Nguyễn Tuyết Mai (SN 1988, Đồng Văn, Hà Nam) đã nhận được "cơn mưa" lời khen. Chùm nho tím. Theo chị...