Cách bảo vệ mình trước những níu kéo “điên cuồng” của người yêu cũ
Người ta vẫn thường nói, nhiều lúc cách chúng ta nhớ về một cuộc tình, không phải là lúc yêu thắm thiết bao nhiêu, mà là sau chia tay cư xử với nhau thế nào.
Khi yêu nhau, có mấy ai muốn cuộc tình tan vỡ để rồi buộc lòng nói hai tiếng “chia tay”. Nhưng cuộc sống là thế, luôn có lý do khiến ta không thể tiếp tục cùng nhau đi đến cuối con đường. Có những người sau khi chia tay là mất hút khỏi thế giới của nhau, có người vẫn giữ lại mến thương mà âm thầm cổ vũ dõi theo, cũng có những người lụy tình đòi sống đòi chết.
Những trường hợp trăm phương ngàn kế níu kéo, đến khi níu kéo không được thì làm phiền, thậm chí là đe dọa người cũ không phải là không có. Đã từng có nhiều vụ việc thương tâm xảy ra chỉ vì người yêu cũ không chấp nhận chia tay mà nảy sinh thù hận. Đây là cách ứng xử của những người ích kỷ, mang tính chiếm hữu cao, với tâm lý “ăn không được thì đạp đổ”, gây ra những hậu quả khôn lường thậm chí là tai hại đến tính mạng.
Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi phát hiện mình đã yêu sai người, không phải chỉ chia tay là xong. Chia tay sao cho khôn khéo để không khiến đối phương ức chế, nảy sinh dã tâm? chia tay rồi thì phải làm gì để bảo vệ mình và người thân nếu lỡ người yêu cũ có dấu hiệu bạo lực, quấy rối?
1. KHÉO LÉO NHƯNG DỨT KHOÁT KHI NÓI LỜI CHIA TAY
(Ảnh: Unsplash)
Khi yêu nhau, ta nói những lời êm thắm, dịu dàng thì không lý gì đến khi chia tay lại buông lời cay nghiệt để xỉ vả nhau. Vậy nên, khi đã đi đến quyết định chia tay, hãy khéo léo nhưng tuyệt đối dứt khoát. Bạn phải phân tích cho người yêu cũ hiểu quyết định chia tay là hoàn toàn nghiêm túc, có lý do chính đáng và bạn không hề có ý định nối lại tình xưa, yêu lại từ đầu.
Hãy nhẹ nhàng nhưng kiên quyết nói lời chia tay, nhưng không phải cố cỏ ra cao thượng hay thương hại người ta. Hai con người muốn ở bên nhau dài lâu còn cần nhiều yếu tố tác thành chứ không phải chỉ có tình yêu là đủ. Nếu đã không hợp và có quá nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ, nên sớm buông tay để tìm cho mình một nơi chốn phù hợp hơn. Cũng đừng phũ phàng gạt bỏ hết những gì đã qua. Cảm ơn người đó đã ngang qua đời, cho ta cảm nhận những vui buồn khi yêu đương, và xin lỗi vì không đi tiếp cùng nhau được nữa.
2. GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG VÀ KIÊN QUYẾT TỪ CHỐI
(Ảnh: Unsplash)
Tình cảm khi xưa không phải nói bỏ là bỏ được, nhưng nếu quyết định buông tay, đừng vì nhìn thấy người yêu cũ đau khổ, bi lụy mà mềm lòng, đó không phải là tình yêu mà chỉ là thương hại. Một khi mềm lòng, do dự, chắc chắn bạn sẽ khó lòng thoát khỏi mối quan hệ nhập nhằng khiến cả hai thêm mệt mỏi. Dây dưa và duy trì một mối quan hệ không rõ ràng chỉ khiến bản thân vừa phiền muộn vừa đánh mất cơ hội tìm được hạnh phúc thực sự.
Video đang HOT
Muốn được như vậy, bạn phải có bản lĩnh cự tuyệt những lời nhung nhớ và hành động níu kéo vấn vương của đối phương. Có thể quyết định chia tay của bạn khiến đối phương bị sốc, động đến lòng tự ái. Họ không chấp nhận được nên có thái độ níu kéo và tìm mọi cách để hàn gắn. Bản chất của hành động này nhiều khi chỉ vì chính họ, vì chưa sẵn sàng và không muốn bị “đá”, chứ không hẳn là còn tình cảm sâu đậm. Vậy nên, hãy bản lĩnh trước những lời đường mật, tình yêu cũng không bao giờ có chỗ dung chứa cho lòng thương hại.
Một lưu ý nữa, tuyệt đối không cáu gắt, tỏ thái độ miệt thị đối phương. Thay vì dùng những lời lẽ tiêu cực, ta nên nói chuyện lịch sự và tôn trọng họ. Cách cư xử của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều tới người yêu cũ, đừng vì tan vỡ mà lựa chọn cách cư xử cực đoan. Điều này dễ khiến đối phương bất mãn và gây ra những chuyện không hay cho cả hại. Chẳng cần phải ngọt ngào đến mức người cũ nhớ mãi không quên, chỉ cần dứt khoát trong lịch thiệp.
Chia tay chỉ là một giai đoạn cảm xúc tồi tệ tạm thời. Nó cho bạn thời gian bình tâm suy nghĩ về chính mình và mở ra một cánh cửa hạnh phúc mới.
3. ĐƯỜNG CHIA HAI NGẢ, RANH GIỚI RÕ RÀNG
(Ảnh: Unsplash)
Vẫn có những trường hợp mọi sự dứt khoát và thẳng thắn không khiến đối phương bỏ cuộc, họ vẫn tiếp tục làm phiền nhằm cứu vãn trong vô vọng, trong khi bản thân bạn không hề muốn nối lại tình xưa. Nếu như vậy, cách tốt nhất là vạch rõ ranh giới với đối phương.
Nếu đối phương có hành động quấy rối, bạn phải cắt đứt đường lui tới của họ bằng cách đổi số điện thoại, thậm chí đổi nơi ở, đổi công ty. Tuyệt đối không cho người yêu cũ bất kì cơ hội nào tiếp cận nói chuyện. Hãy cho họ hiểu và thấy được thái độ dứt khoát không quay đầu của bạn. Xa mặt cách lòng, chỉ có như vậy người yêu cũ của bạn mới không còn hy vọng quay lại và dần từ bỏ.
4. NHỜ ĐẾN SỰ CAN THIỆP CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ PHÁP LUẬT
(Ảnh: Unsplash)
Nếu đối phương quá u mê cố chấp, bạn đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thậm chí là pháp luật. Tình yêu có thể đẹp, nhưng đừng vì quyến luyến cái đẹp đó mà nương tình để người yêu cũ làm hại đến mình. Có những người, đến khi mọi chuyện đã rồi, mới lộ rõ bộ mặt thật. Khi bạn nhận thấy ngươi yêu cũ cư xử và có những hành động vượt quá giới hạn như đe dọa, khống chế hay thậm chí là hành vi bạo lực thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và cơ quan có thẩm quyền. Lúc này, ta đã không thể tự mình đối phó với một người trong trạng thái mất kiểm soát và hành động quá khích. Sự hỗ trợ từ bên thứ ba có thể giúp giải quyết mọi chuyện hiệu quả hơn.
Hãy lựa chọn khôn ngoan để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Trong thời gian này, nên hạn chế ra ngoài một mình, và thủ sẵn đồ phòng thân. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo những vũ khí bị cấm lưu hành trong Bộ luật Hình sự hiện hành để không sử dụng nhầm những thứ pháp luật cấm, gây ra hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp đối phương có những lời dọa dẫm ảnh hưởng đến danh dự và tính mạng, bạn cũng nên ghi âm và chụp lại chứng cứ để nhờ đến sự hỗ trợ của pháp luật. Theo đó, nếu đối phương đe dọa giết thì tố cáo hành vi đe dọa giết người, đe dọa dùng vũ lực để quan hệ tình dục là tội cưỡng dâm, đe dọa tung clip nóng thì tố cáo hành vi làm nhục người khác, tuyên truyền văn hoá phẩm đồi trụy…
Tình yêu không có lỗi, nhưng nếu lỡ xui rủi gặp phải trường hợp “éo le” này, hãy tỉnh táo và khôn ngoan để tự vệ sau khi đổ vỡ.
Theo elle.vn
Làm thế nào để tự bảo vệ mình trước níu kéo "quá khích" từ người yêu cũ?
Có người sau khi chia tay là hết, có người xem nhau như bạn bè nhưng cũng có người đòi sống đòi chết khi mỗi người mỗi ngả.
Vậy bạn sẽ làm thế nào để tự bảo vệ mình trước níu kéo "bất chấp" từ người yêu cũ sau khi chia tay?
Lúc yêu nhau, có mấy ai muốn cuộc tình tan vỡ để rồi buộc lòng nói hai tiếng "chia tay". Nhưng cuộc sống là thế, luôn có lý do khiến ta không thể tiếp tục cùng nhau đi đến cuối con đường. Có những người sau khi chia tay là mất hút khỏi thế giới của nhau, có người vẫn giữ lại mến thương mà âm thầm cổ vũ dõi theo, cũng có những người lụy tình đòi sống đòi chết.
Những trường hợp trăm phương ngàn kế níu kéo, đến khi níu kéo không được thì làm phiền, thậm chí là đe dọa người cũ không phải là không có. Gần đây đã từng có nhiều vụ việc thương tâm xảy ra chỉ vì người yêu cũ không chấp nhận chia tay mà nảy sinh thù hận. Đây là cách ứng xử của những người ích kỷ với tâm lý "ăn không được thì đạp đổ", gây ra những hậu quả khôn lường thậm chí là tai hại đến tính mạng.
Tuy kết thúc một mối tình là việc hết sức khó khăn với người ấy, đặc biệt là nếu như quyết định đó đến từ bạn. Tất nhiên, khi phải nghe lời chia tay từ người mà mình yêu, tất nhiên tâm trạng ai cũng thế, nghĩa là sẽ không thể chấp nhận được, và rồi nhiều người bắt đầu giận dữ, nói những lời có thể làm đối phương tổn thương, làm cho mọi thứ rối loạn... Vậy trong trường hợp này, bạn nên làm thế nào để tự bảo vệ mình trước những níu kéo "quá khích" từ người yêu cũ?
Phải khéo léo nhưng cũng thật dứt khoát
Khi đã hết yêu nhau, hãy nhẹ nhàng cũng thật kiên quyết nói lời chia tay, nhưng không phải cố tỏ ra cao thượng hay thương hại người ấy. Nếu đã không hợp và có quá nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ, nên sớm buông tay để tìm cho mình một nơi chốn phù hợp hơn. Tuy vậy, bạn cũng đừng phũ phàng gạt bỏ hết những gì đã qua của hia người. Bạn cũng nên cảm ơn người đó đã ngang qua đời mình, cho mình cảm nhận những vui buồn khi yêu đương, và xin lỗi vì không đi tiếp cùng nhau được nữa.
Bạn nên nhớ rằng, khi yêu nhau, hai người đã nói những lời êm thắm, dịu dàng với nhau thì không lý gì đến khi chia tay lại dành cho nhau những lời cay nghiệt. Vậy nên, khi đã đi đến quyết định chia tay, hãy khéo léo nhưng tuyệt đối dứt khoát. Phải phân tích cho người ấy hiểu quyết định chia tay là hoàn toàn nghiêm túc, có lý do chính đáng và bạn không hề có ý định nối lại tình xưa.
Phải xác định ranh giới thật rõ ràng
Có những trường hợp mọi sự dứt khoát và thẳng thắn của bạn không khiến người ấy bỏ cuộc, và họ vẫn tiếp tục làm phiền nhằm cứu vãn trong vô vọng. Nếu như vậy, cách tốt nhất bạn cần làm là nên vạch rõ ranh giới với đối phương. Nếu người ấy có hành động quấy rối, bạn phải cắt liên lạc với của họ bằng cách đổi số điện thoại, thậm chí đổi nơi ở, đổi công ty...
Tuyệt đối không cho người yêu cũ bất kì cơ hội nào tiếp cận nói chuyện. Hãy cho người ấy hiểu và thấy được thái độ dứt khoát không quay đầu của bạn. Xa mặt cách lòng, chỉ có như vậy người yêu cũ của bạn mới không còn hy vọng quay lại và dần từ bỏ.
Phải kiên quyết từ chối
Nếu bạn đã quyết định buông tay thì đừng vì nhìn thấy người ấy đau khổ, bi lụy mà mềm lòng. Một khi mềm lòng, do dự, chắc chắn bạn sẽ khó lòng thoát khỏi mối quan hệ nhập nhằng khiến cả hai thêm mệt mỏi. Dây dưa và duy trì một mối quan hệ không rõ ràng chỉ khiến bản thân vừa phiền muộn vừa đánh mất cơ hội tìm được hạnh phúc thực sự.
Bạn phải có bản lĩnh cự tuyệt những lời nhung nhớ và hành động níu kéo vấn vương của đối phương. Có thể quyết định chia tay của bạn khiến đối phương bị sốc, động đến lòng tự ái. Người ấy không chấp nhận được nên có thái độ níu kéo và tìm mọi cách để hàn gắn nhưng bản chất của hành động này nhiều khi chỉ vì họ chưa sẵn sàng và không muốn bị "đá" chứ không hẳn là còn tình cảm sâu đậm. Vậy nên, hãy kiên quyết từ chối và bản lĩnh trước những lời đường mật. Tình yêu cũng không bao giờ có chỗ dung chứa cho lòng thương hại.
Nhờ sự can thiệp từ người khác, thậm chí pháp luật
Nếu dùng các biện pháp như trên mà đối phương quá u mê cố chấp, bạn đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thậm chí là pháp luật can thiệp. Khi bạn nhận thấy ngươi yêu cũ cư xử và có những hành động vượt quá giới hạn như đe dọa, khống chế hay thậm chí là hành vi bạo lực thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và cơ quan có thẩm quyền. Lúc này, ta đã không thể tự mình đối phó với một người trong trạng thái mất kiểm soát và hành động quá khích. Thế nên nhờ sự hỗ trợ từ bên thứ ba có thể giúp giải quyết mọi chuyện hiệu quả hơn.
Trong trường hợp đối phương có những lời dọa dẫm ảnh hưởng đến danh dự và tính mạng, bạn cũng nên ghi âm và chụp lại chứng cứ để nhờ đến sự hỗ trợ của pháp luật.
Yêu là một nghệ thuật và chia tay cũng phải là một nghệ thuật. Hãy học cách chia tay thật văn minh, cho đối phương lẫn cho chính bản thân mình cảm thấy sao cho thoải mái nhất. Tình yêu không có lỗi, nhưng nếu lỡ xui rủi gặp phải trường hợp "éo le" như thế này, hãy tỉnh táo và khôn ngoan để tự bảo vệ mình nếu người yêu cũ quá "quá khích" sau khi đổ vỡ, bạn nhé!
Theo bestie.vn
Cuộc đụng độ cực choáng của vợ với người yêu cũ, lời cầu xin thứ tha và màn đáp trả sấm sét Dù có viết bao nhiêu cuốn truyện, Ánh cũng không thể tượng tượng có ngày vợ của Quân lại là fan hâm mộ của mình. Để rồi, ngày họ chạm mặt, khi Quân buồn bã u sầu thì vợ anh ta lại vui như trẻ được quà... Ánh bước ra khỏi phòng họp báo với khuôn mặt vui tươi nhưng không giấu nổi...