Cách bảo quản gừng củ
Gừng là loại gia vị phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều món ăn do có vị thơm và cay. Gừng là gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày của người châu Á.
Không chỉ vậy, gừng còn có công dụng chữa bệnh: chữa trị chứng say tàu xe, cảm lạnh, táo bón và buồn nôn ở những phụ nữ đang mang thai. Do vậy, việc dự trữ sẵn gừng trong bếp sẽ mang lại khá nhiều lợi ích, vừa để nêm món ăn, vừa để chữa bệnh khi cần thiết. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản gừng trong thời gian dài.
1. Ở nhiệt độ thường
Bạn hoàn toàn có thể bảo quản gừngở nhiệt độ bình thường nhưng phải cho chúng vào túi nhựa và để ở nơi khô ráo. Loại gia vị này sẽ vẫn giữ được mùi vị thơm ngon ở nhiệt độ bình thường trong khoảng hơn một tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát. Biện pháp này giúp bạn bảo quản gừng củ tươi ngon trong khoảng 2 tuần.
2. Trong tủ lạnh
Video đang HOT
Đây chính là cách bảo quản gừng tươi lâu. Chỉ cần dùng giấy thấm nước (loại dùng cho nhà bếp) bọc toàn bộ củ gừng rồi cho chúng vào túi ny-lon hàn kín trước khi để vào tủ lạnh, chất lượng gừng sẽ được đảm bảo tốt trong khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, đừng gọt lớp vỏ của gừng vì sẽ mất đi tinh chất, không còn thơm và rất dễ bị khô.
3. Nghiền nát
Trước tiên, bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.
4. Sấy khô và làm thành bột
Để sấy khô gừng củ, hãy phơi nắng chúng khoảng một tuần. Tiếp tục nghiền nát củ gừng đã khô rồi cho bột gừng vào trong lọ có nắp kín và đậy thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng khô bất kỳ lúc nào với liều lượng tùy thích.
Theo PNO
Bí quyết giữ dinh dưỡng khi dự trữ thực phẩm
Đối với rau củ quả: Có một số loại rau quả để lâu trong tủ lạnh mặc dù trông vẫn tươi nhưng thực tế thì đã bị mất hết dinh dưỡng.
Ví dụ như quả ớt chuông Đà Lạt có thể để trong tủ lạnh hàng tuần trông vẫn tươi nguyên nhưng thực chất nó sẽ bị mất hàm lượng đường chỉ trong vài ngày, ngay cả khi để trong tủ lạnh.
Bắp ngô cũng vậy, rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách cũng có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng đối với các loại rau này nên dùng ngay để có được hàm lượng vitamin tốt nhất. Các loại quả như xoài, dứa cũng chỉ nên lưu trữ 2 ngày, để lâu ăn sẽ không còn vị thơm ngon nữa.
Các loại nấm, các loại quả như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày. Các loại quả vỏ cứng: Măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần.
Đối với thực phẩm tươi sống
Các loại thịt "chịu nhiệt" lâu hơn cá. Nếu để chế độ nhiệt độ thích hợp (4-7 độ C) thì thời gian tối đa để lưu trữ thịt trong tủ lạnh là từ 5 ngày đối với chim cút, chim bồ câu, thỏ; 7 ngày đối với lợn, gà, vịt; 10 ngày đối với bò, cừu, dê. Riêng với cá chỉ nên giữ trong tủ lạnh trong vòng 36 giờ. Trước khi cho cá vào tủ lạnh, nên bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản cá là từ 3-5 độ C.
Đối với thực phẩm đông lạnh
Khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại. Những thức ăn đã dùng chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.
Theo Tapchiamthuc
Mẹo nhỏ giữ cá tươi lâu Cá mua về mà không bảo quản hay chế biến ngay rất dễ bị hỏng. Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giữ cá tươi. Bạn hãy bỏ một ít bột cải vào đĩa nhỏ, để cùng với cá tươi vào một đồ đựng đóng kín, đặt trong nhà với nhiệt độ vừa phải có thể giữ cá được 4 đến...