Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon
Đậu phụ là món ngon phổ biến ở châu Á, tuy nhiên nhược điểm của nó là rất mau hỏng. Sau đây là vài bí quyết giúp bạn dự trữ được đậu phụ trong thời gian tương đối dài.
1. Kiểm tra thời hạn sử dụng:
Trên bao bì sản phẩm (nếu bạn mua đậu phụ được đóng gói sẵn trong siêu thị) luôn ghi thời hạn sử dụng, cách bảo quản. Còn đậu phụ bán ở chợ thường được làm và bán trong ngày.
2. Cách bảo quản:
Đối với đậu phụ tươi mua ở chợ, sau khi rửa sạch, hãy cho chúng vào hộp đựng, đổ nước lạnh vào ngập mặt đậu rồi đậy kín nắp và đặt vào tủ lạnh. Cần thay nước cho hộp đậu mỗi ngày để chúng luôn có đủ độ ẩm và tươi.
Đối với loại đậu phụ đã được đóng gói sẵn, cần bảo quản lạnh ngay khi mua về, không nên mở bao bì cho đến khi có nhu cầu sử dụng. Phần đậu không dùng hết sau khi đã mở bao bì có thể cho vào hộp kín và bảo quản tương tự như đậu phụ tươi.
3. Đậu phụ để được bao lâu?
Nếu được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, đậu phụ sẽ tươi ngon và dùng được trong vòng từ bảy đến mười ngày.
Video đang HOT
Bạn có thể bảo quản đậu phụ bằng tủ đông. Trước hết, thái đậu thành những miếng vừa phải, phù hợp với mục đích sử dụng, cho vào những túi nhựa riêng biệt và để vào tủ đông. Bằng cách này, bạn sẽ giữ được độ tươi của đậu phụ tới 5 tháng.
Những bước cơ bản trên sẽ giúp bạn bảo quản được đậu phụ lâu hơn so với bình thường. Ngoài ra cần lưu ý khi bảo quản đậu phụ:
- Đừng vội vứt bỏ đậu phụ khi phần nước bạn đã cho vào hộp chuyển sang màu vàng nhẹ. Màu vàng này do phần sữa đậu nành đã đông đặc bên trong đậu tiết ra. Chúng sẽ bị phân hủy sau khi được ngâm trong nước một thời gian. Tuy nhiên, nếu đậu đã được bảo quản hơn mười ngày trong tủ, bạn không nên dùng nữa, vì lúc này chất lượng của đậu không còn đảm bảo.
- Nếu đậu đã mua có vị hơi chua, bạn cũng không nên dùng bởi có thể chúng không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và đã bị hỏng.
Theo VNE
Bảo quản thớt cho đúng, bạn đã biết cách chưa?
Mỗi loại thớt có cách sử dụng và cách bảo quản riêng. Để đảm bảo vệ sinh cho cả nhà, mời bạn cùng tham khảo cách hay dưới đây.
Mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi trùng còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng. Dù bạn đã rửa sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển. Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.
Để tránh nhiễm bệnh, ngoài cách vệ sinh thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau.
Thớt thủy tinh
Những chiếc thớt chất liệu thủy tinh với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt sẽ tô điểm cho gian bếp thêm phần sống động. Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Bạn có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loại thớt này. Bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Vì thế bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.
Ngoài sự tiện dụng, đẹp mắt, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng thớt. Bạn nên chọn mua sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và niêm yết kiểm định đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nơi sản xuất.
Các bà nội trợ cũng nên có thớt dành riêng cho thức ăn sống và chín, thậm chí có thể có các thớt màu dành riêng cho thịt, cá. Thớt dành cho thức ăn chín, bạn cần tráng qua nước sôi trước khi thái, chặt thức ăn. Sau khi sử dụng, bạn cần treo thớt nơi khô thoáng, có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới.
Thớt nhựa
Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ và khắc phục được những nhược điểm của thớt gỗ như không bị thấm nước, không có mùn thớt và không bị mục. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Vì vậy, giống như thớt thủy tinh, bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.
Ngoài kiểu hình tròn và hình chữ nhật quen thuộc, thớt nhựa còn có loại chia ngăn giúp bạn sơ chế cùng lúc nhiều loại thực phẩm. Hiện trên thị trường đã có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn, có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.
Khi sử dụng thớt nhựa, bạn cần lưu ý:
- Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
Thớt gỗ
Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý:
- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.
- Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Theo VNE
Bảo quản đậu phụ thế nào? Đậu phụ rất mau hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn dự trữ được đậu phụ trong thời gian tương đối dài. 1. Kiểm tra thời hạn sử dụng Trên bao bì sản phẩm (nếu bạn mua đậu phụ được đóng gói sẵn trong siêu thị) luôn ghi thời bạn sử dụng, cách...