Cách bảo dưỡng phanh ô tô để yên tâm đi Tết
Trước những chuyến đi xa, phanh xe (thắng) là bộ phận luôn cần phải chăm sóc thường xuyên để đảm bảo an toàn. Vậy, kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này thế nào cho đúng?
Khi nào nên bảo dưỡng phanh?
Rất khó để có một “công thức” chung xác định chính xác khi nào cần kiểm tra, bảo dưỡng phanh vì nó phụ thuộc vào điều kiện đường sá mà xe thường di chuyển, thói quen của lái xe cũng như loại phụ tùng mà chủ xe sử dụng trước đó.
Các chuyên gia về ô tô khuyên chúng ta hãy kiểm tra và thay má phanh sau khoảng 30.000 km di chuyển, hoặc sau 2 năm hoạt động của xe. Thời gian này này có thể ngắn hơn nếu ô tô thường xuyên đi tại khu vực đông dân cư hay phải sử dụng phanh.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ thì bất cứ lúc nào trong quá trình lái xe xuất hiện một số hiện tượng sau, bạn cũng nên đưa xe đi kiểm tra phanh.
Kiểm tra và thay má phanh sau khoảng 30.000 km di chuyển, hoặc sau 2 năm hoạt động của xe
- Nếu đạp lên chân phanh không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “ăn” thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu phanh hoặc má phanh quá mòn, cần thay thế.
- Nếu đạp phanh thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu hiệu cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng lại mặt.
Video đang HOT
- Khi phanh xe xuất hiện tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố phanh xe đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
- Khi không nhấn phanh nhưng tại bộ phận phanh vẫn phát ra tiếng kêu; xe bị ghì phanh và nặng hơn là bị bó phanh.
Khi xuất hiện các hiện tượng trên có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề về phanh, hãy đưa xe đến các gara hoặc trung tâm bảo dưỡng càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn.
Bảo dưỡng phanh ô tô như thế nào?
Trong trường hợp nhận thấy phanh xe có sự bất thường, hãy nhanh chóng đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng hoặc gara để các chuyên gia “khám” và sửa chữa triệt để.
Sau một thời gian sử dụng, dưới sự tác động của việc phanh cùng môi trường bên ngoài như đất, đá, nhiệt độ,… có thể gây cong vênh đĩa phanh, làm đĩa phanh bị gồ ghề hay độ dày không đồng nhất. Trong những trường hợp đó, láng đĩa phanh được coi là biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề về phanh.
Tùy vào mức độ mà bạn còn phải thay thế má phanh, piston,… định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Láng đĩa phanh ô tô là công việc phục hồi bề mặt đĩa phanh, tối ưu hiệu quả hệ thống phanh nhờ tái tạo lại bề mặt tiếp xúc để giúp giải quyết các hiện tượng tạo ra tiếng ồn hay rung lắc khi đạp phanh xe.
Bên cạnh đó, việc láng mặt đĩa phanh còn hỗ trợ kéo dài thời gian sử dụng của toàn bộ hệ thống phanh, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cho người lái. Giúp tiết kiệm tiền mà không cần thiết phải thay đĩa phanh mới.
Các chuyên gia cũng lưu ý, đối với các xe có hệ thống phanh ABS cần hết sức thận trọng, khi láng đĩa phanh phải xem xét đến độ dày tối thiểu cho phép. Một số xe không thể khắc phục bằng cách láng đĩa phanh mà phải thay thế đĩa phanh khi bị xước, mòn.
Ngoài việc láng đĩa, tùy vào mức độ mà bạn còn phải thay thế má phanh, piston,… định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để hệ thống phanh hoạt động an toàn nhất.
Khi nào phải bảo dưỡng, láng đĩa phanh ô tô?
Phanh xe là bộ phận an toàn quan trọng hàng đầu trên chiếc xe. Người dùng cần bảo dưỡng và thay thế định kỳ chứ không phải chỉ thay dầu phanh hay má phanh là làm trơn đĩa phanh.
Trường hợp nào cần kiểm tra, bảo dưỡng phanh lập tức?
Nếu xe bạn gặp phải một số dấu hiệu liệt kê dưới đây thì bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng để thợ xe phát hiện lỗi và thay thế đĩa phanh nếu cần.
- Tiếng ồn khi phanh: Khi nhấn phanh, nếu bạn nghe thấy tiếng mài mòn, tiếng rít,... thì có thể đĩa phanh của bạn đã bị mài mòn đến mức báo động và chạm vào tấm kim loại. Nếu đạp pedal phanh có tiếng kêu lục cục thường cũng là dấu hiệu cho thấy các má phanh đã quá mòn hoặc hệ thống phanh khô dầu, cần bảo dưỡng.
Khi nhấn phanh, nếu bạn nghe thấy tiếng mài mòn, tiếng rít,... thì có thể đĩa phanh của bạn đã bị mài mòn đến mức báo động
- Xe bị rung lắc, hoặc chệch hướng, bó chặt khi phanh: Các tình huống này cho thấy các má phanh mòn không đều, một hoặc nhiều cụm phanh không "ăn", khiến cho chiếc xe bị chệch hướng. Trong các tình huống đường đông đi chậm, bạn tác động lực nhẹ lên bàn đạp phanh mà xe vẫn bị phanh khựng lại cũng là một dấu hiệu bất thường, cần kiểm tra.
- Đạp phanh sát xuống sàn xe... vẫn trôi: Rõ ràng là dấu hiệu cho thấy đĩa phanh/ má phanh đã quá mòn. Hệ thống phanh hoạt động không hiệu quả. Trong trường hợp này cần mang xe đi bảo dưỡng lập tức.
Tại sao phải láng đĩa phanh?
Bề mặt của đĩa phanh có công dụng tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc này còn có tác dụng giúp giải quyết các hiện tượng tạo ra tiếng ồn hay rung lắc khi đạp phanh. Về lâu về dài còn hỗ trợ và kéo dài thời gian sử dụng của toàn bộ hệ thống phanh
Bề mặt của đĩa phanh có công dụng tối ưu hiệu quả hệ thống phanh do tái tạo lại bề mặt tiếp xúc.
Khi bề mặt của đĩa phanh không đồng đều sẽ xảy ra một số hiện tượng:
- Khi má phanh và mặt đĩa tiếp xúc không đồng đều nhau sẽ làm một số thành phần khác mất đi sự cân bằng. Không những vậy, đây còn là nguyên nhân khiến đĩa phanh có độ mòn không đều ở phần các cạnh dẫn đến má phanh không ăn khớp hoàn toàn.
- Có hiện tượng gỉ sét trên bề mặt đĩa phanh, do sử dụng lâu hay ảnh hưởng từ những chất ăn mòn xung quanh.
- Phần giữa má và đĩa dễ bị những vật cứng lọt vào làm tổn hại, lâu dần sẽ tạo thành đường rãnh, sóng.
Theo kinh nghiệm lái xe thực tế cho thấy, trường hợp tiếp xúc má phanh và đĩa phanh không đồng đều nhau sẽ gây ra rắc rối như:
- Tạo cảm giác phanh không thật chân.
- Có những tiếng động lạ, rất khó chịu khi phanh.
Lái xe số sàn nên đạp phanh trước hay côn trước? Việc giảm tốc độ, dừng xe của xe số sàn cũng cần phải kết hợp giữa cả chân côn và phanh. Có người sử dụng côn trước rồi phanh, có người thực hiện ngược lại. Vậy, sử dụng côn trước hay phanh trước? Theo các chuyên gia lái xe an toàn, khi lái xe trên đường thì bao giờ cũng phải ưu tiên...