Các yếu tố khiến hàng nghìn người thiệt mạng vì lũ lụt thảm khốc ở Libya
Các chuyên gia nhận định rằng biển ấm hơn, rối ren chính trị và cơ sở hạ tầng thiếu thốn kết hợp với ảnh hưởng tàn khốc từ trận lũ hôm 10/9 đã khiến hơn 3.000 người Libya thiệt mạng.
Xe ô tô hư hại trên đường phố Derna sau lũ quét. Ảnh: AFP
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đưa tin các tòa nhà ven sông ở thành phố Derna đã đổ sập sau khi cơn bão Daniel mang theo lượng mưa lớn làm vỡ đập sông và nhấn chìm toàn bộ khu vực lân cận.
Bão Daniel hình thành vào khoảng ngày 4/9, tàn phá nhiều nơi tại Bulgaria, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước. Những cơn bão Địa Trung Hải mang đặc điểm của bão nhiệt đới này thường được gọi là “medicane”, xảy ra một đến ba lần một năm.
Kênh DW (Đức) cho biết với đường kính tối đa 300 km, “medicane” thường nhỏ hơn bão nhiệt đới. Chúng thường tan sau vài tiếng đồng hồ và hiếm khi kéo dài đến 2 ngày.
Giáo sư Suzanne Gray tại Đại học Reading (Anh) nhấn mạnh “medicane” cần nhiệt và độ ẩm. Những yếu tố này lại “được tăng cường nhờ nhiệt độ mặt nước biển ấm”.
Nhiều nhà khoa học nhận định vùng nước bề mặt ở phía Đông Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ấm hơn bình thường từ 2 đến 3 độ C, “có khả năng khiến lượng mưa dữ dội hơn”.
Giáo sư Gray bổ sung rằng báo cáo đánh giá cuối cùng từ ban cố vấn khoa học của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, được công bố đầu năm nay, đã kết luận rằng thế giới đang nóng lên sẽ làm tăng sức mạnh của “medicane” ngay cả khi chúng giảm tần suất.
Video đang HOT
Hầu hết các nhà khoa học đều thận trọng trong việc tạo ra mối liên hệ trực tiếp giữa các hiện tượng thời tiết riêng lẻ và những thay đổi lâu dài của khí hậu. “Nhưng bão Daniel là minh họa cho loại lũ lụt tàn khốc có thể ngày càng tăng trong tương lai khi thế giới nóng lên”, Giáo sư Lizzie Kendon tại Đại học Bristol (Anh) nhận định.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết nhiệt độ bề mặt nước biển đang tăng cao đến mức nhiệt kỷ lục trên toàn cầu, với 2023 có thể sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người tạo ra kể từ buổi bình minh của thời đại công nghiệp.
Bất ổn chính trị
Cảnh tan hoang trên đường phố Derna sau lũ lụt. Ảnh: AFP
Một số nhà phân tích tin rằng bối cảnh chính trị ở Libya – bị chia cắt bởi hơn một thập kỷ xung đột dân sự sau cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011 – đã góp phần dẫn đến mức tàn phá này.
Libya bị chia rẽ giữa hai chính phủ đối địch: chính quyền được quốc tế công nhận có trụ sở tại thủ đô Tripoli ở phía Tây và một bên là lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía Đông bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Giảng viên Leslie Mabon tại Đại học Mở có trụ sở ở Anh, lập luận: “Không có cái gọi là thảm họa tự nhiên”.
Ông cho biết, mặc dù biến đổi khí hậu có thể khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn, nhưng các yếu tố xã hội, chính trị và kinh tế sẽ quyết định đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Một giảng viên khác tại Đại học Mở (Anh) – ông Kevin Collins cho biết thiệt hại về người cũng là hậu quả của hạn chế trong hệ thống dự báo, cảnh báo và sơ tán của Libya. Ông nói thêm, những điểm yếu trong tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế đối với cơ sở hạ tầng và các thành phố cũng bộc lộ.
Ông Mabon cho biết thêm, tình trạng chính trị ở Libya “đặt ra những thách thức trong phát triển các chiến lược đánh giá, trao đổi thông tin về rủi ro; điều phối các hoạt động cứu hộ và khả năng bảo trì các cơ sở hạ tầng quan trọng như đập nước”.
Động đất, lũ lụt tàn phá Bắc Phi khiến hàng chục nghìn người chết và mất tích
Trong khi Libya hứng chịu thảm hoạ lũ lụt thì tại một quốc gia Bắc Phi khác là Maroc, động đất thế kỷ đã xảy ra.
Tới nay, thảm hoạ đã khiến hàng chục nghìn người chết và mất tích ở hai quốc gia này.
Một tuyến đường ven biển ở thành phố Derna, Libya bị phá hủy trong trận lũ gây ra bởi cơn bão Daniel, ngày 11/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiều 10/9, bão Daniel đã đổ bộ vào Libya gây ra mưa lớn, khiến hai con đập ở Derna vỡ cùng lúc, tạo ra dòng chảy xiết dâng cao cuốn trôi nhiều nhà cửa, xoá sổ toàn bộ khu dân cư dọc theo con sông chảy từ trên núi xuống. Tới nay, thảm hoạ đã khiến ít nhất 5.300 người chết và 10.000 người mất tích.
Tại thành phố Derna, nơi có khoảng 125.000 dân và bị ảnh hưởng nặng nề nhất, người ta thấy những khu dân cư bị tàn phá, các tòa nhà bị cuốn trôi, ô tô lật trên mái nhà, những con đường sụt gẫy và hàng loạt đống đổ nát do dòng nước lũ để lại.
Theo ước tính ban đầu khoảng 1/4 thành phố biến mất và chỉ riêng tại đây đã tìm thấy hơn 1.000 thi thể trong khi còn có tới 6.000 người mất tích, bao gồm nhiều người có thể đã bị nước lũ cuốn ra biển.
Không ai sẵn sàng đối phó bởi thảm hoạ xảy ra trong đêm và hầu hết mọi người đều đang ngủ. Nhiều người cảm thấy chưa bao giờ sợ hãi như bây giờ bởi họ mất liên lạc với tất cả gia đình, bạn bè và hàng xóm.
Libya là quốc gia có 6 triệu dân, đã rơi vào tình trạng chia rẽ giữa các phe phái tham chiến kể từ sau cuộc chính biến năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Gadhafi.
Hiện nay, ở nước này tồn tại hai chính quyền với lực lượng vũ trang riêng.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân dưới những đống đổ nát sau trận động đất ở Marrakesh, Maroc, ngày 10/9/2023. Ảnh: Anadolu/TTXVN
Trong khi Libya hứng chịu thảm hoạ lũ lụt thì tại một quốc gia Bắc Phi khác là Maroc, động đất thế kỷ đã xảy ra vào tối 8/9.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), thảm họa mạnh 6,8 độ và là trận động đất mạnh nhất từng tấn công quốc gia Bắc Phi này trong một thế kỷ qua.
Trong khi đó, Giáo sư Iyd al-Tarazi thuộc Khoa Địa chấn và Thảm họa tự nhiên tại Đại học Hashemite ở Jordan nhận định, trận động đất ở Maroc mạnh ngang 25 quả bom nguyên tử.
Tới nay, các nhà chức trách xác nhận hơn 2.900 người đã thiệt mạng và trên 5.500 người khác bị thương.
Hầu hết các trường hợp thiệt mạng được ghi nhận ở khu vực miền núi gần tâm chấn, những nơi mà hầu hết nhà được xây bằng gạch bùn và gỗ hoặc gạch làm bằng than xỉ và xi măng, có kết cấu ít khả năng chống chịu động đất.
Các đội cứu hộ đang chạy đưa với thời gian để tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát, nhưng họ gặp khó khăn trong việc di chuyển tới các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đường sá bị hư hỏng, nhiều tòa nhà đã đổ sập.
Vài ngày sau trận động đất, người dân nhiều nơi tại Maroc đang ngủ ngoài đường vì sợ phải trở về nhà. Trong khi đó, khách du lịch đổ xô về các sân bay. Họ cắm trại ở sân bay, cố gắng rời khỏi quốc gia châu Phi này càng sớm càng tốt.
Cảm giác lo sợ về dư chấn bao trùm bởi sau động đất chắc sẽ xảy ra các đợt dư chấn và ngay cả khi dư chấn yếu hơn, chúng vẫn có thể dẫn đến sự sụp đổ của những tòa nhà vốn đã bị lung lay, rạn nứt, nghiêng vẹo do trận động đất.
Lũ lớn do bão Daniel khiến ít nhất 150 người thiệt mạng tại Libya Ngày 11/9, một quan chức Libya cho biết ít nhất 150 người đã thiệt mạng trong trận lũ lụt kinh hoàng tại nước này do ảnh hưởng của cơn bão Daniel quét qua Địa Trung Hải. Mưa lớn gây lũ lụt ở Libya. Ảnh: aa.com.tr Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP (Pháp), người phát ngôn chính quyền tại Benghazi, ông Mohamed Massoud...