Các yếu tố chính trị đằng sau vụ đánh bom ở Bangkok
Sự chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái chính trị, xung đột với phiến quân ở miền nam, và khúc mắc với người Duy Ngô Nhĩ, là những yếu tố mà các nhà phân tích đặt ra khi xem xét động cơ vụ đánh bom tàn bạo làm rung chuyển Bangkok vừa qua.
Máu và tư trang của nạn nhân nằm rải rác tại khu vực đền Erawan sau vụ đánh bom hôm 17/8. Ảnh: Reuters
Vẫn chưa có bên nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại đền thờ Erawan và vụ nổ lựu đạn sau đó. Trong một tuyên bố với báo giới, Thủ tướng Prayuth nói rằng “có vẻ như có những cá nhân hoặc nhóm đang nuôi dưỡng ý đồ làm hại Thái Lan. Những người này có thể theo đuổi các lợi ích chính trị hoặc các ý đồ khác bằng cách làm hại nền kinh tế và ngành du lịch”.
Bangkok chưa từng gánh chịu một tấn công tàn bạo như vậy, nhưng thực tế tình hình Thái Lan nhiều năm qua không yên ổn.
Xung đột chính trị
Khi tướng Prayut Chan-ocha áp đặt thiết quân luật ngày 20/5/2014, chỉ ít ngày sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ nhiệm theo phán quyết của Tòa Hiến pháp Thái Lan, ông Prayut nói rằng việc này nhằm giảm căng thẳng khi các bên đối thủ chính trị không thể thống nhất cách thức quản lý đất nước. Xã hội Thái Lan bị chia rẽ, với một bên là những người bình dân, đa số là người nghèo hoặc sống ở nông thôn, ủng hộ cựu thủ tướng Shinawatra và anh trai bà là Thaksin. Còn bên kia là những người tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa ở Bangkok, cáo buộc anh em Thaksin tội tham nhũng.
Việc ông Thaksin bị lật đổ năm 2006 dẫn đến một phong trào phản đối rộng lớn, sau đó là những cuộc biểu tình tại nhiều nơi ở Bangkok năm 2010. Hơn 90 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh.
Năm ngoái, ngay sau khi giới quân sự nắm quyền kiểm soát, tướng Prayut cam kết sẽ làm hết sức để đưa Thái Lan trở về chính phủ dân cử. Cuộc bầu cử lúc đầu được dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm nay nhưng sau đó được hoãn đến cuối năm 2016. Tướng Prayuth Chan-ocha đang đảm nhiệm chức vụ thủ tướng tạm thời. Một ủy ban do hội đồng quân sự cử ra đã soạn dự thảo hiến pháp mới. Tuy nhiên, các nhà phê bình không hài lòng về chất lượng của dự thảo này.
“Có các nhóm chính trị chống đối chính quyền quân sự, nhưng họ là những người dân ch. Đánh bom khủng bố không phải là phong cách của họ”, nhà phân tích Bobby Ghosh của CNN nhận định. “Họ không đánh bom dân thường vô tội và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Thái Lan”.
Paul Chambers, từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Chiang Mai, cho rằng vụ tấn công có thể chỉ ra có vấn đề trong nội bộ quân sự hoặc cảnh sát.
“Cần xem xét 3 điều là: Ai ở Thái Lan có khả năng làm việc này? Ai được lợi nhất từ vụ này và tại sao họ lại tiến hành vào lúc này? Tôi nghĩ rằng câu trả lời dẫn đến các yếu tố nội bộ trong giới quân sự hoặc cảnh sát Thái, vì ngay lúc này đang diễn ra một số cải tổ nhân sự trong giới quân sự. Một số người và các nhóm sĩ quan trung cấp không thích thú với những cải tổ đó”.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang Thái Lan đã tiến hành chiến dịch kéo dài vài thập kỷ để chống lại những phần tử Hồi giáo đòi ly khai ở nam Thái Lan, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Những người Hồi giáo này này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía nam là Pattani, Yala, Narathiwat, Satun và Songkhla, được trang bị tốt, có động lực và ngày càng táo bạo. Họ chiến đấu vì mục đích rõ ràng là lập ra một nhà nước Hồi giáo riêng biệt của khoảng 1,8 triệu người Hồi giáo dân tộc Malay.
Tháng 1/2004, phe ly khai tấn công để đánh cắp vũ khí trong một trại lính của chính quyền. Quân đội Thái Lan tiến hành đàn áp và bạo động bùng nổ. Theo số liệu ước tính của các tổ chức phi chính phủ, chính quyền Thái Lan đã điều 150.000 quân đến để chiến đấu với khoảng 3.000 – 9.000 phần tử ly khai. Tuy nhiên, cuộc xung đột chưa bao giờ vượt quá phạm vi các tỉnh phía nam.
Tuy nhiên, nhà phân tích Bobby Ghosh cho rằng vụ đánh bom vừa qua “không giống phong cách” của phần tử ly khai ở miền nam. “Đòi hỏi của họ giới hạn ở tầm khu vực thôi và họ có xu hướng tấn công vào các mục tiêu quân sự và an ninh”, chứ không phải là dân thường và du khách.
Trong khi đó, nhà phân tích độc lập Đông Nam Á Zachary Abuza cho rằng có thể có những chiến binh trẻ sốt ruột vì sau 12 năm, tình hình bạo lực hiện tại vẫn chưa đến đâu, và có thể họ tiến hành vụ tấn công này để leo cao căng thẳng.
Ngoài ra, cũng có nhóm Hồi giáo cực đoan với đặc tính tương tự như Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng nổi lên trong khu vực. Họ ít quan tâm đến bản sắc văn hóa dân tộc hoặc mục tiêu của những người Hồi giáo dân tộc Malay, mà chỉ muốn làm khu vực mất kiểm soát.
Bất hòa với người Duy Ngô Nhĩ
Thái Lan tháng trước bị chỉ trích vì trục xuất hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc, nơi họ có thể bị xét xử, dù những người này nói rằng họ có hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ.
Duy Ngô Nhĩ là nhóm dân tộc theo đạo Hồi sống tập trung tại Tân Cương, tỉnh miền tây Trung Quốc giàu tài nguyên khoáng sản, kể cả dầu mỏ. Sau hàng thập kỷ, người Hán di cư đến vùng này, vướng vào căng thẳng với người Duy Ngô Nhĩ vì tranh chấp đất đai.
Quyết định trục xuất những người Duy Ngô Nhĩ nói trên đã khiến biểu tình phản đối nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì người Duy Ngô Nhĩ có tương đồng trong ngôn ngữ và văn hóa với với nước này. Đại sứ quán Thái Lan ở Ankara và tòa Tổng lãnh sự ở Istanbul phải đóng cửa do sự phản đối này.
“Cũng có khả năng vụ đánh bom là do nhóm khủng bố người Duy Ngô Nhĩ hoặc những người Duy Ngô Nhĩ tức giận vì vụ trục xuất gây ra. Nhưng tôi nghĩ khả năng này là rất thấp”, Chambers nhận định. Các nhóm bạo lực trong phong trào Duy Ngô Nhĩ chưa bao giờ tấn công kiểu này ở nước ngoài. Thủ tướng Thái Lan hôm qua bác bỏ giả thiết cho rằng vụ nổ chết người có thể là hành động trả thù của người Duy Ngô Nhĩ, vì ông cho rằng nếu muốn trả thù thì họ đã làm từ lâu.
Khủng bố nước ngoài
Theo Pavin Chachavalpongpun, một chuyên gia về Đông Nam Á, văn hóa Thái là văn hóa Phật giáo và các giá trị khoan dung. Việc chọn một địa điểm tôn giáo như đền Erawan cho thấy những người đứng sau cuộc tấn công này có thể không là người Thái.
“Nếu việc này là về vấn về chính trị trong nước, thì đền Erawan không phải là nơi họ chọn”, ông nói.
Tài xế tin rằng ông đã chở nghi phạm đánh bom nói rằng anh ta nói một thứ tiếng lạ, không phải là tiếng Anh, làm dấy lên suy đoán nhóm khủng bố nguy hiểm ở nước ngoài là bên đứng sau vụ nổ bom. Tuy nhiên Shaul Shay, một nhà nghiên cứu chống khủng bố nói rằng các nhóm đó sẽ không đánh bom như vậy vì “không thể làm tổn thương nhiều người với một thiết bị nổ”.
“Thường thì các nhóm như IS và al-Qaeda thích tấn công tự sát, vì họ có thể đảm bảo thời gian và địa điểm, và tạo ra hiệu ứng tâm lý cho những người xung quanh. Tuy nhiên, các nhóm này cũng có lúc sử dụng các phương pháp khác”, ông nói.
“Một lý do giải thích vì sao chưa có bên nào nhận trách nhiệm có thể là kẻ đánh bom và đồng lõa cần thời gian để chạy trốn. Chúng sẽ công bố sau khi tẩu thoát xong. Một tổ chức đã đầu tư để thực hiện một cuộc tấn công như thế cũng sẽ muốn gặt hái ‘danh tiếng’”, ông nói.
Minh Châu
Theo VNE
Đền Erawan vắng vẻ sau khi mở cửa trở lại
Chỉ có một vài người tới thăm Erawan sau khi ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, mở cửa lại hôm qua, do lo ngại vấn đề an ninh.
Ngôi đền nổi tiếng Erawan hôm qua mở cửa đón khách sau vụ đánh bom chết người tối 17/8. Ảnh: The Nation Multimedia.
Ngôi đền nổi tiếng Erawan bị hư hại nhẹ trong vụ nổ bom hôm 17/8 và mở cửa lại cho du khách hôm qua, sau khi được dọn dẹp sạch sẽ. Chỉ có một vài khách được trông thấy có mặt tại nơi từng là điểm đến tấp nập của khách du lịch, theo The Nation Multimedia.
John, du khách người New Zealand, dừng lại chụp ảnh hiện trường vụ nổ ở phía trước ngôi đền linh thiêng. Trò chuyện với phóng viên, John cho hay anh vẫn lo lắng tới vấn đề an ninh ở Bangkok.
"Tôi không chắc về an ninh ở đây, nhưng tôi hiểu một sự việc buồn đau như thế có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào", John nói.
Dù lo sợ, vị khách người New Zealandvẫn muốn tới thăm Thái Lan lần nữa. Trước khi về nước, John sẽ tới thành phố Chiang Mai hôm nay.
"Tôi yêu quý đất nước này", John chia sẻ.
Khu vực ngôi đền hôm qua rất đông phóng viên và cảnh sát. Du khách người Trung Quốc tên là Vivian là một trong số ít khách tới thăm đền.
"Tôi cảm thấy sốc và rất tiếc về vụ tấn công đẫm máu xảy ra. Gia đình chúng tôi vừa từ Chiang Mai tới. Chúng tôi muốn xem chuyện gì xảy ra ở đây và cầu nguyện cho các nạn nhân, bằng tất cả sự kính trọng của mình", Vivian tâm sự.
Vivian thấy bất an khi ở Bangkok, mặc dù có sự xuất hiện của cảnh sát, nhân viên an ninh quanh khu vực giao lộ Ratchaprasong. Cô và gia đình lên kế hoạch tới thành phố Phuket trong vài ngày tới.
Vụ tấn công không chỉ cướp đi sinh mạng của 20 người, mà còn đánh vào nền kinh tế của thành phố. Bà Kumpa Yodsrimuang, một tiểu thương kinh doanh hoa phía trước đền Erawan, cho biết việc buôn bán của bà giảm 90 % sau vụ đánh bom.
"Tôi cảm thấy may mắn vì các cửa hàng hoa trước cửa đền đều đóng cửa hôm 17/8. Tuy nhiên, vụ đánh bom ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của chúng tôi", bà Kumpa chia sẻ. "Tôi có nhiều món nợ phải trả và nhiều khoản chi tiêu trong ngày. Tôi không biết làm gì trong tình hình hiện tại. Tôi đã có tuổi và giờ không thể làm công việc nào khác vì cả đời đã gắn bó với việc bán hoa".
Tiểu thương này thừa nhận sợ một vụ đánh bom khác xảy ra nhưng bán hoa là kế sinh nhai duy nhất của bà. Bà Kumpa cho rằng tình hình sẽ lắng lại trong 5 hoặc 6 tháng, nhưng tới lúc đó, bà chắc cũng lâm vào cảnh nợ nần.
Theo Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia, các nạn nhân của vụ đánh bom được điều trị tại các bệnh viện khắp Bangkok. Bác sĩ Rattaplee Pak-art, trưởng khoa chấn thương của Bệnh viện Chulalongkorn, cho hay bệnh nhân đang dần xuất viện về nhà. Hôm qua, chỉ còn 15 người ở lại viện.
"Bốn bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Trường hợp nặng nhất đã được phẫu thuật não. Anh ấy bị tổn thương não. Tôi có thể đảm bảo với tất cả mọi người rằng chúng tôi đã dồn mọi nguồn lực hiện có để giúp nạn nhân này và tất cả những người khác", ông Rattaplee khẳng định.
Khác với cảnh đông đúc trước khi vụ đánh bom xảy ra, chỉ có một vài du khách hôm qua tới thăm đền. Ảnh: The Nation Multimedia.
Bình Minh
Theo VNE
Thủ tướng Thái bác giả thiết thủ phạm là người Duy Ngô Nhĩ Thủ tướng Thái Lan bác bỏ giả thiết của cảnh sát rằng vụ nổ chết người có thể là hành động trả thù của người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời từ chối đề nghị giúp đỡ điều tra của chính phủ Anh. Thủ tướng Thái Lan trả lời phỏng vấn phóng viên hôm qua. Ảnh: Khaosod "Nếu họ đã làm điều đó, đáng...