Các webgame rác Trung Quốc đang tàn phá làng game Việt
Nhiều webgame “rác” Trung Quốc đang ồ ạt nhập về Việt Nam. Về hệ thống gameplay cực kỳ giống nhau, chỉ khác tên, icon và hình ảnh đồ họa – các webgame rác này đang tàn phá làng game Việt.
Game không phép – theo cách gọi của game thủ là “ game lậu” đúng với nghĩa là nhập lậu. Những đầu game lậu này “móc túi” game thủ Việt Nam hàng tỷ đồng mỗi ngày. Âm thầm phát hành và sau khi tận thu thì… bất thình lình đóng cửa. Đỉnh điểm, ngay sau Hội thảo đó, cơ quan chức năng truy quét 3 cổng game lậu: KoramGame, Myw.vn, Gaubay.vn là những cổng game rất mạnh của nhà phát hành đến từ Trung Quốc.
“Một ngày KoramGame thu được từ các game thủ Việt Nam 1,3 – 1,5 tỷ đồng”. Những tựa game lậu đã tồn tại 2 năm nay từ các cổng game đó: Hiệp Khách Tam Quốc, Phong Vân Tam Quốc, Phi Tiên, Tiếu Ngạo Tây Du và rất nhiều tựa game khác được cộng đồng game thủ Việt hưởng ứng nhiệt tình. Phải hiểu rằng: nhiệt tình ở đây là cắm đầu cày cuốc và điên cuồng nạp thẻ, với con số “vài tỷ” mỗi ngày đó. Và sau truy quét, game thủ mất trắng!
Game gần giống nhau về gameplay vẫn hút tiền mạnh.
Những tựa game gần như là giống nhau hoàn toàn về gameplay, chỉ thay tên, đổi giao diện, icon bên ngoài. Không kiếm hiệp thì Tam quốc, cứ ồ ạt “phát hành” và ai cũng có thể nhận ra nguồn gốc các game đó xuất xứ từ Trung Quốc. Game thủ thường không quan tâm “ai là nhà phát hành tại Việt Nam”, lợi dụng điều đó các nhà phát hành Trung Quốc cứ âm thầm “móc túi” người Việt.
Thống kê “Top 20 game được mong đợi nhất Trung Quốc” của trang tin 17173, một trang cộng đồng gamer Trung Quốc uy tín thì chỉ có 2 sản phẩm Trung Quốc nằm trong danh sách. Người Trung Quốc mong chờ game Hàn Quốc, game Mỹ nhiều hơn cả. Trong khi đó, mỗi tháng thị trường Trung Quốc cho ra lò hàng trăm tựa game mới. Game thủ Trung Quốc không chờ đón, vậy các game đó bán ở đâu, nếu không phải “mỏ vàng” Việt Nam và các nước có thị trường tương đương?
Video đang HOT
Ngoài nội dung lặp đi lặp lại của các game “mỳ ăn liền”, chúng có gì khác, hay cũng lại những chiêu trò “hút máu”: nạp thẻ lần đầu tặng quà VIP, nâng cấp VIP. Chả ở đâu mà một người bỏ vài triệu vào game là đã có nhân vật đứng-trên-vạn-người. Người Trung Quốc thật hiểu game thủ Việt – những người dễ tính nhất Thế giới và cực kỳ háo danh!
Việt Nam không thiếu những tựa game tâm huyết.
Nói tóm lại với game thủ Việt Nam, đã đến lúc phải nói rõ ràng: “Chúng tôi không tin game Trung Quốc”. Việt Nam bây giờ không thiếu những nhà làm game tâm huyết, những nhà phát hành đầy trách nhiệm.
Một sản phẩm mobile đơn giản như Flappy Bird của lập trình viên Nguyễn Hà Đông, đủ sức làm khuynh đảo Thế giới. Một game mobile khác: iKungfu của Studio Tofu đang làm mưa làm gió ở thị trường Thái Lan, Indonesia. Hay sắp tới đây Chiến Binh CS – một game 3D đầu tiên sắp ra mắt do JOY Entertainment tự phát triển engine theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho người Việt. Các nhà phát hành tiếng tăm như VNG, FPT, VTC cũng có những Studio tự phát triển game cho cộng đồng.
Đã đến lúc game thủ Việt phải tôn trọng lòng tự trọng của mình. Quay lưng với game Việt, chúng ta trở thành bãi chứa game rác Trung Quốc đến bao giờ?
Theo VNE
Các NPH Trung Quốc chuyển hướng đánh chiếm thị trường gMO
Với sự hậu thuẫn của các kho game nội địa và 2 chợ ứng dụng lớn nhất hiện nay là AppStore và Google Play, những "kẻ xâm lăng" đang chuyển đối tượng mục tiêu sang mảng game mobile thay vì webgame như năm 2013.
Sau nhiều đợt truy quét và xử phạt hành chính các đơn vị phát hành game của Trung Quốc như Koram Game, Lemon Game và bước đầu xóa sổ những game không phép, trốn thuế, sử dụng hình ảnh quảng bá phản cảm như Rồng Tam Quốc, cổng game Gấu Bay...đến nay, bài toán đặt ra cho các cấp quản lý còn nan giải hơn rất nhiều với sự bùng nổ của game mobile.
Kho game nội địa cũng góp phần phân phối các game không phép này dưới thông tin của các công ty ma
Bị thanh tra gay gắt tại mảng webgame, Koram Game lấn sân mảng trò chơi di động với sản phẩm Mộng Hiệp Khách còn Lemon Game khai thác thị trường với Qtien và Pocket Empire. Thông thường, hầu hết các sản phẩm gMO được tung ra thị trường Việt Nam đều công khai tên tuổi NPH, có địa chỉ trụ sở làm việc rõ ràng và đưa cả số điện thoại giải đáp thắc mắc khi game thủ cần bởi mô hình kinh doanh gMO ở Việt Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp và không thua kém gì mảng PC. Tuy nhiên, game thủ truy cập vào trang chủ của tất cả các tựa game này đều sẽ không khai thác được bất cứ thông tin liên hệ nào ngoài địa chỉ gmail và Yahoo mail mà ai cũng có thể tạo.
Theo tìm hiểu của Game Thủ.net, các công ty Trung Quốc này đã cho phép đội ngũ nhân viên hỗ trợ tại Việt Nam - những người đảm nhận vai trò cập nhật thông tin trên trang chủ, chịu trách nhiệm Việt hóa... được làm việc tại nhà chứ không thuê văn phòng làm việc công khai. Bắt tay với Facebook để quảng bá, Google Play và AppStore cùng các kho game nội địa như Appstorevn để phân phối game, Koram Game được rảnh tay tung hoành mà không lo bị quản lý.
Sự bực bội và chán nản của game thủ khi game liên tục bảo trì và nảy sinh lỗi nhưng chỉ có thể phản ánh qua mail và fanpage facebook - những kênh kết nối quá mơ hồ
Vậy, game thủ được gì và mất gì khi chơi game của những đơn vị này? Hãy hỏi chính những người chơi đang phải chịu đựng tần suất ra mắt máy chủ "điên cuồng" và bảo trì cũng "cuồng điên" không kém. Điển hình như trường hợp của Mộng Hiệp Khách. Kể từ đầu năm 2014 đến nay, game liên tục bảo trì đột ngột và kèm theo hàng loạt lỗi game. Mong muốn được giải trí và trả tiền để nuôi thú vui đó, game thủ đang nuôi sống những kẻ trốn thuế mà không hay biết và gần như tự ném tiền qua cửa sổ. Một khi game bị đóng cửa vì hút máu quá nhiều hoặc do thanh tra "sờ gáy", game thủ đăng trên fanpage hay gửi mail đòi đền bù thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm ngoài chính bản thân game thủ rơi vào hoàn cảnh tiền mất, tật mang.
Chưa nói về vấn đề phát hành game không phép, khoan đề cập đến các đơn vị này không có trụ sở và đại diện chính thức tại Việt Nam và tạm không nói việc các doanh nghiệp này cũng gây ra thiệt hại về thuế rất lớn cho Nhà nước, việc phát hành chui lủi này cũng là nguy cơ cho hành động lồng ghép các yếu tố chính trị gây nhận thức lệch lạc cho người chơi. Trước đây, vì "đường lưỡi bò" trong bản đồ mà Chinh Đồ đã phải đóng cửa đột ngột, gây tổn thất cho rất nhiều game thủ vào giai đoạn đó nhưng ít nhất với 1 NPH lớn như VNG, game thủ sẽ được hưởng những chính sách bồi thường phù hợp mà chắc chắn các công ty Trung Quốc với danh tính không xác định sẽ không bao giờ làm được.
Game thủ sẽ phải tìm đến đâu và hỏi ai nếu game mất tích?
Không chỉ Koram Game, Lemon Game...cảm thấy hứng thú với thị trường Việt mà ngay cả Oppo - một hãng di động từng gây phẫn nộ với tác phong bảo hành điện thoại gây tổn thất hàng triệu đồng cho người dùng cũng sắp nhảy vào làng game với sản phẩm Tam Quốc Hòa Hợp Nhân. Có thể nói, chợ game Việt rất đông người bán nhưng những mặt hàng phần lớn lại không thực sự chất lượng. Tâm lý không quan tâm ai là nhà phát hành tại Việt Nam đã được chính các NPH Trung Quốc lợi dụng và game thủ đang tình nguyện để bị "móc túi" một cách hồn nhiên.
Theo VNE
Doanh nghiệp Trung Quốc đang tàn phá thị trường game Việt Ngang nhiên phát hành game không phép, dùng nhiều hình ảnh "phản cảm" để quảng bá, trốn thuế... các doanh nghiệp game đến từ Trung Quốc đang tàn phá thị trường game Việt Nam. Phát hành game không phép, thách thức cơ quan quản lý KoramGame được xem là công ty game Trung Quốc "ngang nhiên" thách thức cơ quan quản lý tại...