Các vũ khí Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện châu Á
Trên chặng đường vươn tới vị thế siêu cường, Bắc Kinh đang cố tăng cường khả năng hỏa lực một cách nhanh chóng.
Business Insider đưa tin, Trung Quốc cố gắng nâng cấp lực lượng quân sự của nước này một cách nghiêm túc, bằng việc bổ sung các chiến đấu cơ thế hệ mới, tên lửa đạn đạo và tàu hải quân hiện đại, nhằm theo kịp Mỹ.
Hiện, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có mức chi tiêu cho quân sự lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Kể từ năm 1995, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 500%.
Bắc Kinh đang cố tăng cường khả năng hỏa lực một cách nhanh chóng.
Những vũ khí hiện đại mà Trung Quốc hiện đang sở hữu dưới đây đang làm chuyển dịch sự cân bằng quyền lực ở châu Á.
Chiến đấu cơ Chengdu J-20
Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Nó được chế tạo để ứng phó với chiếc F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.
J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình. Dù được đánh giá cao, song máy bay này vẫn phải dùng động cơ của Nga và mới chỉ trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Shenyang J-31
Đây cũng là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà Trung Quốc đang phát triển. Không giống J-20 bị cho là được xây dựng chủ yếu dựa trên bản vẽ đánh cắp của Mỹ, chiếc J-31 là do chính Trung Quốc thiết kế.
Máy bay này có kích cỡ tương tự chiếc F-35 của Mỹ song có phần chứa vũ khí nhỏ hơn, giúp nó tối ưu hóa việc dùng nhiên liệu và cải thiện tốc độ bay.
J-31 được thiết kế để triển khai trên các tàu sân bay dự định của Trung Quốc. Cùng với F-35, đây sẽ là chiếc máy bay tàng hình thứ hai trên thế giới đặt trên tàu sân bay.
J-31 dự kiến sẽ ra mắt vào đầu tháng 11 này.
Cá mập bay Shenyang J-15
Video đang HOT
Shenyang J-15 là loại chiến đấu cơ hoạt động từ tàu sân bay. Trong báo cáo gửi Quốc hội năm 2014, Lầu Năm Góc nhấn mạnh, loại máy bay này đã thử nghiệm cất và hạ cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh với đủ trọng tải vũ khí.
Chengdu J-10 Firebird
Chengdu J-10 là loại chiến đấu cơ đa nhiệm được đưa vào sử dụng trong quân đội Trung Quốc từ năm 2005. Loại máy bay này có thể mang đủ loại tên lửa không đối không. Nó cũng có thể được trang bị bom định hướng bằng laze.
Pakistan đã nhập khẩu máy bay này từ Trung Quốc
Máy bay ném bom Xian H-6
Đây là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Theo các chuyên gia Mỹ, loại máy bay này có thể bay xa tới tận Hawaii.
Xian H-6 có thể đem theo tên lửa chống hạm.
Tên lửa siêu thanh
TrungQuốc đã tiến hành hai vụ thử tên lửa siêu thanh Wu-14.
Tên lửa này được cả Trung Quốc và Mỹ đánh giá cao vì khả năng mau chóng bắn trúng mục tiêu của nó cũng như khả năng tránh các lá chắn tên lửa truyền thống.
Tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân
Trung Quốc đang cố gắng nâng cao sức mạnh hải quân. Hạm đội tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc hiện là tiền tuyến trong chiến lược hải quân của nước này.
Tổng số, Trung Quốc có 6 tàu ngầm tấn công hoạt động song song với 53 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel. Các tàu ngầm chạy bằng diesel hạn chế về tầm xa và thường xuyên phải nổi lên mặt nước. Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động dưới nước cả tuần và ở xa lãnh thổ Trung Quốc.
Tháng trước, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào Ấn Độ Dương, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm đạn đạo chạy bằng hạt nhân
Cùng với tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân, Trung Quốc cũng đang phát triển một hạm đội tàu ngầm đạn đạo chạy bằng hạt nhân. Các tàu ngầm này có chức năng hoạt động như một lá chắn hạt nhân.
Tàu sân bay
Hiện thời, Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh, được tân trang từ một chiếc tàu sân bay cũ của Nga. Tuy nhiên có nhiều tin cho hay, Trung Quốc đang lập kế hoạch phát triển nhóm 3 tàu sân bay.
Tên lửa chống vệ tinh
Trung Quốc từng tiến hành ít nhất một vụ thử tên lửa chống vệ tinh. Tháng 1/2007, Trung Quốc đã phá hủy một vệ tinh thời tiết của nước này bằng tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất. Những mảnh vụn của vệ tinh bị phá hủy đã tạo ra đám mây rác thải nằm rải rác ở quỹ đạo của trái đất.
Kể từ đó, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt vụ thử khác mà Mỹ liệt vào dạng diễn tập tên lửa chống vệ tinh.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa
Trung Quốc đã bỏ ra những nguồn lực tương đối lớn để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tháng 8 vừa qua, Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Dong Feng 5A (DF-5A) có thể bay xa 13.000km và có khả năng tấn công Mỹ.
Trung Quốc cũng phát triển tên lửa Dong Feng-41 (DF-41), một loại vũ khí có thể làm thay đổi sự cân bằng quyền lực ở châu Á. Tên lửa này có thể đem theo 10 đầu đạn hạt nhân, và bay xa 12.000km.
Tấn công mạng
Mỹ đã từng cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống máy tính Mỹ, đánh cắp những thông tin quan trọng liên quan tới máy bay chiến đấu F-35, máy bay do thám 9-8, trực thăng Black Hawk và tên lửa đạn đạo.
Máy bay không người lái tàng hình chiến đấu
Tháng 11/2013, Trung Quốc thử nghiệm thành công loại máy bay không người lái tàng hình chiến đấu Gươm sắc. Sự thành công này đã đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Mỹ, Pháp và Anh.
Theo Vietnamnet
Trung, Mỹ và cuộc đua chiến đấu cơ tàng hình trên tàu sân bay
Trung Quốc và Mỹ đang bên bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả hai đều tìm cách phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có thể hoạt động trên các tàu sân bay.
David Axe, một phóng viên chuyên về quốc phòng người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đầu tư phát triển máy bay tàng hình J-31 hoạt động trên tàu sân bay duy nhất hiện nay của nước này. Bắc Kinh thường xuyên thử nghiệm các loại vũ khí mới nhằm bổ sung vào kho vũ khí của mình bằng cách xây dựng các loại mô hình nguyên mẫu đầu tiên.
Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ
Nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình F-35C vốn được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và đang gặp một số vấn đề. Máy bay F-35C, dự kiến được triển khai cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên có thể được triển khai từ biển.
Khát vọng của Trung Quốc đối với những khả năng quân sự tiên tiến như trên xuất hiện vào một thời điểm mà Mỹ đang nỗ lực "xoay trục" trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng họ có thể tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này ở châu Á, do đó Bắc Kinh đang tìm cách đối trọng với bất kỳ sự gia tăng ảnh hưởng nào của Washington ở khu vực sân sau của mình.
Khả năng hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên vùng biển mở sẽ là một lợi thế rất lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, và đó là một khả năng mà có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương. Nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được phóng từ tàu sân bay có thể cung cấp cho Trung Quốc lợi thế tấn công trước trong trường hợp có chiến tranh.
Cùng với J-31, Trung Quốc hiện đang trong quá trình lắp đặt thêm các tàu sân bay. Một trong số chúng có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và lớn bằng siêu tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc cũng đang phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 khác được gọi là J-20. Trong khi J-20 chủ yếu được coi như là một bản sao của máy bay Mỹ, J-31 lại có kiểu dáng nhỏ hơn, đẹp hơn. Vladimir Barkovsky, Trưởng phòng thiết kế máy bay MiG của Nga, đã gọi J-31 là một "thiết kế bản địa tốt".
Một mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay, được cho là máy bay chiến đấu tàng hình J-31, trưng bày tại khu vực dành cho quân sự tại Triển lãm Hàng không và Không gian vũ trụ Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải (Zhuhai), phía nam nước này ngày 12/11/2012.
J-31 có kích thước tương tự như F-35. Tuy nhiên, loại máy bay này của Trung Quốc có động cơ nhỏ hơn và thân máy bay bằng phẳng hơn, tập trung vào chiến đấu không đối không. Thiết kế này cũng có nghĩa là J-31 sẽ có một khoang vũ khí nhỏ hơn so với F-35, nhưng nó sẽ cải thiện được vấn đề nhiên liệu và tốc độ cao hơn do giảm được lực ma sát.
Có thể là Trung Quốc đang phát triển J-31 để cuối cùng sẽ bay cùng với J-20. Điều này sẽ tương tự như việc Mỹ sử dụng F-22 và F-35. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 chỉ để xuất khẩu và trở thành một đối thủ cạnh tranh với F-35. Nếu trường hợp này là đúng, Trung Quốc coi mình như là một nhà cung cấp vũ khí cho các quốc gia trên thế giới trong tương lai, những nước mà Mỹ còn cân nhắc trong vấn đề chuyển giao F-35C.
Một ứng cử viên có khả năng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này trước đây đã cùng nhau phát triển một máy bay chiến đấu tiên tiến và 54% số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhưng việc Trung Quốc bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Pakistan có thể khiến cho căng thẳng trong khu vực tăng lên vì Ấn Độ - đối thủ địa chính trị lớn của Pakistan hiện đang phối hợp phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga.
Theo Tin Tức
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện? Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng. Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm...