Các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường: Xử lý hình sự không đơn giản
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2012 đến tháng 10-2013 cho thấy, vi phạm trong lĩnh vực đất đai luôn diễn biến phức tạp.
Việc thu hồi đất vi phạm còn nhiều vướng mắc
Con voi chui lọt lỗ kim
Ông Lê Quốc Trung – Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Thanh tra Bộ và các Tổng cục, Cục đã triển khai 173 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó có 43 cuộc kiểm tra hành chính và 130 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên các lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ, qua đó phát hiện nhiều vi phạm”.
“Đối với lĩnh vực đất đai, cơ quan thanh tra đã thực hiện 12 cuộc thanh tra, kiểm tra và phát hiện vi phạm 190.428ha đất. Cơ quan chức năng đã xử lý 105.037 ha đất vi phạm, truy thu nộp ngân sách nhà nước hơn 66 tỷ đồng, xử phạt hành chính gần 4 tỷ đồng, xử lý khác gần 2,75 tỷ đồng”, ông Lê Quốc Trung nêu rõ.
Video đang HOT
Thanh tra diện rộng việc quản lý sử dụng đất của các nông, lâm trường cũng cho thấy nhiều sai phạm. Tại 5 cuộc thanh tra do Bộ trực tiếp tiến hành tại 4 tỉnh, thành phố đã kiến nghị thu hồi hơn 1.600ha đất, truy thu trên 2 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Cũng qua công tác thanh tra, phát hiện một số tồn tại như phần lớn các nông, lâm trường chưa đo đạc, lập bản đồ quản lý đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cắm mốc giới sử dụng đất còn thấp.
“Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng cho thuê, cho mượn đất trái pháp luật, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật vẫn diễn ra”, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.
Trước câu hỏi, vì sao vi phạm trong lĩnh vực đất đai lớn nhưng xử lý thu hồi vẫn chậm, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết: “Về luật vẫn thiếu những quy định cụ thể, nói dự án không triển khai quá 12 tháng hoặc triển khai chậm quá 24 tháng sẽ thu hồi thì rất đơn giản. Nhưng để thu hồi một lô đất mà chủ đầu tư đã có quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản nhà cửa thì việc thu hồi không đơn giản. Cơ chế để xử lý tài sản trên đất vẫn là vấn đề chưa giải quyết được, Luật Đất đai mới đang trình Quốc hội cũng đang cố gắng tháo gỡ”.
Chưa đáp ứng được yêu cầu
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – Chu Phạm Ngọc Hiển đánh giá: “Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng được quan tâm. Trong thời gian vừa qua, Bộ đã tăng cường cả về mặt tổ chức cũng như thực thi nhiệm vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra”.
“Tuy nhiên, trước tình hình và yêu cầu của thực tế thì công tác này chưa đáp ứng được, vì vậy nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc cũng cần được quan tâm giải quyết. Với chức năng quản lý nhà nước, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang quản lý 8 lĩnh vực hết sức nóng, hết sức nhạy cảm như đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước… nhưng lực lượng thanh tra của ngành chỉ có 800 cán bộ, đây là vấn đề bất cập”, Thứ trưởng thẳng thắn.
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển chỉ ra rằng: “Bên cạnh khó khăn về nhân lực, điều kiện phương tiện phục vụ công tác thanh tra thì khó khăn về thể chế chính sách, quy định pháp luật cũng khiến công tác thanh tra chưa phát huy được hết sức mạnh. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào lực lượng thanh tra của ngành thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác này đòi hỏi sự huy động của toàn xã hội”.
Việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đến nay chủ yếu áp dụng các chế tài hành chính. Nhiều tổ chức tái phạm nhiều lần nhưng vẫn không thể xử lý hình sự. “Chính sách cũng như luật pháp của chúng ta vẫn còn những vấn đề bất cập, nhiều cái vẫn mang tính chất định tính chứ chưa định lượng cụ thể. Nên việc đánh giá ở mức độ đó xử lý theo khung hành chính hay thuộc khung xử lý hình sự phân biệt rất khó. Để xử lý hình sự phải qua cơ quan điều tra, nhưng điều tra được một vụ việc có đủ chứng cứ để truy tố hình sự cũng không đơn giản”, ông Chu Phạm Ngọc Hiển phân tích.
Theo ANTD
Giang hồ "chạy án" trăm triệu thông qua vợ của công an
Để không bị xử lý hình sự, Giang đã nhờ một tay giang hồ có số má đưa 100 triệu đồng cho vợ một công an lo liệu.
Ngày 16/10, TAND tối cao tại TPHCM đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án sơ thẩm đối với các bị cáo trong đường dây "chạy án" ở Đồng Nai. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Nguyễn Thanh Giang (SN 1988, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) 13 năm tù về tội "đưa hối lộ"; các bị cáo Nguyễn Văn Long (SN 1979) bị phạt 10 năm tù, Nguyễn Trọng Hoàng (SN 1975) 7 năm, Phạm Tú Anh (SN 1978, cùng ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) 3 năm cùng về tội "môi giới nhận hối lộ".
Theo án sơ thẩm, bà Khổng Thị Quyết mở quầy bán vé số và ghi số đề cho Lê Nguyễn Thanh Giang để hưởng hoa hồng ở phường Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ngày 24/7/2009, bà Quyết bị bắt. Sợ bà Quyết khai ra mình nên Giang đã tìm cách nhờ vả "bít lời khai của bà Quyết" cho mình thoát khỏi việc xử lý hình sự.
Các bị cáo tại tòa phúc thẩm
Giang nhờ cậu của mình là Nguyễn Trọng Hoàng. Hoàng nhờ Nguyễn Văn Long, một tay giang hồ có "số má" tại Hố Nai vì Long có quan hệ thân thiết với một số cán bộ công an. Hoàng đặt vấn đề "chạy án" giá 100 triệu đồng. Long không nhận vì "chỗ anh em" và giới thiệu Hoàng gặp Phạm Tú Anh. Trước khi Tú Anh gặp Hoàng thì đã nhận chỉ đạo của Long là cứ nhận tiền rồi chuyển lại cho Long sau.
Có tiền, Long liên hệ với bà N.T.K.L, vợ của một cán bộ công an để nhờ giúp đỡ.
Chiều 25/7/2009, bà Quyết được tha về sau khi bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hành vi chạy án của Giang, Hoàng, Long, Tú Anh đã bị phát giác. Các đối tượng này lần lượt bị bắt giữ và bị TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử.
Bản án sơ thẩm tuyên nhưng các bị cáo đều có đơn xin giảm án. Tuy nhiên, xét thấy lí do các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt là không có cơ sở nên HĐXX cấp phúc thẩm đã không chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm nêu trên.
Công Quang
Theo Dantri
Đề nghị khởi tố hành vi trộm cắp trong hàng trăm vụ "câu" điện Chỉ trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 700 vụ trộm cắp điện bị phát hiện. Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC), con số chưa bị phát hiện có thể lớn hơn gấp 10 lần. Trước đó, trong năm 2012, ngành điện thành phố cũng phát hiện hơn 1.300 vụ trộm cắp điện với...