Các vệ tinh Starlink có thể sẽ lý giải “hội chứng Kessler” đáng sợ?
Gần đây nhiều người nhìn thấy các vệ tinh Starlink bay vút trên bầu trời đêm và mối lo những vệ tinh này của tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ gây tai họa bắt đầu nổi lên.
Starlink là dự án chòm vệ tinh được đề xuất bởi SpaceX bao gồm hàng ngàn vệ tinh, được thiết kế để quay quanh quỹ đạo tầm thấp của Trái đất và phủ sóng internet xuống bề mặt bên dưới.
Đối với một số người, những vệt sáng chói vút qua màn đêm là một hình ảnh đầy ấn tượng nhưng với những người khác nó thực sự là một mối lo ngại, bởi vì các chuyên gia cho rằng có quá nhiều vệ tinh trong không gian có thể tạo thành một cái bẫy cho chính Trái Đất.
Hình ảnh minh họa rác vũ trụ đe dọa gây rối trên quỹ đạo Trái Đất.
Hội chứng Kessler là gì?
Hội chứng Kessler là một khái niệm do nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), ông Donald J. Kessler nghĩ ra.
Đây là một ý tưởng cho rằng một phản ứng dây chuyền các mảnh vụn trong không gian bùng nổ có thể tạo ra vô số rác không gian ở tầm quỹ đạo Trái Đất thấp tạo thành một cái bẫy Trái Đất. Nó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không thể sử dụng các vệ tinh nữa bởi vì chúng sẽ bị vỡ trong các vụ va chạm đó.
Lý thuyết này dựa trên sự thật rằng đã có hàng triệu hạt bụi sao chổi quay quanh Trái Đất cùng với tất cả những vật thể do con người mới tạo ra và đẩy lên không gian. Do tốc độ di chuyển trong vũ trụ vô cùng lớn nên chỉ cần một mẩu đá vũ trụ bé tí tẹo va chạm cũng có thể gây ra thiệt hại lớn vô cùng. Việc này có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền khiến cho các mảnh rác vũ trụ phát nổ, kết quả là quỹ đạo của Trái Đất đầy những mảnh vỡ vệ tinh và vụn rác không gian.
Những “đoàn tàu” vệ tinh Starlink quan sát được trên hình ảnh quay chậm ở Italy.
Các vệ tinh Starlink xuất hiện như những vệt sáng trên bầu trời đêm trong những bức ảnh phơi sáng.
Các dịch vụ như GPS và TV dựa vào vệ tinh, vì thế hội chứng Kessler có thể làm cuộc sống của con người biến đổi mãi mãi. Một khi phản ứng nổ mảnh vụn không gian bắt đầu, nó có thể kéo dài hàng chục năm mới ngừng lại. Điều đó có thể làm mất an toàn của các chuyến bay vào vũ trụ.
Vì sao các vệ tinh Starlink lại liên quan đến hội chứng Kessler?
Starlink là một dự án có mục tiêu đưa hơn 12.000 vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất để cung cấp WiFi giá rẻ cho toàn thế giới. Tỷ phú Elon Musk cũng đã xin phép phóng thêm 30.000 vệ tinh tương tự lên không đó.
60 vệ tinh Starlink đầu tiên đã được đưa lên quỹ đạo vào tháng 5/2019 và nhận được nhiều chỉ trích rằng những vệt sáng chói của các vệ tinh này trên bầu trời đêm làm ảnh hưởng đến công tác quan sát thiên văn. Theo dự kiến, các vệ tinh này sẽ được bố trí lệch nhau theo đường dích dắc ở những độ cao khác nhau từ 547 đến 1.142 km.
Các vệ tinh Starlink trước đây đã làm nảy sinh mối lo về rác vũ trụ và thậm chí Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hiện nay rất lo ngại các vệ tinh này sẽ cản trở công việc của họ. Cuối năm ngoái, cơ quan này đã lên tiếng rằng “lần đầu tiên trong lịch sử, ESA đã phải “diễn tập tránh va chạm” để bảo vệ một trong những vệ tinh của mình khỏi va vào một “chòm sao khổng lồ” khi tham gia giao thông trên không gian”.
Người ta còn lo ngại rằng con người có thể bị mắc kẹt trên Trái Đất bởi quá nhiều rác vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất. Một nhà khoa học không gian cho rằng kế hoạch của ông Elon Musk có thể dựng nên một bức tường rác vũ trụ không thể xuyên thủng bao lấy hành tinh chúng ta. Thảm họa mảnh vụn vũ trụ do các vệ tinh để lại có thể cản trở việc phóng tên lửa ra khỏi Trái Đất, đây là một hậu quả được gọi là “hội chứng Kessler”.
Tiến sĩ Stijn Lemmens ở ESA nói rằng “trường hợp xấu nhất là anh phóng tất cả các vệ tinh của anh, anh phá sản và tất cả những vệ tinh này vẫn ở lại trong không gian. Thế rồi anh có hàng nghìn vệ tinh mới mà không có kế hoạch đưa chúng ra khỏi đó. Và như vậy anh đã gây ra một hội chứng kiểu Kessler”.
Sẽ mất hàng nghìn năm để bất cứ vệ tinh SpaceX (hãng công nghệ của tỷ phú Elon Musk) nào nằm lại trên quỹ đạo có thể quay về và bốc cháy trong khí quyển Trái Đất. Hãng này nói rằng họ đã tiến hành các bước để tránh được sự lộn xộn này trên không gian. Hãng đang phóng một số vệ tinh lên một mặt phẳng quỹ đạo thấp hơn hầu hết các vệ tinh khác để tránh các vụ va chạm.
Nhưng một nhà khoa học vũ trụ khác cảnh báo rằng ngay cả với biện pháp phòng ngừa đó, các chùm sao khổng lồ như Starlink cũng vẫn có tiềm năng gây ra 67.000 vụ va chạm mỗi năm.
Ông Musk không phải là tỷ phú công nghệ duy nhất đang muốn làm “bá chủ” không gian bằng các vệ tinh của mình. Ông chủ hãng Amazon, Jeff Bezos cũng có những ý định tương tự. Ông Musk từng nói rằng ông có kế hoạch đưa gần 12.000 vệ tinh lên không gian vào giữa những năm 2020.
Nếu mọi việc đều theo kế hoạch của SpaceX thì người sử dụng internet trên khắp thế giới có thể truy cập với tốc độ nhanh gấp 40 lần hiện nay dù họ có sống ở nơi nào đi nữa. Chi phí cho dịch vụ đó sẽ là bao nhiêu thì chưa biết, nhưng ông Musk dự kiến khách hàng sẽ chỉ phải trả rất ít tiền.
Phạm Hường
"Bản sao lạnh" của trái đất có sự sống dạng... bạch tuộc?
Một nhà khoa học hành tinh cho biết bên dưới các biển băng ngầm của Europa, "mặt trăng sự sống" của Sao Mộc, có thể là các sinh vật giống bạch tuộc.
Phân tích mới của giáo sư Monica Grady, chuyên ngành Khoa học hành tinh và không gian, Đại học Livepool Hope (Anh), cho rằng nếu Sao Hỏa có sự sống, nó có khả năng là vi khuẩn; nhưng trên một thiên thể xa hơn - Europa - đó phải là một dạng sống thông minh tương tự những thành viên "ưu tú" nhất trong hệ động vật biển trái đất, ví dụ như bạch tuộc.
Theo bà, nơi các sinh vật này trú ngụ là vùng biển băng giá bên dưới bề mặt Europa, thứ đã được xác định gián tiếp qua nhiều bằng chứng vững chắc mà NASA thu thập được. Cho dù bề mặt đóng băng, nhưng vùng nước ấm áp bên dưới, có thể được sưởi ấm và nuôi sống bằng hệ thống thủy nhiệt giống một số nơi như Nam Cực, Hawaii... trên trái đất, là môi trường hoàn hảo cho sự sống đại dương.
Mặt trăng Europa - ảnh: NASA
Những dấu hiệu mà NASA thu thập được cho thấy đó là các đại dương mặn, chứa một lượng lớn natri clorua. Bằng chứng rõ ràng nhất về các đại dương này là luồng hơi nước 193 km phun lên từ thế giới đại dương của Europa mà tàu Gallileo của NASA từng bắt gặp.
Cuộc săn tìm sự sống trên Europa đang được hiện thực hóa bằng nghiên cứu lớn mang tên COPASS của NASA, nhằm tạo ra một robot đào hầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể xuyên thủng bề mặt băng giá, bơi vào trong các đại dương "bắt" sự sống.
Europa nhỏ hơn một chút so với mặt trăng của trái đất, quay quanh Sao Mộc cứ sau 3,5 ngày. Thiên thể có kết cấu giống trái đất: lõi sắt, lớp phủ đá và đại dương bề mặt. Tuy nhiên vì quá lạnh nên bề mặt các đại dương của nó bị đóng băng vĩnh cửu, trông như một bản sao băng giá của hành tinh chúng ta.
Giả thuyết sinh vật giống bạch tuộc ngoài trái đất đã từng được đưa ra, với những bằng chứng khá dày đặc. Năm 2018, công trình của 33 nhà sinh vật học danh tiếng khắp thế giới cho thấy bạch tuộc rất có thể là con lai của một sinh vật ngoài hành tinh nên mới mang những đặc điểm và trí thông minh lạ lùng như thế.
Nghiên cứu nói trên, công bố trên rogress in Biophysics and Molecular Biology, cho thấy bạch tuộc xuất hiện một cách đột ngột trong cây gia phả, giống như thứ "từ trên trời rơi xuống" chứ không biết tiến hóa từ gì. Các nhà nghiên cứu tin rằng tổ tiên xa xưa nhất của nó đã theo sao chổi đến trái đất khoảng 540 triệu năm về trước, rồi "giao phối liên hành tinh" với một sinh vật trái đất nào đó, sinh ra loài bạch tuộc.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Daily Mail, NASA
Đôi sư tử thử ăn thịt tê tê: Cuộc chơi bóng sắt Sư tử dường như không thể xuyên qua được lớp phòng thủ của con mồi. Nếu như nhím có vũ khí thì gai nhọn thì tê tê lại có lớp vảy cứng để bảo vệ mình trước những loài động vật ăn thịt. Khi gặp kẻ địch, nó cuộn tròn thành một quả cầu cứng. Hai con sư tử thử vận may của...