Các vệ tinh của NASA đang theo dõi đám mây bụi khổng lồ từ Sahara
Một đám bụi khổng lồ từ sa mạc Sahara đã trôi dạt 5.000 dặm qua Đại Tây Dương đến Duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ, bao phủ khu vực này trong một lớp bụi dày đặc.
Dù không có gì lạ khi bụi từ Sahara có thể bay về phía tây trên một quãng đường dài, đám mây bụi năm nay đặc biệt lớn. NASA đã sử dụng vệ tinh và các công cụ khác để theo dõi đám bụi này.
Chỉ số hấp thụ khí dung rất hữu ích trong việc xác định và theo dõi quá trình vận chuyển khói bụi kéo dài từ các đám cháy rừng, tro núi lửa và bụi từ các cơn bão sa mạc. Theo NASA, những hạt khí dung này thậm chí có thể được tìm thấy bên trên các đám mây và các khu vực được bao phủ bởi băng tuyết.
Bộ máy đo phóng xạ hình ảnh hồng ngoại có thể nhìn thấy (VIIRS) trên vệ tinh Suomi NPP cung cấp hình ảnh có thể nhìn thấy khí dung, trong khi công cụ Nadir-Mapper (OMPS-NM) tính toán các giá trị khí dung. Chỉ số OMPS phát hiện sự hiện diện của các hạt khí dung khi chúng hấp thụ và tán xạ ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Dựa trên hình ảnh từ vệ tinh, Colin Seftor, nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA, cho biết vào ngày 23 và 24 tháng 6, đám bụi đã di chuyển hoàn toàn qua Bán đảo Yucatan của Mexico, qua Vịnh Mexico và vào phía nam bang Texas.
“Vào thời điểm đó, tình hình trở nên phức tạp hơn vì tín hiệu chỉ số khí dung hấp thụ được tìm thấy xa hơn về phía bắc ở Texas, Oklahoma, Nebraska, v.v., có thể là hỗn hợp của bụi và khói từ nhiều đám cháy ở phía tây nam Hoa Kỳ. Bạn cũng có thể thấy bụi di chuyển qua Trung Mỹ và ra Đông Thái Bình Dương.”
Các hạt khí dung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, điều kiện thời tiết và khí hậu. Bụi sẽ không có hại cho hầu hết mọi người, nhưng có thể gây ra các biến chứng cho những người có vấn đề về hô hấp.
Bụi từ châu Phi có vai trò sinh thái quan trọng, chẳng hạn như làm tăng chất lượng đất ở Amazon và bồi đắp các bãi cát ở vùng biển Caribbean. Ngoài ra, điều kiện thời tiết khô và có gió gây ra bởi các đám bụi từ Sahara có thể ngăn chặn sự hình thành và mạnh lên của các cơn bão nhiệt đới.
“Bụi di chuyển từ Sahara qua biển đến châu Mỹ không hiếm gặp, nhưng quy mô và cường độ của hiện tượng đặc biệt này khá bất thường,” Seftor cho biết. “Ngoài ra, nếu bạn nhìn ra ngoài khơi của châu Phi, bạn có thể thấy một đám mây lớn khác xuất hiện trên lục địa, tiếp tục bồi đắp vào đám bụi dài đi qua Đại Tây Dương.”
Lục địa thứ 8 của Trái Đất bị thất lạc
7 lục địa được công nhận hiện nay là: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Lục địa thứ 8 bí ẩn của Trái Đất không được in trên các tấm bản đồ thông thường.
Bản đồ đo sâu của lục địa Zealandia.
Đó là vì 95% diện tích của nó chìm sâu hàng nghìn mét dưới Thái Bình Dương.
Lục địa này có tên Zealandia hay Te Riu-a-Mui trong tiếng Mori bản địa. Nó có diện tích 5 triệu km2, nằm ở phía Đông nước Úc, phía dưới của New Zealand ngày nay. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra khối lục địa này chìm dưới nước và năm 2017 họ đã chính thức công nhận nó là một lục địa của Trái Đất. Tuy vậy, "lục địa bị mất" này vẫn chưa được nhiều người biết đến và kể cả giới khoa học cũng mới nghiên cứu rất ít về nó.
Hiện nay, tổ chức nghiên cứu tai biến địa chất của New Zealand rất muốn nâng cao nhận thức của mọi người về lục địa này bằng một bộ bản đồ mới cùng các công cụ tương tác, qua đó lục địa này được mô tả vô cùng chi tiết.
Tác giả chính của bộ bản đồ này, nhà địa chất học Nick Mortimer cho biết các nhà khoa học đã xây dựng bộ bản đồ này để đưa ra một bức tranh chính xác, đầy đủ và cập nhật các đặc điểm địa lý của New Zealand và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Bộ bản đồ mới này tốt hơn nhiều so với các bộ bản đồ trước đây. Giá trị lớn nhất của nó nằm ở chỗ nó cho biết tình hình, bối cảnh và dẫn giải về các núi lửa ở New Zealand, đường ranh giới của các mảng kiến tạo và các bồn trầm tích.
Các tấm bản đồ này thể hiện phép đo sâu của lục địa Zealandia (hình dạng thềm đáy biển) cũng như lịch sử kiến tạo của nó, mô tả các hoạt động núi lửa và chuyển động kiến tạo đã hình thành nên lục địa này như thế nào qua hàng triệu năm. Dữ liệu để xây dựng nên bản đồ đo sâu được dự án Thềm đáy biển 2030 cung cấp, dự án này là dự án toàn cầu có mục đích lập bản đồ toàn bộ thềm đáy biển cho đến năm 2030 và đến nay đã hoàn thành được khoảng 20%.
Bản đồ kiến tạo cho thấy tuổi và loại đá bên dưới Zealandia.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa các phiên bản tương tác của bộ bản đồ này lên website riêng về Zealandia ( Zealandia webpage ). Bạn có thể dành vài phút ghé thăm trang web này, nhấp vài cú bấm chuột vào các hình ảnh siêu chi tiết và khi ai đó hỏi bạn đang làm gì, đơn giản hãy trả lời họ rằng bạn đang khám phá lục địa bị thất lạc của Trái Đất.
Lục địa 5 triệu km2 chìm dưới Thái Bình Dương Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu công bố bản đồ mô tả đặc điểm địa chất và kiến tạo của Zealandia, lục địa chìm xuống biển cách đây 8 triệu năm. Bản đồ Zealandia. Ảnh: CNN. Từng thuộc cùng dải đất với Nam Cực và Australia, lục địa mất tích Zealandia tách ra cách đây 85 triệu năm, chìm xuống dưới biển...