Các vấn đề về căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản
Mặc dù vấn đề căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa trong nhiều năm trở lại đây gặp phải không ít những phản đối gay gắt của cả người dân sinh sống trên hòn đảo và của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, dường như Tokyo hiện nay đang có những tính toán xa hơn trong mối quan hệ với Mỹ khi tỏ thái độ phớt lờ phản ứng gay gắt của người dân trên hòn đảo này.
Biểu tình ở Nhật Bản nhìn chung là việc cực kỳ nghiêm túc, và những cuộc biểu tình ở tỉnh đảo phía Nam Okinawa bao gồm không chỉ các cư dân lớn tuổi, những người thường ghét cay ghét đắng các cuộc đụng độ bạo lực. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, các cuộc biểu tình nhằm ngăn chặn việc xây dựng một đường băng mới cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ tại Henoko, một bãi biển hoang sơ trên hòn đảo chính của Okinawa, đã dần nóng lên.
Trên đất liền, các cuộc xô xát đã nổ ra khi các nhân viên an ninh xua đuổi những người biểu tình một cách mạnh mẽ hơn. Trên biển, lực lượng bảo vệ bờ biển trong những chiếc xuồng cứu sinh thân cứng đã ngăn những người biểu tình trên xuồng kayak đang cố ngăn chặn việc khoan cắt để xây dựng nền móng cho đường băng. Tỉnh trưởng của đảo này, Takeshi Onaga, đã lên nắm giữ chức vụ này vào tháng 12/2014 và thề sẽ phản đối kế hoạch vịnh Henoko. Gần đây ông đã ra lệnh ngừng việc thi công bởi những tác động phá hoại môi trường. Tại Tokyo, Chính phủ của Shinzo Abe đã nhanh chóng bác bỏ ông.
Những mối lo ngại của Okinawa về Henoko rất chân thành. Nhưng ông Abe và các đồng nghiệp của mình sẽ không tán thành cả việc thảo luận cũng như một sự thay đổi tiến trình. Khi vị thủ tướng tới Washington DC vào cuối tháng 4, cả phía Mỹ và Nhật Bản sẽ cố gắng gạt đi những điểm khó chịu đã có từ lâu trong mối quan hệ của họ ra khỏi tầm nhìn. Okinawa, với gần 1/5 diện tích bị chiếm dụng làm căn cứ cho Mỹ, là một biểu tượng mạnh mẽ cho mối quan hệ đó.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Okinawa là tâm điểm của tầm nhìn đó. Theo Gavan McCormack của Đại học Quốc gia Australia, đảo này là “vùng chiến tranh” để bù cho “vùng hòa bình” của Nhật Bản. Người Okinawa có lý do để phàn nàn về điều đó. Hòn đảo chính của họ đã phải chịu đựng một phần chia không cân xứng về sự hiện diện an ninh của Mỹ tại Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Có lẽ 120.000 người Okinawa, hoặc hơn 1/4 dân số, đã thiệt mạng trong “cơn bão thép”, như trận chiến Okinawa thường được gọi, nhiều người đã bị các chỉ huy Nhật Bản ép phải tự tử.Không bên nào muốn có bất kỳ một sự suy yếu nào trong quan hệ quân sự gần gũi giữa hai bên. Thực tế, hai bên mong muốn liên minh này thích ứng với những thách thức lâu dài, chẳng hạn như Triều Tiên, và với những thách thức mới, trên hết là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tại Washington, có lẽ ông Abe sẽ có được một thính giả đang rất mong chờ lắng nghe ông nói về tầm nhìn của ông về một nước Nhật ít bị kìm hãm bởi hiến pháp phản đối chiến tranh (và do Mỹ áp đặt) của mình.
Nhưng sau khi giải phóng Okinawa, quân Mỹ đã ở lại. 3/5 trên tổng số 49.000 binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản đang đóng quân trên đảo này, cho dù nó chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích Nhật Bản. Có rất nhiều vụ tai nạn và phạm tội, thậm chí cả cưỡng hiếp. Khoảng 80% người dân Okinawa được khảo sát cho biết những căn cứ này, và nhiều điều khác về cuộc sống của họ, không được những người dân Nhật Bản khác thấu hiểu, vì với nhiều người trong số đó, sự hiện diện của Mỹ là vô hình. Ông Abe sẽ để mặc cho họ phàn nàn: tập trung các căn cứ tại Okinawa sẽ khiến phần còn lại của đất nước không bị quấy rầy bởi một cuộc tranh cãi về việc chia sẻ gánh nặng.
Giới báo chí quốc gia cũng đã phớt lờ những vấn đề gay gắt đang ngày càng tăng trên đảo này. Các quan chức tại Tokyo coi thường người dân Okinawa: những người dân đảo thật tham lam, bởi trong hàng thập kỷ họ đã bỏ túi tiền của chính phủ để đổi lấy việc các lực lượng của Mỹ được đóng quân trên đảo của họ; và thiển cận, thậm chí rõ ràng là phản bội, bởi việc phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa sẽ đe dọa nền an ninh của Nhật Bản và liên minh của nước này với Mỹ vào thời điểm Triều Tiên đang phát triển các tên lửa mang đầu hạt nhân, và Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng năng lực quân sự của mình.
Tại Washington, cả ông Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đều muốn ăn mừng cái cách mà một liên minh kéo dài hơn 6 thập kỷ – là liên minh quân sự quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực – đã đảm bảo cho nền hòa bình và thịnh vượng ở Đông Á. Và ông Abe sẽ nhấn mạnh cách mà các chính sách thương mại và an ninh của Nhật Bản đang được xem xét và được tiếp sinh lực để đối mặt với các thách thức mới.
Nhật Bản có vẻ đang hoàn tất các cuộc đàm phán song phương với Mỹ để gia nhập một thỏa thuận thương mại tự do mới được biết đến với tên gọi Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó bao gồm hàng chục quốc gia và 1/3 thương mại thế giới. Ông Abe sẽ được cổ vũ bởi đạo luật được Quốc hội đưa ra, nếu được thông qua, sẽ mang lại cho Tổng thống quyền đàm phán nhanh về những thỏa thuận như vậy.
Đối với vấn đề an ninh, vào thời điểm mối đe dọa từ Liên Xô, Nhật Bản có thể ngồi không hưởng lợi từ những đảm bảo quốc phòng của Mỹ trong khi theo đuổi phát triển kinh tế. Những ngày đó đã qua từ lâu. Mặc dù bị kiềm chế bởi một hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình và một ngân sách quốc phòng chỉ chiếm 1% GDP, ông Abe sẽ đặt ra chiến lược của mình cho Nhật Bản để làm nhiều hơn nữa nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng của nước này, củng cố liên minh song phương và xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn trong khu vực với Australia, Ấn Độ, Philippines và Singapore, trong số các nước khác. Trung Quốc sẽ phàn nàn, nhưng Mỹ sẽ hài lòng. Tất cả những điều này là một phần trong “đóng góp chủ động cho hòa bình” mới của Nhật Bản, như ông Abe sẽ nhấn mạnh khi phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 29/4.
Việc một thủ tướng Nhật Bản lần đầu tiên được trao vinh dự như vậy là điều đang thu hút sự chú ý. Các tổng thống của Hàn Quốc, đồng minh nhỏ hơn của Mỹ tại Đông Á, đã phát biểu tại một phiên họp chung 6 lần. Việc đó phần nào phản ánh những tranh chấp thương mại với Nhật Bản trong quá khứ – cũng như sự mất lòng tin ban đầu về ông Abe do những quan điểm mơ hồ của ông về lịch sử thời chiến của Nhật Bản.
Nhưng ngày này, giới chức ở Washington tỏ ra thích ông Abe, vị lãnh đạo Nhật Bản tự tin nhất trong nhiều năm – và là người, không giống như Yukio Hatoyama khi ông giữ cương vị này vào năm 2009-2010, không nghi ngờ các nguyên lý chủ chốt của liên minh. Ông Hatoyama đã bị tẩy chay tại Washington sau khi ông đề xuất rằng sự hiện diện của các căn cứ Mỹ tại Okinawa cần được xem xét lại; mối bất hòa cuối cùng cũng dẫn đến sự thất bại của ông. Tại Washington, ông Abe sẽ vô tư nhấn mạnh rằng việc di dời căn cứ đang được tiến hành. Và cùng với ông Obama, ông sẽ ký một thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng, cập nhật lần đầu tiên kể từ năm 1997.
Trong nền chính trị nặng tính vương triều của Nhật Bản, chính sách có thể được kế thừa. Nguyện vọng riêng của ông Abe nhằm làm mới liên minh có một chiều hướng gia đình. Chính là ông nội của ông, Nobusuke Kishi, người đã thúc đẩy một hiệp ước an ninh được sửa đổi vào năm 1960. Việc này đã định hình liên minh kể từ đó. Ông Abe nhớ lại từng ngồi trên đầu gối ông nội mình khi những đám đông sinh viên cánh tả bao vây dinh thủ tướng trong một cuộc biểu tình. Nhưng khi đó động cơ để làm mới liên minh đã không xuất phát từ mong muốn được cho là để thỏa mãn Mỹ – thường là một chế độ mặc định trong các đời thủ tướng Nhật Bản.
Và ngày nay họ cũng không làm vậy. Quả thực, ông Abe có lẽ nằm trong số những người ở Tokyo không phải lúc nào cũng tin vào sự đảm bảo của ông Obama về một “chính sách xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ (thuật ngữ ưa thích của Chính phủ Mỹ) sang châu Á. Ngân sách quốc phòng của tổng thống Mỹ đang chịu nhiều áp lực, và ông đang bị phân tâm bởi Trung Đông. Các quan chức Nhật Bản nhận thấy Trung Quốc đã phá vỡ trật tự khu vực đã được thiết lập bằng cách, chẳng hạn như, thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (hay còn gọi là quần đảo Điếu Ngư ở Trung Quốc) và xây dựng đường băng trên các bãi đá tranh chấp ở Biển Đông.
Video đang HOT
Nhật Bản đang xem xét lại những đường lối chỉ đạo quốc phòng chung với Mỹ để thúc đẩy hợp tác “liền mạch và hiệu quả” giữa các lực lượng vũ trang hai nước trong các lĩnh vực như hậu cần, tình báo, phòng thủ tên lửa và chiến tranh mạng. Mùa Hè này, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy đạo luật được thông qua ở Nghị viện (quốc hội) mà sẽ thay đổi hoàn toàn những điều mà quân đội của nước này, được biết đến như Lực lượng phòng vệ, được phép thực hiện. Các quy tắc mới sẽ hợp pháp hóa quyền phòng vệ tập thể, cho phép các lực lượng vũ trang tới hỗ trợ các đồng minh, đặc biệt là Mỹ, trong những tình huống không liên quan tới việc đẩy lui các cuộc tấn công trực tiếp trên chính lãnh thổ của mình.Họ tin rằng uy thế của Mỹ tại Đông Á không còn có thể được coi là điều đương nhiên nữa – hoặc, có lẽ ngay cả những cam kết của nước này với khu vực cũng vậy. Đó là lý do tại sao, theo lời một nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản: “Chúng ta cần đóng vai trò của mình trong việc đảm bảo chính sách xoay trục không phải kiểu chính sách chỉ xảy ra một lần và ngắn hạn”.
Hiện tại, nếu một tàu hải quân Mỹ bị tấn công trong vùng biển quốc tế, một tàu phòng vệ biển của Nhật Bản có thể không giúp đỡ được bằng cách khai hỏa lên kẻ gây hấn. Nhật Bản và Mỹ muốn điều đó thay đổi, và muốn từ bỏ ý tưởng về những khu vực “không chiến tranh” được xác định một cách hạn hẹp trong đó các lực lượng Nhật Bản phải hạn chế hoạt động nếu họ được triển khai bên ngoài nước Nhật. (Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản vẫn nhức nhối về việc binh lính Australia đã phải bảo vệ những binh lính Nhật không được vũ trang tại Iraq năm 2004).
Cuộc tranh cãi diễn ra gay gắt trong liên minh cầm quyền về việc những thay đổi này có thể tiến xa đến mức độ nào. Komeito, đối tác liên minh theo chủ nghĩa hòa bình của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe, rất thận trọng về các cuộc triển khai ở nước ngoài. Một số người trong LDP muốn hải quân Nhật Bản tuần tra với các nước Đông Nam Á, Australia và Ấn Độ để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc và bảo vệ các con đường biển cũng như eo biển Hormuz. Ông Abe, vào thời điểm xảy ra vụ Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu hai công dân Nhật Bản ở Syria hồi đầu năm nay, dường như công khai lấy làm tiếc rằng Nhật Bản không được sự ủy nhiệm về quân sự để trả đũa.
Sự bao bọc như trẻ thơ
Tuy nhiên, niềm đam mê của ông Abe đã vượt ra ngoài việc củng cố an ninh. Ông tha thiết mong Nhật Bản trở thành điều mà một số người gọi là đất nước “bình thường” hơn – một đất nước không còn bị những kiềm chế được áp đặt từ bên ngoài về quyền tự trị trong các lĩnh vực đối ngoại và thậm chí cả trong nước. Mặc dù khó có thể là bài Mỹ (ngay cả những người Okianawa đang biểu tình cũng không như vậy), ông thường phát biểu về việc muốn lật đổ thứ mà ông gọi là “chế độ hậu chiến” và mang lại “sự tái sinh cho Nhật Bản”.
Bằng cách này ông không có ý làm suy yếu sự bảo trợ của Mỹ. Ông đang cho thấy sự thất vọng với điều được cho là sự thống trị trong phần lớn thời kỳ hậu chiến của những người cánh tả (đặc biệt là giáo viên), những người mà, như ông nhận thấy, đã lợi dụng tội lỗi chiến tranh của Nhật Bản và phá hoại bất kỳ ý thức nào về lòng tự hào dân tộc.
Ông Abe khẳng định, Nhật Bản phải thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ, một phần bằng cách thúc đẩy tinh thần yêu nước và thậm chí quay trở lại một cảnh điền viên vương giả. Sự yêu thích của ông dành cho đền Yasukuni quân phiệt nên được xem xét trong bối cảnh này. Ngày 21/4, ông đã gửi đến đền một món quà là một chậu cây, chọc giận Trung Quốc và Hàn Quốc. Mỹ mong muốn ông Abe tránh những cử chỉ này, nhưng không trách móc ông nhiều vì những điều đó. Ông sẽ phải cẩn thận để phát ngôn những điều đúng đắn trước Quốc hội Mỹ về việc Nhật Bản ngược đãi tù nhân chiến tranh Mỹ và thậm chí cả việc ném bom Trân Châu cảng.
Có rất nhiều điều kỳ lạ trong quan điểm của ông Abe về thời kỳ hậu chiến, trên hết là khái niệm về một âm mưu của cánh tả. Sự bảo hộ của người Mỹ đã tạo ra một giới quyền uy chính trị và hành chính quan liêu cánh hữu, với LDP làm trung tâm, mà đã thống trị Nhật Bản gần như không ngừng kể từ lúc đó. Bản thân ông Abe là một sản phẩm chính của điều đó. Tuy nhiên những ám ảnh của ông cho thấy những thực tế cơ bản mà cả hai bên đều không sẵn lòng thừa nhận.
Trước hết, liên minh với Mỹ luôn là một liên minh kỳ lạ và không công bằng, với một đất nước chuộng hòa bình một cách đầy tự hào nép dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Mỹ vẫn luôn nhấn mạnh vào quyền kiểm soát chiến lược đối với Nhật Bản, chủ yếu thông qua Okinawa. Ngay cả sau khi Mỹ bàn giao quyền kiểm soát Nhật Bản trở lại cho người Nhật vào năm 1952, nước này đã đặt ra một ngoại lệ cho Okinawa, nơi Mỹ duy trì quyền kiểm soát quân sự trong 2 thập kỷ nữa. Sau đó Mỹ nhấn mạnh vào việc duy trì các căn cứ.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, liên minh này là một tấm chăn êm ái cho các nhà lãnh đạo Nhật Bản. Nhưng hiện nay những bất ổn khu vực tăng cao, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, đang thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc, kể cả của ông Abe.
Chẳng ích gì khi tính chất bảo hộ của liên minh này đã đem lại cho Nhật Bản quá ít lý do để hình thành mối quan hệ sâu sắc và mang tính xây dựng với các nước láng giềng và những kẻ thù trước đây – một lý do gây khó khăn cho nước này trong việc đối phó với Trung Quốc và Hàn Quốc hiện nay. Một cố vấn của ông Abe nói, “được bao bọc bởi người anh cả, người Nhật đã ngừng tư duy chiến lược về tương lai của chính họ”.
Một hậu quả khác – một nền chính trị trong nước không đáp ứng được nguyện vọng của người dân – không nơi nào rõ ràng hơn là trong số phận của Okinawa. Từng là một đảo quốc đứng chênh vênh giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nó đã không được may mắn ngay từ lúc Nhật Bản sáp nhập đảo này vào những năm 1870. Theo Kurayoshi Takara, một sử gia và phó thống đốc hiện tại của Okianawa, người Okinawa đang phải chịu sự chiếm đóng kép: cả của Mỹ và của Nhật Bản. Nhưng, mặc dù “việc nói về chủ nghĩa thực dân mới mô tả tình hình này, nó không hứa hẹn mang lại giải pháp”./.
Theo Tạp chí The Economist
Thùy Anh (gt)
Theo Nghiên cứu Biển Đông
Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó "vẫy vùng" ở Biển Đông
Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này.
Muốn lập ADIZ ở Biển Đông cũng khó
Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tham vọng đầu tiên của Trung Quốc khi tiến hành việc cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và xây các căn cứ quân sự tại đó không có gì khác ngoài việc biến khu vực đó thành của riêng mình thông qua việc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như đã từng làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Hình ảnh mà Trung Quốc công bố đã hoàn tất cải tạo một đảo ở Biển Đông (Ảnh Tân Hoa xã)
Nhận định này dù được cho là nhiều khả năng xảy ra nhất khi chính Trung Quốc cũng từng ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ ở Biển Đông và thời điểm thiết lập còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại đó.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, những tuyên bố trên của phía Trung Quốc mang nhiều tính "dọa dẫm" hơn thực tế bởi Trung Quốc không muốn "há miệng mắc quai" như vụ thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông.
Tại thời điểm đó, dù hùng hồn tuyên bố thiết lập ADIZ và đưa ra một loạt các yêu sách cho máy bay, tàu các nước đi qua khu vực mà mình thiết lập, Trung Quốc đã gần như "im lặng hoàn toàn" khi 2 pháo đài bay B-52 của Mỹ bay qua.
Đáng chú ý, loại máy bay B-52 này thuộc biên chế của Không lực Hoa Kỳ đã hơn nửa thế kỷ qua. Đây là những chiếc máy bay có tốc độ bay khá chậm so với những chiến đấu cơ hiện đại và lại rất dễ để nhận diện so với các loại máy bay tàng hình hiện nay.
Không những thế, điều duy nhất mà Trung Quốc làm được chỉ là tuyên bố đã giám sát 2 máy bay này, bất chấp việc sau vụ đó người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren lên tiếng thách thức: "Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch bay của mình qua khu vực quần đảo Senkaku như trước đây và sẽ không cung cấp kế hoạch bay, thông báo bằng điện đàm hay đăng ký tần số chuyến bay với phía Trung Quốc".
Hơn thế nữa, cùng với Mỹ, các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã "phớt lờ" ADIZ của Trung Quốc và coi ADIZ như "chưa hề tồn tại".
Khu vực ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương thiết lập ở Biển Hoa Đông năm 2013 (Ảnh AP)
Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, dù có muốn thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng phải tính toán cực kỳ kỹ lưỡng bởi Biển Đông là khu vực được coi là có tính chất chiến lược đối với Mỹ và các đồng minh nhằn ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vấp phải phản ứng "mạnh mẽ hơn gấp bội" nếu dám cả gan thành lập ADIZ ở Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã "thấm" bài học ADIZ ở biển Hoa Đông và rõ ràng là không muốn một lần nữa "biến mình thành con rồng giấy" khi những tuyên bố mà mình đưa ra lại bị phớt lờ mà không thể có những hành động đáp trả xứng đáng.
Chính những khó khăn như trên đã khiến những lời đe dọa "có quyền đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông" của Trung Quốc trở nên khôi hài hơn bao giờ hết.
Chỉ sở hữu 1 tàu sân bay, Trung Quốc khó vươn xa
Một tham vọng nữa của Trung Quốc mà nhiều chuyên gia cũng đã từng chỉ ra là biến các bãi đá mà Trung Quốc đã cải tạo thành các tiền đồn quân sự để từ đó làm bàn đạp vươn ra khắp Thái Bình Dương và các đại dương khác trên thế giới.
Tuy nhiên, ước vọng này cũng khó trở thành hiện thực nếu so tương quan về Hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là khi một nước muốn mở rộng tầm hoạt động trên đại dương thì yếu tố quan trọng hàng đầu cần tính đến chính là sức mạnh của tàu sân bay trong hạm đội hải quân của chính bản thân nước đó.
Rõ ràng, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc khó có thể đối chọi với 10 tàu sân bay hiện đang hoạt động trên khắp các đại dương của Mỹ.
Được coi là "căn cứ Hải quân trên đại dương" các tàu sân bay thường giúp đảm bảo sự hiện diện thường xuyên, liên tục của Hải quân các nước trên biển. Chính vì thế, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, dù có cố đến đâu, Trung Quốc cũng khó có thể vươn quá xa ra khỏi Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chưa thể giúp nước này vươn xa khỏi Biển Đông (Ảnh Reuters)
Điều này là bởi, Trung Quốc không hề có các căn cứ Hải quân trên bộ đặt tại các nước đồng minh như Mỹ nên tàu sân bay của Trung Quốc sẽ buộc phải rút về căn cứ Hải quân của nước này trước khi thời hạn hoạt động của tàu kết thúc. Điều này khiến cho sự hiện diện của tàu tại một khu vực nào đó sẽ bị gián đoạn đáng kể.
Hơn thế nữa, khác với các tàu sân bay đang hoạt động của Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng chỉ là "bằng giấy" khi mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể cất cánh hay hạ cánh trên tàu. Điều này cũng có nghĩa tính năng cơ bản nhất để đảm bảo sự cơ động của Hải quân Trung Quốc trên đại dương là hoàn toàn không có.
Như vậy, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh chỉ nhằm phục vụ ảo tưởng về một quốc gia hùng cường đủ khả năng sở hữu tàu sân bay hơn là thực tế sử dụng tàu sân bay này.
Chính vì vậy, cũng như việc "năm lần bẩy lượt" dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông, việc sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh cũng có thể chính là "con dao hai lưỡi với Trung Quốc" bởi không khó để nhận ra rằng, sự phô trương ấy cũng chỉ che đậy tiềm lực Hải quân còn rất hạn chế của Trung Quốc so với Mỹ.
Có thể nói, dù đã hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn vấp phải muôn vàn khó khăn khi muốn thúc đẩy tham vọng bành trướng của mình. Tham vọng ấy vượt xa tiềm lực thực tế của Trung Quốc và khiến nước này cho đến nay vẫn chưa thể tính tiếp được "hải trình" phía trước của mình./.
Theo VOV Online
Ba tàu tuần tra Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật Biên đội tàu Hải cảnh gồm 3 chiếc của Trung Quốc sáng 17/6 đã xâm nhập vào vùng biển rộng 12 hải lý quanh quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku và tiến hành tuần tra trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Biên đội tàu Trung Quốc tuần tra trái phép Điếu Ngư/Senkaku. (Ảnh minh họa: Xinhua) Thời báo Hoàn Cầu trích nguồn từ...