Các vấn đề ưu tiên thảo luận tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2022
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 25/10, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) cho biết nghị sự 5 điểm tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ ưu tiên các chủ đề như lạm phát, mất an ninh lương thực và biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC Kriengkrai Thiennukul. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch ABAC Kriengkrai Thiennukul cho biết mục tiêu của ABAC là thúc đẩy hệ thống thương mại dựa trên quy tắc toàn cầu và khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương, cũng như một hệ sinh thái hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ông Kriengkrai cũng nhấn mạnh rằng sự lãnh đạo và hành động quyết đoán của APEC là cần thiết để tăng tốc độ phục hồi kinh tế sau thảm họa COVID-19.
Video đang HOT
Nghị sự 5 điểm được ABAC đưa ra bao gồm: Hội nhập kinh tế khu vực; Cơ sở hạ tầng số; Thực hành bền vững của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME); Tính bền vững; Tài chính và kinh tế.
Theo đó, ở nội dung thứ nhất, các đại biểu sẽ thảo luận các hiệp định thương mại tự do và khôi phục việc đi lại trong khu vực. Nội dung thứ hai bàn về các bước chuẩn bị để chuyển đổi sang nền kinh tế số. Nội dung thứ ba tập trung vào việc khôi phục MSME trong thời kỳ hậu COVID-19, cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, trẻ em và những người kém đặc quyền. Ở nội dung thứ tư, các đại biểu sẽ thảo luận mục tiêu phát thải ròng bằng không và thúc đẩy thực phẩm và năng lượng bền vững. Nôi dung cuối cùng bao gồm việc ban hành các biện pháp kích thích kinh tế hiệu quả và tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ tài chính số.
Chủ tịch ABAC kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC tạo điều kiện mở lại biên giới để đẩy nhanh quá trình phục hồi trong khu vực, đặc biệt là đối với các MSME bị ảnh hưởng tiêu cực do các hạn chế phòng ngừa COVID-19. Ông nói thêm rằng ABAC sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển và thực hiện khuôn khổ khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và du lịch trong thời kỳ hậu COVID.
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, dự kiến diễn ra trong hai ngày 18 – 19/11, nằm trong Tuần lễ cấp cao APEC bắt đầu từ ngày 14/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở Bangkok, Thái Lan.
Mất an ninh lương thực nghiêm trọng đe dọa 345 triệu người toàn cầu
Số lượng người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiệm trọng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2019 do những tác động từ đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu.
Người dân Yemen nhận lương thực viện trợ nhân đạo tại Taiz. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Giám đốc khu vực của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) Corinne Fleischer ngày 24/8 cho biết trước khủng hoảng COVI-19, 135 triệu người đã phải hứng chịu nạn đói nghiêm trọng. Chỉ trong 3 năm, con số đó đã tăng hơn gấp đôi và dự báo tiếp tục tăng vì biến đổi khí hậu và chiến tranh.
Tác động từ những thách thức về môi trường là một yếu tố gây mất ổn định có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực và kéo theo xung đột cũng như di cư hàng loạt xảy ra.
Giám đốc Fleischer cho biết: "Thế giới không đủ khả năng để giải quyết vấn đề này. Lượng người di cư trên toàn thế giới đã tăng gấp 10 lần do biến đổi khí hậu và xung đột. Tất cả yếu tố có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, chúng tôi thực sự lo lắng về tác động kép của đại dịch COVID, biến đổi khí hậu và xung đột ở Ukraine". Bà Fleischer chỉ ra hai khu vực Trung Đông và Bắc Phi đang chịu những hậu quả nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng Ukraine, do phụ thuộc vào nhập khẩu và tuyến vận tải qua Biển Đen.
"Yemen nhập khẩu 90% lương thực, thực phẩm. 30% lô hàng vận chuyển qua Biển Đen", bà Fleischer nói.
WFP hiện chỉ viện trợ cho 13 triệu trong số 16 triệu người đang cần hỗ trợ lương thực, nhưng sự hỗ trợ của họ chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu hàng ngày do thiếu ngân sách.
Các khoản viện trợ đã tăng trung bình 45% kể từ khi COVID-19, trong khi các nhà tài trợ phương Tây phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngay cả đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Iraq - được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng sau khi xung đột bùng nổ, người dân vẫn đứng trước nguy cơ đối mặt với thực trạng mất an ninh lương thực. Iraq cần khoảng 5,2 triệu tấn lúa mì nhưng hiện mới chỉ sản xuất được 2,3 triệu tấn. Họ phải nhập khẩu phần còn lại với chi phí cao hơn.
Hạn hán nghiêm trọng và khủng hoảng nước tái diễn cũng góp phần đẩy sinh kế của các hộ nông dân nhỏ trên khắp Iraq vào tình thế nguy hiểm.
WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu. Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam...