Các ưu tiên ngoại giao của Indonesia trong ứng phó với Covid-19
Bà Marsudi cho biết, ưu tiên ngoại giao của Indonesia bao gồm cả việc đảm bảo sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau chiến đấu với dịch Covid-19.
Ngày 16/4, Ngoại trưởng Indonesia đã cho biết các ưu tiên ngoại giao của Indonesia trong bối cảnh bùng phát dịch Covid-19 hiện nay, trong đó có đảm bảo sự hợp tác giữa các quốc gia tiếp tục được duy trì để cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh.
Ngoại trưởng Indonesia trong buồi họp báo trực tuyến với truyền thông nước ngoài.
Phát biểu trước cuộc họp báo trực tuyến với truyền thông nước ngoài, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi nhấn mạnh Indonesia đã thiết lập các hợp tác song phương, khu vực và quốc tế để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid-19.
Video đang HOT
“Covid-19 là thách thức cho mọi quốc gia và không có ngoại lệ. Không có chính sách hay công thức nào có thể phù hợp cho tất cả các quốc gia. Chính phủ Indonesia thường xuyên đánh giá tính khả thi của chính sách ứng phó với Covid-19 dựa trên sự phù hợp về đặc điểm văn hoá, nhân khẩu học và điều kiện kinh tế. Điều quan trọng là học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Hợp tác giữa người dân và giữa các quốc gia là rất cần thiết để thực hiện một số trọng tâm ưu tiên. Cụ thể là khắc phục đại dịch và giảm thiểu tác động kinh tế, thứ hai là bảo vệ công dân Indonesia ở nước ngoài và người nước ngoài ở Indonesia”, bà Marsudi nói.
Theo Ngoại trưởng Retno Marsudi, mức độ phong toả ở các quốc gia là khác nhau, do vậy việc giao thương chuỗi cung ứng và thương mại bị gián đoạn. Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp y tế hiện tại đang rất hạn chế. Hiện nay, Indonesia đang tìm kiếm những đổi mới trong việc tăng cường hợp tác mua sắm nguyên liệu thô, công nghệ và nguồn nhân lực. Indonesia đã hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc để sản xuất các thiết bị y tế.
Ngoài ra, Indonesia cũng hợp tác với 9 quốc gia và 88 tổ chức phi chính phủ cùng 8 tổ chức quốc tế khác để mua sắm các thiết bị y tế như bộ dụng cụ xét nghiệm, máy thở và máy đo thân nhiệt. Trong hợp tác khu vực và quốc tế, Indonesia tận dụng các hợp tác trong ASEAN, G-20, Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC). Gần đây, các nhà lãnh đạo Indonesia đã tham gia nhiều hội nghị khu vực và quốc tế để phối hợp với các quốc gia trong nỗ lực chung chống lại Covid-19″.
Đối với ưu tiên thứ hai của ngoại giao Indonesia trong ứng phó với Covid-19 là bảo vệ công dân Indonesia ở nước ngoài và người nước ngoài ở Indonesia, Ngoại trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh, cánh cửa Indonesia luôn mở cho những công dân của mình muốn trở về quê hương. Các công dân Indonesia về nước hoặc người nước ngoài muốn rời khỏi Indonesia thì cần phải được thực hiện theo quy trình quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định hoặc do Bộ Y tế Cộng hoà Indonesia xây dựng. Trong số các giao thức y tế có việc cần thực hiện kiểm dịch và cách ly 14 ngày cho những người có triệu chứng.
Cuộc họp cũng có sự tham dự của người đứng đầu lực lượng phản ứng nhanh chống Covid-19, ông Doni Monardo. Ông Doni cũng thông báo về tình hình dịch Covid-19 tại Indonesia, tình trạng thiết bị y tế cũng như kế hoạch của nước này trong việc ứng phó với Covid-19.
Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia ghi nhận 5.516 ca mắc Covid-19, trong đó có 496 người tử vong và 548 người khỏi bệnh./.
Hương Trà
Máy bay Boeing 737 MAX sẽ không được cấp lại giấy phép bay trước năm 2020
Giám đốc Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) Steve Dickson ngày 11/12 cho biết máy bay Boeing 737 MAX, loại đã bị cấm bay từ tháng 3 vừa qua sau hai vụ rơi làm hàng trăm người thiệt mạng, sẽ không được cấp chứng chỉ bay lại cho đến năm 2020.
Máy bay 737 MAX 9 của Hãng Boeing thực hiện chuyến bay tại Seattle, Washington, Mỹ, ngày 13/4/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Dickson cho biết tiến trình phê chuẩn nối lại hoạt động bay cho máy bay 737 MAX vẫn còn 10 hoặc 11 mốc quan trọng, trong đó việc bay cấp chứng chỉ và một giai đoạn nhận xét của dư luận. Ước tính, có thể thấy tiến trình này "sẽ kéo dài sang năm 2020".
Trước đó, Boeing bày tỏ mong muốn tháng 12/2019 sẽ nối lại hoạt động giao hàng cho các hàng hãng không và tháng 1/2020 sẽ nhận được sự chấp thuận của FAA cho phép các hãng hàng không Mỹ sử dụng trở lại loại máy bay này. Tuy nhiên, FAA cho biết có rất nhiều sức ép đối với việc sớm đưa loại máy bay này trở lại hoạt động thương mại.
Boeing đã giảm bớt hoạt động sản xuất máy bay 737 MAX sau khi dòng máy bay đắt hàng nhất này của hãng bị cấm bay trên toàn thế giới vì 2 vụ rơi máy bay 737 MAX của Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 và của Ethiopian Airlines (Ethiopia) hồi tháng 3/2019 khiến 346 người thiệt mạng. Mới đây, ngày 22/11, Boeing đã tung ra phiên bản mới nhất của dòng máy bay 737 MAX , mang tên 737 MAX 10, được trang bị phiên bản nâng cấp của hệ thống điều khiển bay, hay còn gọi là Hệ thống Tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS), vốn được cho là yếu tố chính dẫn tới hai vụ tai nạn máy bay nói trên.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Indonesia bãi bỏ các kỳ thi quốc gia từ năm 2021 Ngày 11/12, tân Bộ trưởng Giáo dục và văn hóa Indonesia đã công bố 4 chính sách giáo dục mới mang tên "Merdeka Belajar" (Tự do Học tập), trong đó có việc bãi bỏ các kỳ thi quốc gia (UN) từ năm 2021. Ảnh minh họa Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong một thông cáo đăng trên trang web chính thức của...