Các ứng dụng internet đang tiết kiệm cho chúng ta bao nhiêu tiền?
Các nhà kinh tế học ở đại học MIT đã nghiên cứu, tính toán và có câu trả lời.
Chúng ta đã quá quen thuộc với các ứng dụng dịch vụ mạng internet như email, nhắn tin, hay tìm kiếm thông tin, hầu hết đều miễn phí.
Trước khi có những dịch vụ đó, mọi người phải trả tiền cho từng cái thư hay từng tin nhắn gửi đi. Vậy, một người bình thường trung bình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền nếu sử dụng những dịch vụ mạng miễn phí này?
Một nhóm các nhà kinh tế học của đại học MIT đã tiến hành nghiên cứu, tính toán lợi ích của những dịch vụ phổ biến như Google, Wikipedia, Facebook mang lại cho một người dùng phổ thông mỗi năm, tính theo tương quan GDP của Mỹ.
“Có thể không đóng góp nhiều vào phát triển bền vững GDP, nhưng những dịch vụ mạng luôn mang lại lợi ích lớn cho người dùng”, nhà kinh tế học Erik Brynjolfsson của MIT nói trong bài báo công bố kết quả nghiên cứu này.
Tìm kiếm thông tin là dịch vụ mang lại giá trị nhiều nhất. Bất ngờ là nhắn tin và nghe nhạc online lại đứng cuối bảng trong các dịch vụ được khảo sát, với giá trị bằng chưa đến 1% dịch vụ tìm kiếm. Mạng xã hội không được đánh giá cao, chỉ hơn có nghe nhạc trực tuyến và nhắn tin. Thương mại điện tử cũng không quá giá trị như mọi người vẫn tưởng, chỉ bằng 1/10 giá trị của email.
Sau đây là bảng giá trị của các dịch vụ mạng, xếp từ thấp đến cao:
Nhắn tin
Giá trị trung bình hàng năm: 155 USD
Âm nhạc
Video đang HOT
Giá trị trung bình hàng năm: 168 USD
Mạng xã hội
Giá trị trung bình hàng năm: 322 USD
Thương mại điện tử
Giá trị trung bình hàng năm: 842 USD
Giá trị trung bình hàng năm: 1.173 USD
Bản đồ
Giá trị trung bình hàng năm: 3,648 USD
Giá trị trung bình hàng năm: 8.414 USD
Giá trị trung bình hàng năm: 17,530 USD
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Google sắp có thể bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra chống độc quyền
Bộ Tư pháp Mỹ đang lên kế hoạch mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google, trong đó sẽ nhắm vào dịch vụ tìm kiếm trên web và các bộ phận khác của Gã khổng lồ tìm kiếm.
(Nguồn: SEO Tribunal)
Theo Nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal), Bộ Tư pháp Mỹ đang lên kế hoạch mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty con của Alphabet, Google, trong đó sẽ nhắm vào dịch vụ tìm kiếm trên web và các bộ phận khác của Gã khổng lồ tìm kiếm.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh đang diễn ra các tranh luận về việc liệu các công ty công nghệ lớn có nên bị chia tách hay không.
Cuộc điều tra của chính phủ đối với Alphabet trong mảng tìm kiếm trực tuyến, đánh vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của một trong những công ty giao dịch công khai có giá trị cao nhất trên thế giới.
Alphabet đạt doanh thu 136,8 tỷ USD trong năm 2018, với 85% trong số đó đến từ quảng cáo. Theo NetMarketShare, Google hiện kiểm soát hơn 70% thị trường công cụ tìm kiếm.
Google từng phải đối mặt với áp lực điều tra và án phạt chống độc quyềntrong quá khứ.
Vào năm 2013, Google cho biết họ sẽ thay đổi một số quy tắc sau khi chấp nhận một thỏa thuận với Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) - cơ quan này đã lo ngại rằng một số hoạt động kinh doanh của Google có thể cản trở cạnh tranh.
Năm 2010, Google đã nhận được đơn khiếu nại chống độc quyền từ Ủy ban châu Âu (EC) về xếp hạng kết quả tìm kiếm và quảng cáo mua sắm, dẫn đến việc Google bị phạt 2,7 tỷ USD vào năm 2017. Năm 2016, EC đã phàn nàn về các hoạt động liên quan đến hệ điều hành Android của Google, dẫn đến khoản phạt 5,1 tỷ USD vào năm 2018.
Và vào tháng 3 năm nay, Liên minh châu Âu đã buộc Google trả khoảng 1,7 tỷ USD vì hành vi thao túng quảng cáo.
Gần đây, Google cũng chịu áp lực chính trị ở Mỹ. Tổng thống Trump đã chỉ trích các công ty công nghệ lớn, bao gồm cáo buộc Google thiên vị chính trị trong kết quả tìm kiếm. Vào tháng 3, ông Trump đã tweet các cáo buộc YouTube của Google và Twitter ủng hộ các đối thủ Dân chủ hơn ông và đảng Cộng hòa.
Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren, người tuyên bố tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 vào tháng 12, đã thúc ép chia tách các công ty công nghệ như Google.
Trong một bài đăng trên trang Medium vào tháng 3, bà Warren cho biết bà quan tâm đến việc bổ nhiệm các nhà quản lý, những người sẽ quan tâm đến việc chống lại điều mà bà gọi là "sáp nhập chống cạnh tranh," kể cả Google, DoubleClick, Nest và Waze.
"Luật chống độc quyền hiện tại trao quyền cho các cơ quan quản lý liên bang phá vỡ các vụ sáp nhập làm giảm cạnh tranh," bà Warren viết.
Google sẽ không phải là công ty công nghệ đầu tiên của Mỹ đối mặt với sự giám sát từ Bộ Tư pháp. Năm 1998, Bộ này đã mở một vụ kiện chống độc quyền lớn chống lại Microsoft dẫn đến một số quy tắc mà công ty phải tuân theo trong nhiều năm.
Bộ Tư pháp Mỹ và Google chưa có bình luận về thông tin mà tờ Nhật báo Phố Wall đăng tải.
Theo VietNamPlus
Công cụ tìm kiếm khổng lồ của Nga ra mắt dịch vụ video mới Yandex, một công ty được coi là 'Google của Nga' vừa tung ra dịch vụ phát video trực tuyến nhằm cạnh tranh với YouTube của Google. Logo của tập đoàn internet Yandex (Nga). Ảnh: Reuters Những mạng truyền thông xã hội lớn như Facebook và YouTube đã và đang thêm nhiều tính năng mới cho các dịch vụ phát video của mình khi...