Các tuyến phố xung quanh Nhà Trắng bị phong tỏa
Cơ quan Mật vụ Mỹ đóng một số tuyến phố xung quanh Nhà Trắng nhằm tăng cường an ninh giữa lúc làn sóng biểu tình bạo lực chưa dừng lại.
Mọi phương tiện giao thông đều bị cấm đi vào các tuyến phố này hôm 2/6. Rào chắn an ninh cao hơn hai mét cũng được thiết lập xung quanh công viên Lafayette, gần Nhà Trắng, vào đêm 1/6. Chúng trông như những hàng rào không thể vượt qua thường được sử dụng trong các sự kiện chính trị cấp cao như lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Đây là động thái mới cho thấy an ninh tiếp tục được tăng cường ở khu vực Nhà Trắng giữa lúc biểu tình và bạo loạn tiếp diễn khắp nước Mỹ, sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu 46 tuổi. Floyd bị Derek Chauvin, cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, ghì gáy trong gần 9 phút, dẫn tới tử vong hôm 25/5.
Cái chết của Floyd đã thổi bùng làn sóng phẫn nộ của người da màu ở Minneapolis và toàn nước Mỹ, khiến 4 sĩ quan cảnh sát liên quan tới sự việc bị sa thải. Chauvin bị bắt giữ và truy tố tội giết người cấp độ ba.
Nhà Trắng được bảo vệ sau hàng rào an ninh của Cơ quan Mật vụ Mỹ hôm 2/6. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình đã lan rộng tại ít nhất 140 thành phố Mỹ, khiến hàng chục địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington. Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã huy động quân đội trang bị vũ khí hạng nặng để đảm bảo an ninh ở thủ đô. Ông cũng cảnh báo sẽ kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807, trong đó quy định Tổng thống Mỹ có quyền sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ.
Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được triển khai tại ít nhất 28 bang và Washington. Ít nhất 4.400 người bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối và cướp bóc, hôi của.
Tối 1/6, các cuộc biểu tình ôn hòa ngoài Nhà Trắng trước giờ giới nghiêm đã bị giải tán bằng hơi cay và đạn cao su. Các trực thăng quân sự được nhìn thấy bay qua các con phố.
Trong bài đăng đầu tiên sáng nay, Trump cho biết “không có vấn đề gì” xảy ra ở Washington hay Minneapolis tối qua và ca ngợi lực lượng an ninh “đã làm rất tốt”.
Theo gia đình của George Floyd, lễ tưởng niệm anh sẽ được tổ chức vào ngày 8 và 9/6 ở thành phố Houston, bang Texas.
Trump rút xuống hầm ngầm né biểu tình
Trump được đưa xuống hầm tổng thống trong khoảng thời gian ngắn khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng đêm 29/5, theo một quan chức chính quyền.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ở dưới hầm ngầm dành cho tổng thống bên dưới Nhà Trắng khoảng một giờ khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Hiện chưa rõ Đệ nhất phu nhân Melania và cậu út Barron Trump có được đưa xuống hầm cùng Tổng thống hay không.
Quyết định đưa Tổng thống xuống hầm được đưa ra khi những người biểu tình đối đầu với các nhân viên mật vụ bên ngoài Nhà Trắng suốt nhiều giờ hôm 29/5. Họ la hét, ném chai nước và đồ vật vào nhân viên mật vụ và cố vượt qua hàng rào im loại.
Đôi lúc, đám đông xô đổ hàng rào an ninh và đụng độ với lực lượng an ninh trang bị khiên chắn. Suốt đêm, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu ủng hộ Floyd. Cơ quan Mật vụ đã yêu cầu phong tỏa Nhà Trắng trong khoảng thời gian ngắn.
Một người biểu tình giơ tờ giấy có dòng chữ "công lý cho George Floyd" bên ngoài Nhà Trắng hôm 29/5. Ảnh: AFP.
Mật vụ Mỹ cảnh báo người biểu tình về việc tụ tập trái phép, trước khi xông vào và sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Sáu vụ bắt giữ đã được thực hiện, Cơ quan Mật vụ xác nhận trong một tuyên bố chiều 30/5. Trump nhiều lần ca ngợi Cơ quan Mật vụ vì đã xử lý các cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.
Cơ quan Mật vụ Mỹ xác nhận hơn 60 nhân viên, đặc vụ đã bị thương trong ba ngày đối phó với biểu tình bạo lực bên ngoài Nhà Trắng.
Biểu tình xảy ra trên khắp nước Mỹ để bày tỏ sự phẫn nộ trước cái chết của Floyd, 46 tuổi, người bị cảnh sát bắt hôm 25/5 với cáo buộc tiêu thụ một tờ 20 USD giả. Video được công bố cho thấy một cảnh sát da trắng ghì đầu gối vào gáy Floyd trong nhiều phút, trong khi ba cảnh sát khác hỗ trợ.
Floyd liên tục cầu xin, nói mình không thể thở được, nhưng viên cảnh sát vẫn giữ nguyên tư thế. Anh này sau đó bất tỉnh và tử vong. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba. Trump gọi sự việc là "bi thảm, đau buồn" và cam kết công lý sẽ được thực thi cho Floyd.
Biểu tình "tôi không thể thở" ban đầu nổ ra ở Minneapolis, bang Minnesota, sau đó lan rộng ra nhiều thành phố khắp nước Mỹ, buộc nhiều thị trưởng phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Một thanh niên đã chết khi một kẻ lạ mặt nổ súng vào đám đông biểu tình tại thành phố Detroit, trong khi một cảnh sát liên bang cũng thiệt mạng gần nơi biểu tình ở Oakland.
Thị trưởng Washington đã ban hành lệnh giới nghiêm do biểu tình, trong khi thị trưởng Atlanta yêu cầu Trump ngừng nói về biểu tình vì ông "chỉ khiến mọi chuyện xấu đi".
Người quay video cảnh sát ghì chết George Floyd lên tiếng Darnella Frazier, 17 tuổi, cho hay cô nhận được hàng loạt tin nhắn chỉ trích trên Facebook sau khi đăng đoạn video George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Frazier kể rằng nhiều người đã hỏi cô tại sao không làm gì để cứu Floyd thay vì đứng quay đoạn video dài gần 10 phút, trong khi cảnh sát ghì gáy người đàn...