Các tuyến phố cấm xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội mới nhất năm 2019
Mới đây sở giao thông vận tải Hà Nội đã chính thức công bố danh sách 11 tuyến phố cấm xe taxi trên địa bàn theo các khung thời gian tương ứng.
Cụ thể, các tuyến đường, phố cấm taxi và xe hợp đồng dưới 9 chỗ (cả hai chiều) trong các khung giờ cao điểm từ 6h00 – 9h00 và từ 16h30 – 19h00 bao gồm:
1. Các đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh
Cấm từ đoạn từ Vương Thừa Vũ đến Tôn Thất Tùng.
2. Khâm Thiên
Cấm chiều từ Lê Duẩn đi Ô Chợ Dừa, trừ ngày lễ, thứ Bảy, Chủ nhật được hoạt động 24/24.
3. Cầu Chương Dương
Cấm theo chiều từ Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật từ 6h00 – 9h00 (trừ ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật).
4. Phố Hàng Bài (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt)
Video đang HOT
Cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ theo chiều Trần Hưng Đạo đến Lý Thường Kiệt từ 19h00 – 0h00 các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật.
Lái xe chú ý biển báo cấm xe taxi để tránh đi vào đường cấm
Các đường, phố cấm xe taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ 24/24h gồm:
1. Phủ Doãn
Cấm chiều Tràng Thi đến Hàng Bông
2. Cầu Giấy – Xuân Thủy
Cấm cả hai chiều
3. Ngõ 897 Giải Phóng (cổng vào bến xe phía Nam)
Cấm taxi theo chiều từ đường Giải Phóng đi vào bến xe.
Trên đây là danh sách các tuyến đường, phố cấm xe taxi, các thông tin sẽ được cập nhập liên tục nên lái xe nên chú ý biển báo khi đi đường.
11 tuyến phố cấm xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quy định xử phạt lái xe taxi đi vào các tuyến đường cấm
Căn cứ điểm b khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 12 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng khi đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 5 và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Cùng đó, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu gây TNGT sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Theo Baocongnghiep
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập
Các vấn đề về gìn giữ văn hóa truyền thống; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập một lần nữa được các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đặt ra tại hội thảo sáng 3/6.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)
Các vấn đề về gìn giữ văn hóa truyền thống; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời kỳ hội nhập một lần nữa được các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đặt ra tại hội thảo "Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030" do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sáng 3/6, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Mục đích xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh nhằm phát triển toàn diện con người, giữ gìn và phát huy giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đề ra việc xây dựng con người văn minh cũng có nghĩa đòi hỏi mọi người phải luôn vươn lên tầm cao mới của văn hóa. Đặc trưng nổi trội của người Hà Nội được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử đó là thanh lịch. Thanh lịch không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà còn chứa đựng cái cốt lõi của bản sắc dân tộc.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đã đánh giá thành công nổi bật và những hạn chế trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2015-2020; dự báo khó khăn, vấn đề đặt ra trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Thông qua đó, các đại biểu đã nêu quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội cần tiếp tục xây dựng sâu rộng những phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết với Thủ đô. Thành phố cũng cụ thể hóa các đặc trưng về người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong hệ thống chính trị, cơ quan, đơn vị, mỗi gia đình và mọi tầng lớp nhân dân.
Cũng theo các đại biểu, xây dựng ứng xử văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, nhất là thời điểm Hà Nội đang tiếp thu giao thoa nhiều hình thái văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong dòng chảy văn hóa, người Hà Nội đang cố gắng gạn đục khơi trong, kiên trì thu nạp, dung hòa giữa cái cũ và cái mới, giữ gìn tác phong, lề lối, cách nghĩ hiện đại bên cạnh nền nếp ứng xử của người Kẻ Chợ xưa.
Tiến sỹ Bùi Văn Tuấn và giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Ngọc, Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô cho rằng Hà Nội cần khảo sát kỹ lưỡng thực trạng văn hóa đô thị, văn hóa ứng xử của từng cư dân Hà Nội. Từ đó, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu giao tiếp, xu hướng thực hành ứng xử, lĩnh vực cần tập trung giải quyết, lĩnh vực có những tác động gián tiếp hoặc trực tiếp để định hướng, định hình chuẩn mực ứng xử văn hóa của người dân Thủ đô trong bối cảnh hiện nay.
Với vị thế của Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội, thanh lịch, văn minh luôn được Đảng bộ, nhân dân Hà Nội coi trọng, đặt thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tiến trình đổi mới Thủ đô, đất nước, tiếp tục phát triển ở giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn 2030./.
Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam )
Không để bất cứ sự cố giao thông nào ảnh hưởng đến thí sinh Đây là yêu cầu chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng CSGT, CATP Hà Nội đối với toàn lực lượng CSGT thành phố. Tinh thần nhiệm vụ trên của Phòng CSGT đang được CBCS ở các đơn vị thực hiện hiệu quả, góp phần vào thành công của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trên địa bàn thành phố. Chủ động phân luồng...