Các trường tiểu học ở New York mở cửa trở lại
Ngày 7/12, các trường tiểu học công lập tại thành phố New York đã mở cửa đón học sinh trở lại trường học, trong khi giới chức Mỹ cảnh báo hoạt động ăn uống trong nhà tại các nhà hàng có thể tạm thời bị cấm trong vài ngày tới nếu số ca nhập viện do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn ở mức cao.
Một trường học ở New York, Mỹ, ngày 2/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thành phố lớn nhất của Mỹ, nơi hứng chịu sự tàn phá từ làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên vào mùa Xuân năm nay, đã đóng cửa tất cả các trường công lập từ ngày 19/11 sau khi ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 3%. Trong ngày 7/12, khoảng 850 trường tiểu học trên địa bàn đã mở cửa trở lại sau khi Thị trưởng Bill de Blasio sửa đổi tiêu chí đóng cửa các trường tiểu học do tỷ lệ lây nhiễm trong các lớp học thấp. Quyết định này được đưa ra bất chấp tỷ lệ mắc COVID-19 tại thành phố này tăng lên mức khoảng 5%. Trong khi đó, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao đẳng công lập vẫn tiếp tục đóng cửa và sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến cho tới tháng 1/2021.
New York là một trong những nơi có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất ở Mỹ song sự gia tăng số ca mắc trong thời gian gần đây, cùng với số người nhập viện tăng mạnh khiến nhà chức trách lo ngại. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cảnh báo các nhà hàng sẽ phải dừng việc phục vụ thực khách trong nhà nếu tỷ lệ bệnh nhân nhập viện không có dấu hiệu giảm trong 5 ngày tới. Các nhà hàng hiện được phép phục vụ trong nhà không vượt quá 25% sức chứa. Ông Cuomo dự đoán số ca nhập viện sẽ tiếp tục tăng do người dân Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn hồi tháng trước và đang chuẩn bị cho lễ Giáng sinh. Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cảnh báo việc các gia đình tụ họp trong dịp nghỉ lễ có thể đẩy số ca mắc mới tăng cao trong tháng tới.
Theo các số liệu thống kê mới nhất của Đại học John Hopkins, tính tới chiều 7/12, số ca tử vong do COVID-19 ở bang New York đã tăng lên 34.980 trường hợp – mức cao nhất trong cả nước. Tổng số ca mắc COVID-19 tại bang này đã lên tới 713.129 ca.
Tại bang California, đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhất nước Mỹ đã bắt đầu có hiệu lực trong ngày 7/12 với khoảng 33 triệu cư dân phải tuân thủ lệnh ở trong nhà. Bang đông dân nhất cả nước này đang có số ca nhiễm bệnh COVID-19 liên tục đạt những mốc cao mới, trong khi giường bệnh điều trị tích cực trong các bệnh viện hoạt động hết công suất.
Theo lệnh phong tỏa mới, hầu hết các văn phòng phải đóng cửa và việc tụ tập giữa các hộ gia đình khác nhau cũng bị cấm. Các quán bar và các loại hình kinh doanh dịch vụ như tiệm làm tóc cũng phải đóng cửa, trong khi các nhà hàng chỉ được phép phục vụ đồ mang đi. Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết lệnh ở trong nhà mới ảnh hưởng tới phần lớn cư dân bang này, đồng thời cảnh báo hệ thống y tế bang có nguy cơ “quá tải”.
Quy định mới đã khiến nhiều người dân California tức giận, kể cả một số quan chức thực thi pháp luật. Cảnh sát trưởng các hạt Los Angeles, Orange và Riverside tuyên bố không hỗ trợ thực thi quy định trên. Trước thực tế này, Thống đốc Newsom cảnh báo sẽ dừng cấp tiền cho các chính quyền địa phương nào không thực hiện các biện pháp theo quy định.
Cũng trong ngày 7/12, bang California đã công bố ứng dụng nhằm giúp người dân theo dõi nguy cơ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Như vậy, California đã trở thành bang lớn nhất nước Mỹ tận dụng công nghệ mới từ nhà sản xuất phần mềm điện thoại thông minh Apple Inc và Google.
Theo đó, từ ngày 10/12 tới, cư dân California có thể kích hoạt công cụ thông báo phơi nhiễm từ mục cài đặt trên điện thoại iPhone hoặc tải Ứng dụng thông báo CA trong cửa hàng ứng dụng Google Play trên các thiết bị Android. Các ứng dụng này cho phép sóng Bluetooth giữa các thiết bị xác định thời điểm chúng ở gần nhau, sau đó các ứng dụng sẽ gửi cảnh báo ẩn danh cho người dùng khi họ tiếp xúc với một cá nhân có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trước bang California, ít nhất 6 triệu người Mỹ tại 21 bang và 2 vùng lãnh thổ đã thử nghiệm ứng dụng này trong những tháng gần đây.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 8/12 (theo giờ Việt Nam), Mỹ đã có 290.377 ca tử vong trong tổng số 15.351.692 ca mắc COVID-19. Trong 24h qua, Mỹ có thêm 181.438 ca nhiễm và 1.439 ca tử vong.
Cử tri Mỹ xếp hàng bỏ phiếu từ sáng sớm
Nhiều cử tri Mỹ xếp hàng từ sáng sớm để bầu tổng thống, khi các điểm bỏ phiếu chưa mở cửa, bất chấp thời tiết lạnh giá.
Cử tri Mỹ xếp hàng đợi tại trường trung học Waterville ở thành phố Waterville, bang Maine, rạng sáng 3/11 dù điểm bỏ phiếu chưa mở cửa.
Từ 6h sáng 3/11 (18h giờ Hà Nội), các bang ở Bờ Đông nước Mỹ, gồm New York, New Jersey, Virginia, Connecticut và Maine, bắt đầu mở cửa địa điểm bỏ phiếu, đánh dấu bắt đầu ngày bầu cử tổng thống Mỹ chính thức của năm nay.
Nhiều cử tri ở Manhattan, thành phố New York, cũng có mặt bên ngoài điểm bỏ phiếu ở một trường tiểu học khi trời còn chưa sáng.
Hầu hết điểm bỏ phiếu ở các bang mở cửa ít nhất 12 tiếng một ngày, nhưng thời điểm mở cửa và đóng cửa giữa các bang khác nhau. Giờ hoạt động sớm nhất là 6h và đóng cửa muộn nhất là 21h.
Dòng người đeo khẩu trang chờ đợi bỏ phiếu bên ngoài Adam Hall, gần Auburn Corners, bang Ohio.
Hơn 100 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm trên toàn quốc trước khi các điểm bầu cử mở cửa sáng nay. Tuy nhiên, một lượng lớn cử tri, phần đa là những người ủng hộ đảng Cộng hoà, được dự kiến sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp hôm nay.
Cử tri xếp hàng đợi bên trong điểm bỏ phiếu tại Trung tâm Cộng đồng Bartow ở khu Bronx, thành phố New York. Hầu hết cử tri tuân thủ khuyến cáo đeo khẩu trang khi đi bầu giữa đại dịch Covid-19.
Ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đã nhắc nhở cử tri ngay khi các điểm bỏ phiếu khắp nước Mỹ bắt đầu mở cửa.
"Hãy đeo khẩu trang và tìm điểm bỏ phiếu của các bạn tại trang web IWillVote.com", bà Harris viết trên Twitter.
Khung cảnh sáng sớm tại điểm bỏ phiếu ở Kentucky Exposition, thành phố Louisville, bang Kentucky.
Nhân viên bầu cử cắt miếng dán "I voted" (Tôi đã bỏ phiếu) cho cử tri tại điểm bỏ phiếu trường Willow, thành phố Lansing, bang Michigan.
Điểm bỏ phiếu ở công viên Martin Luther King Jr., thành phố Columbia, bang Nam Carolina, sáng nay.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống tại trường Stone, thị trấn Hillsboro, bang Virginia.
Nhiều khả năng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ không được công bố trong đêm. Nguyên nhân là lượng người bỏ phiếu qua thư cao chưa từng có do đại dịch Covid-19 và các lá phiếu gửi qua thư sẽ mất thời gian kiểm đếm lâu hơn phiếu bầu trực tiếp.
Tuy nhiên, mỗi bang có cách kiểm phiếu và báo cáo riêng nên một số nơi sẽ công bố kết quả sớm hơn những bang khác. Lợi thế ban đầu có thể thuộc về Trump khi các lá phiếu trực tiếp trong ngày 3/11 được kiểm, vì những người ủng hộ đảng Cộng hòa thường thích đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử. Tuy nhiên, ưu thế này sau đó có thể chuyển sang Biden khi các lá phiếu qua thư được tính.
Dòng cử tri xếp hàng dài ở trung tâm thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.
Ngôi nhà thời thơ ấu của Joe Biden Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, sinh ra và lớn lên trong 10 năm đầu đời tại một ngôi nhà đơn sơ ở thị trấn Scranton, bang Pennsylvania. Nhà cũ của Joe Biden cách thành phố New York khoảng 200 km về phía tây bắc. Gia đình ông đã rời Scranton khi Biden mới 10 tuổi, nhưng ứng viên tổng...