Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 30/12, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và đầu tư Nghệ An. Ảnh tư liệu: Bích Huệ/TTXVN
Nghị định nêu rõ các công việc thực hiện hợp đồng: Công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm lái xe, bảo vệ, (trừ các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức); lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm: Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan; lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Video đang HOT
Hai loại hợp đồng
Nghị định nêu rõ, các công việc quy định ở trên được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.
Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm: Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan; Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
Điều kiện ký kết hợp đồng
Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định ở trên và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
Tổ chức cung cấp dịch vụ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành; đó đủ sức khỏe để làm việc; có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng; đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được hưởng các quyền lợi: Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định như đối với cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ nêu trên; đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành; chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương trong ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
Quy định mới về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công tại Hà Nội
Từ ngày 9/4/2022, "Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của TP Hà Nội" sẽ có hiệu lực; thay thế cho quy định cũ từ năm 2018.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội.
Quy định bao gồm các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sử dụng vốn góp của Nhà nước; Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; Dự án có tính chuyên ngành sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội; Dự án sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách thành phố Hà Nội để đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên trong cơ sở đã có của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội do thành phố quản lý.
Nguyên tắc quản lý các chương trình, dự án đầu tư công là phải bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của địa phương.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quản lý đầu tư xây dựng đối với các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố. Nguyên tắc quản lý các chương trình, dự án đầu tư công phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và pháp luật liên quan, quy định cụ thể tại quy định này và các quy định liên quan của UBND thành phố.
Nguyên tắc quản lý các chương trình, dự án đầu tư công là phải bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của địa phương và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường; phù hợp với quy định về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội của Nhà nước và thành phố Hà Nội; Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công phải tuân theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực, không để thất thoát, lãng phí...
Đầu mối cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và xây dựng, các cơ chế, chính sác về đầu tư của TP Hà Nội sẽ được cập nhật, đăng tải trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở chuyên ngành và UBND các địa phương.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/4/2022 và thay thế Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND TP Hà Nội.
Chủ tịch TP.HCM: 'Còn cán bộ thu mình, trốn tránh khi gặp khó' Theo Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi, vẫn còn cán bộ sợ trách nhiệm, có biểu hiện "thu mình" trốn tránh, phó thác nhiệm vụ trước những khó khăn khi xử lý các yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp. Sáng 18/2, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2021...