Các trường học ở Đức có thể phải đóng cửa vì tình trạng thiếu khí đốt
Bộ trưởng Giáo dục Đức kêu gọi giới chức nên đưa trường học vào danh mục “cơ sở hạ tầng quan trọng”, để ngăn chặn kịch bản các cơ sở giáo dục phải đóng cửa trong mùa đông tới nếu xảy ra tình trạng thiếu khí đốt.
Theo đài RT (Nga), phát biểu với tờ Rheinische Post hôm 8/7, bà Bettina Stark-Watzinger, Bộ trưởng Giáo dục Đức, cho biết Chính phủ nước này nên ưu tiên đảm bảo các trường học và trường đại học mở cửa ngay cả khi đất nước sắp cạn kiệt khí đốt vào mùa đông tới.
“Tôi đã vận động trong suốt đại dịch COVID-19 rằng các cơ sở giáo dục nên được chỉ định là cơ sở hạ tầng quan trọng”, Bộ trưởng giải thích.
Video đang HOT
Hiện tại, Nga đã giảm đáng kể nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1). Bà Stark-Watzinger cảnh báo rằng trong tương lai, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn, các trường học ở Đức cần lưu ý kỹ để không xảy ra tình trạng cắt giảm lớp học hoặc thậm chí đóng cửa trường học vào mùa đông.
Quan chức này khuyến cáo các cơ sở giáo dục sẽ phải tiết kiệm hơn khi sử dụng năng lượng, đồng thời, nhiều trường học và trường đại học cần đánh giá lại mức tiêu thụ khí đốt.
Chủ tịch Liên minh Giáo dục và Khoa học của Đức, bà Maike Finnern, lưu ý rằng nhiều trường học ở nước này đã tiết kiệm năng lượng.Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện, đặc biệt là tại các trường học cũ, cơ sở hạ tầng yếu kém, không có đủ hệ thống cách nhiệt.
Hồi tháng 6, Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đã bị cắt giảm còn khoảng 40% công suất. Gazprom cho biết lý do cắt giảm là đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đang được sửa chữa, đồng thời phàn nàn rằng thiết bị cần cho việc bảo trì chưa được Canada trả lại do đòn trừng phạt của phương Tây. Tệ hơn nữa, hệ thống đường ống này sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn trong 10 ngày từ ngày 11/7 để bảo trì theo lịch trình.
Nga giảm nguồn cung khí đốt, EU kêu gọi Đức duy trì vận hành nhà máy điện hạt nhân
Ủy viên Thị trường nội khối Liên minh châu Âu (EU) Thierry Breton kêu gọi Đức duy trì vận hành các nhà máy điện hạt nhân của nước này thêm một thời gian nữa, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung năng lượng hiện nay.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen ở Gundremmingen, miền Nam Đức, ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Đức dự kiến đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm nay. Tuy nhiên, ông Breton nêu rõ: "Điều tối quan trọng là để 3 nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động của Đức tiếp tục vận hành, ít nhất là trong vài tháng nữa, tất nhiên là theo một cách an toàn". Theo ông, việc duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân tại Đức là vì lợi ích của cả châu Âu, trong bối cảnh Nga đã cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực này.
Liên quan vấn đề nguồn cung năng lượng, người phát ngôn Bộ Kinh tế liên bang Đức Beate Baron ngày 4/7 cho biết bộ này đang đàm phán với EU và Canada để đưa trở lại tuabin khí của hệ thống đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) đang bị mắc kẹt ở Canada sau thời gian bảo trì.
Các tuabin trên do hãng Siemens của Đức sản xuất và đang được bảo trì ở Canada, quốc gia đã áp lệnh cấm xuất khẩu các dịch vụ phục vụ lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và hóa chất của Nga liên quan vấn đề Ukraine.
Phát biểu với các phóng viên, bà Baron cho biết Bộ Kinh tế Đức đang đàm phán để đưa trở lại các tuabin khí sau thời gian bị trì hoãn do các lệnh trừng phạt của Canada, ảnh hưởng tới nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga qua Nord Stream 1 tới châu Âu. Bà Baron nói: "Các cuộc đàm phán đang tiếp tục. Chúng tôi đã liên hệ với Canada về vấn đề này và cũng đang thảo luận với Ủy ban châu Âu".
Trước đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã giảm nguồn cung xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua hệ thống đường ống nối từ Nga tới Đức này, viện dẫn các vấn đề kỹ thuật. Theo Bộ Kinh tế Đức, hiện nước này đang tiếp tục nỗ lực lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt, song do giá khí đốt cao nên tình hình ngày càng khó khăn.
Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) cảnh báo vấn đề cung cấp khí đốt đang rất căng thẳng và không loại trừ tình hình xấu thêm. Chính phủ liên bang Đức gần đây đã cấp 15 tỷ euro để Công ty kinh doanh khí đốt Trading Hub Europe mua khí đốt sau khi Nga cắt giảm nguồn cung và giá khí đốt tăng đáng kể.
Lo ngại khí đốt từ Nga bị gián đoạn nghiêm trọng, EU cảnh giác với 'cú sốc nguồn cung' Từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã dự đoán nguồn cung khí đốt từ Nga có thể bị gián đoạn nghiêm trọng và giờ đây khả năng này lại càng cao. Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Ủy viên về...