Các trường ĐH khó khăn trong việc trả lương GV
Hiện nay, các trường ĐH nói chung và ĐH Đà Nẵng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính để trả lương GV, giờ giảng và đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng.
Sáng qua 3/11, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng về tình hình thực hiện đổi mới quản lý Giáo dục đại học (GDĐH) giai đoạn 2010 – 2012.
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vừa có buổi làm việc tại Đà Nẵng sáng nay 3/11 về tình hình thực hiện đổi mới quản lý GD đại học gia đoạn 2010 – 2012.
Tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết: Hiện nay, các trường ĐH nói chung và ĐH Đà Nẵng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính để trả lương, giờ giảng và đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng. Theo đó, đề nghị Bộ GD-ĐT cấp kinh phí bổ sung chi thường xuyên cho đơn vị để giải quyết nhu cầu tăng lương cơ bản, phụ cấp thâm niên và bù trượt giá, nhất là cấp bổ sung cho 2 trường thành viên của ĐH Đà Nẵng là ĐH Sư phạm và ĐH Ngoại ngữ vì thực tế ở 2 trường này, nếu trích nguồn 40% thì không dáp ứng được Lộ trình tăng lương của Nhà nước. Hiện ĐH Đà Nẵng phải điều tiết nguồn thu từ các trường thành viên khác, dẫn tới khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, đề xuất Bộ GD-ĐT đề nghị Nhà nước cần tăng cường đầu tư hoặc tạo cơ chế cho các địa phương, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng ký túc xá để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho SV, và tạo thuận lợi cho nhà trường trong công tác quản lý SV.
ĐH Đà Nẵng cũng có đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông trên cơ sở Trường CĐ Công nghệ thông tin, thành lập trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật trên cơ sở trường CĐ Công nghệ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho ĐH Đà Nẵng triển khai Dự án xây dựng Trường ĐH Quốc tế Việt Anh quan tâm cấp vốn cho ĐH Đà Nẵng triển khai Dự án Làng Đại học Đà Nẵng (dự án này đã được phê duyệt từ năm 1996 nhưng đến nay mới triển khai xây dựng được 1 đơn nguyên gây khó khăn cho chính quyền địa phương).
Video đang HOT
Theo báo cáo của ĐH Đà Nẵng về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý đại học giai đoạn 2010 – 2012, nhà trường đã có một số kết quả nổi bật được Vụ Đại học ghi nhận và đánh giá cao như: chú trọng công tác chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý, yêu cầu cán bộ quản lý phải có kiến thức về quản trị đại học hiện đại, có tầm nhìn xa, nắm bắt được xu thế phát triển các lĩnh vực khoa học – công nghệ và quản lý trên thế giới để xác định mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường xây dựng kế hoạch tăng cường đội ngũ giảng viên trẻ , có trình độ, có năng lực và thường xuyên bồi dững chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, tạo điều kiện cho CBGV được đào tạo sau ĐH tại nước ngoài.
ĐH Đà Nẵng cũng đã xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo cụ thể dựa trên 4 nhóm tiêu chí: đạo đức, tác phong, trình độ chuyên môn kỹ năng sống, hội nhập năng lực tư duy và tiềm năng phát triển. Các trường thành viên đều dựa trên các nhóm tiêu chí này để phân loại SV tốt nghiệp theo tổng số điểm 100. Đồng thời, các trường đều công khai kết luận kiểm định trường đại học của Hội đồng kiểm định chất lượng GD, công khai thông tin cấp phát văn bằng tốt nghiêp. Qua đó, tạo nguồn tin đáng tin cậy cho thí sinh, phụ huynh trước khi quyết định dự tuyển, và cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng nắm rõ được chất lượng nguồn lực tuyển dụng
Trong đổi mới hoạt động đào tạo, ĐH Đà Nẵng chủ trương phân tầng đại học thành hệ tinh hoa và hệ bình thường, thực hiện quan điểm “Chất lượng cao – Học phí ca”. Qua đó, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho người học, tạo thuận lợi cho giảng viên trong việc ứng dụng các công nghệ phương pháp giảng dạy mới và hiện đại Xây dựng Quy định về hoạt động trợ giảng, thí điểm triển khai hệ thống trợ giảng trong các lớp đặc biệt, tiến tới nhân rộng hoạt động của hệ thống này ra toàn ĐH Đà Nẵng.
ĐH Đà Nẵng cũng chủ trương giao Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tuyên truyền giáo dục SV về động cơ học tập đúng đắn, khuyến khích SV tự đào tạo, học tập và làm việc theo nhóm để học hỏi lẫn nhau Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các doanh nghiệp nhằm chọn lựa đối tác xây dựng, phát triển chiến lược đào tạo như cơ sở thực hành, thực tập, đặt hàng nghiên cứu, mời chuyên gia hoạt động kinh doanh, sản xuất trong thực tiễn đến giảng dạy…
Qua buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đánh giá cao cách làm của ĐH Đà Nẵng trong công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, như luân chuyển cán bộ từ các trường thành viên về ĐH Đà Nẵng và ngược lại. TheoThứ trưởng, việc áp dụng Luật GDĐH vào thực tế sẽ có nhiều cái mới từ cách tiếp cận, cách đánh giá, tổ chức… nên các đơn vị GDĐH cần nghiên cứu kỹ Luật để triển khai thực hiện.
Với mức đầu tư đào tạo 7 triệu đồng/SV/năm như hiện nay vẫn còn thấp xong các trường cần tập trung đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. Trước đây, đây có chương trình khung nhưng với Luật GDĐH hiện nay thì không còn chương trình khung nữa, các trường có thể chủ động trong việc xây dựng giáo trình (chẳn hạn như chủ động đưa vào chương trình đào tạo các ngành học những môn học mới), để có chất lượng đầu ra đạt chuẩn, đáp ứng được về nhu cầu nguồn lực của xã hội.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Xét lại trợ cấp cho nhà giáo nghỉ hưu
Trước những ý kiến trái chiều về mức trợ cấp cho giáo viên nghỉ hưu, sáng 25/10, Bộ GD-ĐT đã họp Tổ biên tập dự thảo gồm đại diện Hội Cựu giáo chức và các Bộ ngành liên quan để xem xét lại. Có một số phương án được đưa ra bàn thảo, tuy nhiên chưa có kết luận cuối cùng.
Trao đổi với PV, ông Trần Kim Tự, phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), tổ trưởng Tổ biên tập cho biết, buổi làm việc từ sáng sớm đến 12 giờ trưa đã có nhiều vấn đề đặt ra phải xem xét. Các phương án đưa ra vẫn còn tranh cãi.
"Trước đó, Ban soạn thảo cũng nhận được nhiều ý kiến từ Hội cựu giáo chức, các Chi hội cựu giáo chức... về mức trợ cấp dự thảo đưa ra. Sau khi xem xét các ý kiến Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cẩn thận để có tiếp thu" - ông Tự cho biết. Đồng thời, Bộ trưởng nhấn mạnh phần tiếp thu giải trình phải trên cơ sở cầu thị.
Dự thảo quyết định quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu của Bộ GD-ĐT trình làng ngày 4/10 đã có ý kiến cho rằng, đề xuất của Bộ đã làm cho Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Quốc hội vênh nhau.
Sự vênh nhau được GS Nguyễn Xuân Hãn dẫn dụ, ngày 1/5/2011, Chính phủ ra Nghị định số 54/2011/NĐ-CP giải quyết thâm niên cho GV hiện đang giảng dạy. Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về giải quyết thâm nhiên cho GV đã nghỉ hưu" từ 1/1/1994 đến 1/5/2011.
Nhưng Bộ GD-ĐT trình phương án theo kiểu bình quân: các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đến tháng 12/1998 được trợ cấp 2 triệu đồng/người các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1999 đến tháng 12/2003 được trợ cấp 3 triệu đồng/người các nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/2004 đến tháng 5/2011 được trợ cấp 3,5 triệu đồng/người.
Dự toán ngân sách chi cho chế độ này theo các mức trên, khoảng 565 tỉ đồng và nhà giáo được hưởng một lần.
Cách tính như vậy chưa bàn đến mức trợ cấp thâm niên, nhưng thâm niên cho GV đang đứng lớp được tính theo thời gian từ 1/5/2011 về sau, còn thâm niên cho GV nghỉ hưu lại tính theo thời gian về trước theo phương châm "hồi tố" là không công bằng và không cùng một nguyên tắc gây nhiều tâm tư cho đội ngũ giáo viên.
Về vấn đề đặt ra, ông Tự cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các Vụ, cục chức năng của các Bộ/ngành liên quan để có quyết định cuối cùng.
Quyết định cuối cùng được thông qua sẽ có khoảng 190.000 nhà giáo được hưởng trợ cấp.
Theo VNN
Bức thư ngỏ gửi Ban soạn thảo trợ cấp nhà giáo Sau khi Ban soạn thảo trợ cấp nhà giáo lên tiếng trả lời công luận thì TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã có bức thư ngỏ hồi đáp. Nội dung bức thư tiếp tục nêu lên những sai lầm của Ban soạn thảo khi làm chính sách. Dân trí xin đăng tải nội dung...