Các trường đại học ở Hà Nội đóng ký túc xá
Trường đại học FPT vừa thông báo sẽ đóng ký túc xá ở Hòa Lạc từ đêm 12.3. Trước đó, nhiều trường ở Hà Nội cho biết ký túc xá cũng không nhận sinh viên trong thời gian nghỉ học hoặc không học tập trung.
Sinh viên Trường đại học FPT vui chơi trong một câu lạc bộ ở ký túc xá của trường – Ảnh Thanh Thủy
Đang mở phải đóng vì nhiều sinh viên đến ở dù nghỉ học
Mới đây, Trường đại học FPT đã gửi thông báo với sinh viên của trường tại cơ sở Hòa Lạc (Hà Nội) về việc trường này sẽ đóng cửa ký túc xá từ 21 giờ đêm 12.3.
Theo thông báo này, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra trên địa bàn Hà Nội, nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo an toàn tối đa cho sinh viên, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Trường đại học FPT quyết định dừng tất cả các hoạt động của ký túc xá Hòa Lạc và đóng cửa ký túc xá này từ 21 giờ ngày 12.3 đến khi có thông báo mới.
Tất cả sinh viên đang ở tại ký túc xá có thể để đồ đạc tại ký túc xá, đóng cửa và về gia đình trước thời gian trên. Chi phí ký túc xá sẽ được miễn giảm và khấu trừ vào kỳ sau. Việc tổng vệ sinh và niêm phong các phòng tại ký túc xá sẽ được thực hiện trong ngày 13.3.
Trao đổi với Thanh Niên, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học FPT cho biết, cũng như nhiều trường đại học ở Hà Nội khác, Trường đại học FPT cho sinh viên tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán để phòng tránh dịch Covid-19. Dự kiến thời gian nghỉ học sẽ kéo dài đến 30.3. Ký túc xá của trường vẫn mở để sinh viên nào vì lý do cá nhân vẫn có thể ở. Số sinh viên này không đáng kể.
Tuy nhiên, gần đây lượng sinh viên kéo đến ở ký túc xá càng đông, dù vẫn đang được nghỉ học. Ký túc xá đang có khoảng 300 sinh viên ở (chiếm 10% quy mô ký túc xá). Trong khi đó, diễn biến dịch Covid-19 ở Hà Nội đang phức tạp. Việc đóng cửa ký túc xá là giải pháp đồng bộ với việc nghỉ học tập trung, tránh tụ tập đông người, tránh mất kiểm soát về y tế đối với ban quản lý ký túc xá.
TS Lê Trường Tùng cũng cho biết thêm: “Với một số em thật sự có nhu cầu ở lại ký túc xá vì vẫn phải đang đi thực tập, hoặc đang làm việc tại doanh nghiệp, đang thực hiện đồ án tốt nghiệp theo nhóm… nhà trường sẽ xem xét”.
Bệnh nhân thứ 35 nhiễm Covid-19 là cô gái bán hàng siêu thị Điện Máy Xanh ở Đà Nẵng
Nhiều trường không mở ký túc xá
Ngay từ đợt thông báo nghỉ học đầu tiên, Trường đại học Thương mại cũng báo cho các sinh viên là trong thời gian nghỉ học kéo dài, ký túc xá của trường không mở.
Các đợt sau, khi thông báo không tổ chức dạy học tập trung tại trường mà sẽ tổ chức dạy học bằng phương thức trực tuyến cho sinh viên, Trường đại học Thương mại cũng cho biết là ký túc xá vẫn đóng cửa.
Cũng tương tự, Trường đại học Ngoại thương không tiếp nhận sinh viên vào ở ký túc xá trong thời gian trường ngừng tổ chức dạy học tập trung. Nhưng trường cũng không “cấm” hoàn toàn, hiện có khoảng hơn 60 sinh viên đang ở trong ký túc xá.
Bà Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nói: “Những em nào do tình thế bắt buộc vẫn phải học tập (ví dụ như chuẩn bị bảo vệ đồ án tốt nghiệp), có nhu cầu ở ký túc xá thì đăng ký. Sau đó các em phải khai báo y tế, thực hiện quy trình kiểm tra sức khỏe của trung tâm y tế. Trong quá trình ở tại ký túc xá, các em được nhà trường cấp phát nước rửa tay, khẩu trang, theo dõi sức khỏe hàng ngày”.
Trường đại học Kinh tế quốc dân cũng không mở cửa ký túc xá đón sinh viên. Ngày 5.3, trường quyết định tổ chức dạy học tập trung trở lại vào ngày 9.3 nên đã cho ký túc xá mở cửa đón sinh viên.
Tuy nhiên, do Hà Nội xuất hiện ca bệnh Covid-19, sáng 7.3, Trường đại học Kinh tế quốc dân đã ra thông báo khẩn tạm hoãn tổ chức học tập trung đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ ngày 9.3 đến hết ngày 15.3.
Trường này cũng kêu gọi các em sinh viên đã về Hà Nội thông cảm với trường, khuyến cáo những em đang ở ký túc xá cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch và thông báo: “Nhà trường tiếp tục không nhận sinh viên vào ở ký túc xá”.
Chủ quán ăn, người giữ xe ế ẩm vì sinh viên làng đại học ăn tết 2 lần
Theo thanhnien
Góc ngẫm nghĩ: 'Tâm bệnh' còn đáng lo hơn cả 'dịch bệnh'
Tuần qua, các địa phương, các trường đại học thay đổi liên tục quyết định cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến tận giờ 'sát nút' vì dịch bệnh. Lần này thì không ai được quyền phàn nàn, mà chỉ có sự cảm thông.
Sáng 9.3, sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM đã đi học trở lại - Ngọc Dương
Quả thật những nỗ lực và trách nhiệm của Chính phủ, các ban ngành, địa phương trong thời điểm này là rất lớn. Tuy vậy, những "tổng lực" nói trên khó có thể thành công trong việc chống dịch trước mắt và lâu dài nếu không có ý thức, trách nhiệm của mọi công dân. Vấn đề đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là cách đánh giá tình hình, là thái độ ứng xử cho đến hành động đúng đắn. Bởi lẽ, sự khách quan của dịch bệnh bên ngoài không đáng lo ngại bằng chính sự chủ quan như "tâm bệnh" của mọi người bên trong.
Hơn bao giờ hết, phương châm phải giữ "một trái tim nóng trong một cái đầu lạnh" cần được đặt ra.
"Cái đầu lạnh" là sự điềm tĩnh, sáng suốt và hiểu biết để chống dịch. Không tiếp tay cho những hành vi khuếch tán thông tin sai lệch gây sự hoang mang cho xã hội, hạn chế các hành vi hùa theo số đông (như tích trữ khẩu trang, thực phẩm...) tạo thêm sự lo lắng không đáng có cho mọi người. Hiểu biết để không vi phạm pháp luật và đạo lý, tình người trong những thời điểm nguy khó, như các hành vi đầu cơ, tích trữ, trục lợi. Có được sự điềm tĩnh trên sẽ khó "ngã tay chèo" khi thấy "sóng cả" nhằm hạn chế được dịch bệnh.
"Trái tim nóng" là sự tương trợ, chia sẻ lẫn nhau giữa mọi người, là sự hợp tác với chủ trương chống dịch của cả nước. Phải có trách nhiệm phòng dịch bệnh cho bản thân, cho cộng đồng như phát động của Chính phủ "chống dịch như chống giặc", và giặc đến nhà thì... mọi người phải đánh. Những người liên quan đến giáo dục phải tuân thủ, ủng hộ, hợp tác tất cả những yêu cầu, chủ trương của ngành đưa ra.
Tôi nhớ trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (The last leaf, 1907), nhà văn Mỹ O.Henry đã xây dựng rất ý nghĩa hình tượng nhân vật Johnsy. Johnsy bị viêm phổi rất nặng. Và cô đã vượt qua trận đại dịch nhờ lòng tin, sự lạc quan, qua bức tranh tình thương chiếc lá không rơi của bác họa sĩ già Behrman. Dù là một câu chuyện hư cấu nhưng đây là bằng chứng cho thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào thì "tâm bệnh" cũng quan trọng hơn "dịch bệnh"!
Theo thanhnien
Giá gia cầm hôm nay 2/3: Gà vịt mất giá, công ty giống làm điều bất ngờ Giá gia cầm hôm nay 2/3 tại nhiều địa phương vẫn chững giá, trong đó giá gà thịt hôm nay đang giao dịch ở mức từ 35.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, giá vịt bán ra tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội) đạt giá từ 29.000 đồng đến 35.000 đồng/kg. Giá gia cầm hôm nay 2/3 chưa có biến động...