Các trường có được phép cho giáo viên nghỉ dạy để tổ chức ngày 20/11 không?
Nhằm tôn vinh, ghi nhận và tri ân thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy nên các trường học hoàn toàn có thể tổ chức lễ 20/11 tại trường và cho giáo viên nghỉ dạy.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày kỷ niệm nhằm tri ân các thầy cô giáo, tôn vinh truyền thống “ tôn sư trọng đạo”.
Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương thì năm nay, sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm ngày 20/11 trên cả nước.
Cụ thể, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định, chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống đối với những năm tròn, các năm khác sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm mà chỉ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống.
Trong đó, Nghị định 111 quy định năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0″ và năm nay là kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019).
Do đó, Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2019 các Bộ, ngành, địa phương sẽ không được tổ chức lễ kỷ niệm.
Các trường học có được phép cho giáo viên nghỉ dạy để tổ chức lễ kỷ niệm 20/11 hay không? (Ảnh minh họa: vov.vn).
Rất nhiều giáo viên trong cả nước thắc mắc với quy định trên thì ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới nhà trường có được phép cho giáo viên nghỉ dạy, học sinh nghỉ học để tổ chức lễ kỷ niệm nhằm tri ân, ghi nhận công sức của hàng triệu giáo viên trong cả nước hàng năm hay không? Nếu tổ chức có trái với nghị định trên hay không? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên.
Lịch sử ngày kỷ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20/11 tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Từ đó đến nay cứ mỗi dịp 20/11 là các cơ sở giáo dục lại tổ chức trọng thể ngày lễ kỷ niệm tri ân sự đóng góp thầm lặng của các nhà giáo, các chiến sĩ trên mặt trên giáo dục, chính là những người góp phần đóng góp và xây dựng cho nền giáo dục được như ngày hôm nay
Nhà trường có thể tổ chức lễ 20/11 và cho giáo viên nghỉ dạy
Như đã trình bày ở trên, cụ thể ở Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định, chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống đối với những năm tròn, do đó nhiều người nghĩ rằng các trường học không được tổ chức ngày 20/11 hay giáo viên không được nghỉ dạy để tham dự mà vẫn phải dạy bình thường, tức là xem như không có bất kỳ hoạt động nào được tổ chức trong ngày 20/11.
Tuy nhiên, các trường học do tính chất đặc thù nghề nghiệp, nhằm tôn vinh, ghi nhận và tri ân thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy nên các trường học hoàn toàn có thể tổ chức lễ 20/11 tại trường và cho giáo viên nghỉ dạy, học sinh nghỉ học trong ngày trên. Điều đó có phần chưa đúng vì nội dung của Nghị định trên chỉ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương (Sở/Phòng giáo dục) chỉ được tổ chức trong các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0″, các năm còn lại không được tổ chức.
Cụ thể tại Điều 3, Điều 4 của Quyết định 167-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định:
“ Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng nm do Ủy ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân.
Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
“Trong ngày 20/11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương”.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 26-TT-1982 của Bộ Giáo dục ngày 14/10/1982 hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam cũng nêu rõ: Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
“1. Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20/11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; 3. Trong ngày 20/11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…”.
Như vậy cho thấy trong ngày 20/11, các trường sẽ được tổ chức các hoạt động ngày lễ kỷ niệm 20/11 một cách thiết thực, gọn gàng, trang trọng, mang lại ý nghĩa to lớn tôn vinh, tri ân thầy cô giáo trong cả nước.
Các trường hoàn toàn có thể sắp xếp để giáo viên được nghỉ dạy để tổ chức lễ kỷ niệm trên, học sinh được nghỉ học để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tri ân giáo viên đã có công dạy dỗ, giáo dục mình.
Bên cạnh đó, sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 20/11 mỗi thầy cô, giáo cũng có thể dành thời gian còn lại để thăm tri ân, thăm lại những thầy, cô đã từng dạy mình.
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày duy nhất 20/11 trong năm là việc làm cần thiết để tôn vinh, ghi nhận sự đóng góp thầm lặng của nhà giáo Việt Nam, dù xã hội có nhiều sự thay đổi nó vẫn còn hiện nguyên giá trị, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó các trường tránh làm phô trương, hình thức,…làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của ngày 20/11.
BÙI NAM
Theo giaoduc.net
Hướng dẫn tổ chức chào mừng ngày 20/11: Trang trọng, vui tươi, tiết kiệm
Để thể hiện sự tôn vinh, tri ân của xã hội đối với các thế hệ nhà giáo, đồng thời động viên sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành, Sở GD&ĐT Bình Dương hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức họp mặt ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, về truyền thống "Tôn sư trọng đạo", về vai trò, trách nhiệm, đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay. Tiếp tục tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động, trọng tâm là phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" giai đoạn 2016-2020.
Phát động đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam với các phong trào: "Dạy tốt - Học tốt"; hội thi văn nghệ, thể thao, viết báo tường; tổ chức vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh,... tại đơn vị, trường học dưới các hình thức phong phú và phù hợp.
Các đơn vị, trường học rà soát các chế độ chính sách, tham mưu cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể giải quyết kịp thời những vướng mắc; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, đặc biệt là các giáo viên đã nghỉ hưu, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau...
Sở GD&ĐT lưu ý, tổ chức họp mặt ngày Nhà giáo Việt Nam tại đơn vị với không khí trang trọng, vui tươi, tiết kiệm và ý nghĩa để học sinh chúc mừng, tri ân thầy cô giáo. Các đơn vị, trường học không được huy động tiền của học sinh và cha mẹ học sinh để tổ chức ngày 20/11.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Thanh Hóa: Giáo viên nghỉ dạy nhiều tháng vẫn được hưởng nguyên lương Dù nghỉ dạy trong một thời gian dài với những lý do khác nhau, nhiều giáo viên tại Trường THCS Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vẫn được Ban lãnh đạo trường này "ưu ái" cho hưởng nguyên lương. Người nghỉ nhiều tháng vẫn hưởng nguyên lương, người nghỉ 1 buổi phải đóng phạt Theo phản ánh của giáo viên (GV) tại...