Các trung tâm thương mại Đức ngắt điện thang máy để tiết kiệm khí đốt
Các doanh nghiệp tại Đức đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh nhu cầu duy trì nguồn năng lượng tại nước này nói riêng và châu Âu nói chung ngày càng trở nên cấp thiết.
Hệ thống thang cuốn tại một trung tâm thương mại ở Đức. Ảnh: AFP
Báo Bild của Đức ngày 27/8 đưa tin các cửa hàng bách hóa và trung tâm thương mại lớn trên cả nước đã bắt đầu ngắt điện thang cuốn hoặc hạn chế thời gian sử dụng trong nỗ lực mới nhất nhằm tiết kiệm năng lượng.
Cụ thể, thang cuốn không hoạt động ở một số cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng điện tử Saturn và các cửa hàng bách hóa lớn bao gồm Karstadt và Galeria Kaufhof. Tại các trung tâm mua sắm ECE, các thiết bị ngưng hoạt động vào buổi sáng và buổi tối. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng nội thất IKEA đang cân nhắc triển khai biện pháp tương tự.
“Chúng tôi muốn tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và thang cuốn nhiều nhất có thể, cố gắng không ảnh hưởng đến khách hàng”, Miguel Mllenbach, Giám đốc phụ trách bán hàng của Galeria-Kaufhof, trả lời giới truyền thông.
Ngày 25/8, Berlin đã công bố một loạt biện pháp nhằm giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong mùa Đông sắp tới. Các biện pháp bao gồm hạ nhiệt độ sưởi ấm trong các văn phòng và các tòa nhà công cộng, ngoại trừ các cơ sở xã hội như bệnh viện, từ 20 xuống 19 độ C.
Ngoài ra, các màn hình quảng cáo ngoài trời và đèn trang trí bên ngoài các cửa hàng và tượng đài sẽ bị tắt từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Các chủ cửa hàng sẽ được khuyến khích không để cửa mở quá lâu để giữ nhiệt.
Đức đang phải vật lộn với các vấn đề cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1. Kể từ giữa tháng 6, tuyến đường ống trọng điểm này chỉ mới hoạt động 40% công suất, cung cấp khoảng 67 triệu m3/ngày. Nguyên nhân dẫn đến sụt giảm dòng chảy khí đốt là do Canada trì hoãn việc trả cho Nga các tuabin khí để bảo trì theo lịch trình.
Hồi tháng 7, Nga đã cắt giảm lượng khí đốt cung cấp qua Dòng chảy phuwogn Bắc 1 xuống còn 33 triệu m3/ngày, tương đương 20% công suất của đường ống này và giảm một nửa so với trước đó.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bị gián đoạn, giá khí đốt ở châu Âu tăng đột biến
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung nhập khẩu từ Nga.
Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Giá khí đốt tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan đã tăng lên mức 322 euro/MWh. Giá mặt hàng này đã tăng đột biến trong những ngày gần đây do nguồn cung khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sang thị trường này bị gián đoạn.
Trong khi đó, giá điện hợp đồng kỳ hạn 1 năm ở cả Pháp và Đức cũng tăng vọt giữa những lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông.
Trao đổi với báo giới, nhà phân tích Susannah Streeter của Hargreaves Lansdown nhận định giá khí đốt dường như duy trì xu hướng đi lên và điều này sẽ càng khiến cuộc khủng hoảng năng lượng thêm tồi tệ. Nhiều nước đã lên kế hoạch tiết kiệm năng lượng, song các biện pháp cứng rắn hơn có thể phải được thực thi do trữ lượng khí đốt ngày càng cạn kiệt.
Gazprom cảnh báo giá khí đốt có thể tăng 60% Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom ngày 16/8 cho biết giá khí đốt của châu Âu có thể tăng 60% lên hơn 4.000 USD/1.000 m3 vào mùa đông năm nay do xuất khẩu và sản xuất của tập đoàn tiếp tục giảm giữa bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn tiếp diễn. Đường ống dẫn khí đốt của hệ thống...