Các triều đại TQ xâm phạm Việt Nam đều bại
Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta.Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại.
Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường
LTS: Mấy ngày qua, tình hình biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng bởi hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Sự kiện này đã đầy cao căng thẳng cho cả khu vực. Một lần nữa, bản chất của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán có từ hàng ngàn năm qua lại trỗi dậy.
Trước vấn đề thời sự đặc biệt nóng hổi này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trao với TS.Nguyễn Khắc Thuần, nguyên Viện Trưởng Viện Châu Á và hiện đang là Trưởng khoa Du Lịch và Việt Nam Học của trường đại học Nguyễn Tất Thành mong có cái nhìn bao quát lý giải cho sự kiện.
Những người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc ngày 11/5/2014
Chưa có triều đại nào của TQ không xâm lược VN
Trong lịch sử, nước ta đã rất nhiều lần bị phong kiến phương Bắc xâm lược. So với ta, Trung Quốc luôn là gã khổng lồ và hung hăng. Song điều kỳ diệu là dù chúng mạnh tới đâu, kết cục cũng bị thua. Tài liệu lịch sử trong và ngoài nước đều ghi rõ ràng như vậy. Theo ông, cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta ở đâu?
Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ đã dốc toàn lực để đánh, thậm chí còn kích động các lân bang đem lực lương phối hợp với họ để đánh.
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Trung Quốc không chỉ đem binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, vũ khí dồi dào và thuốc men chữa trị rất chu tất, hơn thế nữa, họ còn huy động trí tuệ của các nhà thông thái vào hàng bậc nhất của Trung Quốc để bày mưu tính kế đánh ta.
Video đang HOT
Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị diệt vong rất khó tránh khỏi nhưng về thực tiễn, nói theo cách của Quang Trung Nguyễn Huệ thì “ta đã đánh cho muôn đời biết rõ rằng nước Nam anh hùng là có chủ”, “không phải hễ ai muốn vào cứ vào, ai muốn ra cứ ra”.
Cội nguồn sức mạnh của chúng ta kết tinh ở ý thức đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước. Giặc đến, Hoàng Đế và hoàng tộc ra trận, triều đình và văn võ bá quan ra trận, tất cả lực lượng vũ trang từ chính quy đến dân binh ra trận, người già ra trận, phụ nữ ra trận, trẻ em cũng ra trận…
Kẻ thù không phải chỉ đối đầu với các binh chủng chính quy bừng bừng khí thế mà thực sự chúng phải đối đầu với cả một dân tộc được tổ chức và động viên đến cao độ. Nhìn ở góc độ đó, chưa từng có lực lượng vũ trang nào trên hành tinh này lại hùng hậu như Việt Nam.
Trước thử thách lớn này, có lẽ tất cả chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
TS.Nguyễn Khắc Thuần. Ảnh: Duy Chiến
To chưa chắc lúc nào cũng mạnh
Tương quan lực lượng đôi bên xưa và nay có khác nhau không? Có tài liệu nói thời Mãn Thanh, GDP Trung Quốc chiếm 45% GDP của thế giới nhưng Mãn Thanh vẫn đại bại thảm hại khi xâm lược nước ta. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào ?
Xét riêng về diện tích lãnh thổ, Việt Nam chỉ mới nhỉnh hơn nửa số lẻ của Trung Quốc một chút. Xét riêng về dân số, Việt Nam cũng chỉ mới nhỉnh hơn một phần tư số lẻ của Trung Quốc một chút. Dùng những con số đại như thế để so sánh, kẻ yếu bóng vía rất dễ bị choáng ngợp, rất dễ bị mất chí khí và không đủ tự tin đứng dậy chứ đừng nói đến hiên ngang cầm vũ khí ra trận!
Trung Quốc thời nào cũng có tiềm lực kinh tế mạnh hơn ta. Mãn Thanh tuy rất mạnh nhưng trong lịch sử, Trung Quốc mạnh nhất chính là thời nhà Nguyên. Bấy giờ, nhà Nguyên phủ kín từ Hắc hải đến Thái Bình Dương, còn Đại Việt ta chỉ mới có lãnh thổ nay đại để tương ứng với khu vực kéo dài từ Gio Linh của Quảng Trị ra đến hết miền Đông Bắc và dân số khoảng ba triệu người.
Châu Âu hoảng sợ, phần lớn châu Á bị tan hoang bởi vó ngựa hung hãn của đế quốc Mông Nguyên. Nhưng ba lần tràn sang, cả ba lần quân Mông Nguyên đều bị thất bại nặng nề; diễn đạt theo cách của cây bút Trương Hán Siêu thì “Đến nay nước sông vẫn chảy hoài, mà nhục quân thù không rửa hết”!
Tất nhiên Đại Việt may mắn có danh tướng Trần Hưng Đạo nhưng quan trọng hơn, giữ vai trò quyết định hơn chính vì Đại Việt là Đại Việt, một đất nước có truyền thống ngoan cường và bất khuất, đoàn kết trên dưới một dạ, đúng như lời Trần Hưng Đạo “Vua tôi đồng lòng, cả nước ra sức”. Một khi sức mạnh tinh thần chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, không phương tiện khoa học kỳ diệu nào có thể cân đong đo đếm và dự báo chính xác được đâu.
Từ lịch sử, Việt Nam có thể rút ra kết luận hay quy luật gì trước mối họa từ phương Bắc mà cha ông ta bao đời đã chống trả thành công?
Ngay từ thời Tần Thủy Hoàng, những tư tưởng lớn của chiến lược bành trướng đã hoàn chỉnh, tất cả các triều đại sau đó của Trung Quốc gần như chỉ kế thừa và ứng dụng vào hoàn cảnh mới.
Ba tư tưởng lớn của chiến lược bành trướng tồn tại xuyên lịch sử Trung Quốc là : Viễn giao cận công (Xa thì giao hảo còn gần thì đánh), Tiền Nam hậu Bắc (Giải quyết các vấn đề ở phương Nam trước, giải quyết các vấn đề ở phương Bắc sau) và Tằm thực (Làm theo lối tằm ăn dâu. Bé nhỏ là con tằm mà ăn hết cả vườn dâu lúc nào không hay cũng chính là con tằm).
Cần chú ý rằng, không phải Trung Quốc ráo riết thực hiện chiến lược bành trướng khi Trung Quốc mạnh nhất, ngược lại, có khi vì Trung Quốc đang gặp những bế tắc trong nội bộ. Bởi lẽ này họ thường khéo léo tìm cách dồn mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài, gây hấn ở bên ngoài để cố gắng tập trung chú ý của dư luận bên trong.
Ngoài ra, hễ tình hình thế giới có những biểu hiện bất ổn, lập tức Trung Quốc sẽ lợi dụng để thị uy sức mạnh, nhằm tạo lợi thế cho mình. Cuối cùng, xin tóm lược di huấn của Trần Hưng Đạo là giặc ồ ạt đưa quân sang không đáng lo bằng việc chúng âm thầm thực hiện các mưu đồ về kinh tế và dân sự.
Thưa ông, trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì mối họa xâm lăng có thể biến tướng, biến hình ra sao và chúng ta cần nhận diện và chuẩn bị những gì để bảo vệ được Tổ quốc?
Sự biến tướng và biến hình của đại họa xâm lăng là một hiện tượng có thật, nhưng riêng với Trung Quốc, tất cả chẳng có gì mới mẻ bởi họ đã áp dụng từ hàng ngàn năm nay.
Xâm lược và thống trị, nô dịch và đồng hóa, thẳng tay trấn áp đẫm máu và dùng chiêu bài chính trị giả hiệu để lừa bịp…tất cả đều đã được Trung Quốc áp dụng nhưng điều đáng nói là cuối cùng chúng đều bị thất bại.
Nhân danh một dân tộc ngoan cường, có lẽ chúng ta nên nhắc các thế lực cầm quyền đầy tham vọng của Trung Quốc, rằng không có chính nghĩa, đừng mong giành được chút gì có giá trị.
Theo VIETBAO
Thủ tướng Việt Nam mềm dẻo nhưng cương quyết
Bà Aye Thu San, phóng viên cao cấp tờ 7 Day News của Myanmar, rất ấn tượng với phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN, cho rằng ông đã "thể hiện sự mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bước vào phòng họp của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 - Ảnh: EFE
Trả lời phóng viên Việt Nam bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại thủ đô Nay Pyi Taw, phóng viên Tim McLaughlin của tờ Myanmar Times nói: "Vấn đề quan trọng nhất ở Hội nghị ASEAN này rõ ràng là Biển Đông. Tuy nhiên, độc giả của Myanmar Times cũng quan tâm đến tình hình trong nước, trong đó có việc Myanmar tổ chức hội nghị này như thế nào".
Tiếp tục chia sẻ về sự đồng lòng của ASEAN, ông Tim McLaughlin nhận xét Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ra được Tuyên bố riêng là một bước tiến, thể hiện sự đoàn kết của ASEAN trong việc giải quyết những vấn đề chung. Ông Tim McLaughlin cho rằng Việt Nam và lãnh đạo Việt Nam có vai trò lớn giúp ASEAN đưa ra tuyên bố đó.
Các phóng viên Việt Nam và quốc tế tác nghiệp tại trung tâm báo chí của Hội nghị cấp cao ASEAN - Ảnh: Thế Dũng
Bà Aye Thu San, phóng viên cao cấp tờ 7 Day News của Myanmar, nhìn nhận: "Tôi cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thể hiện sự mềm dẻo, khôn khéo, nhưng kiên quyết". Theo bà Aye Thu San, đó là bài phát biểu thuyết phục bởi hợp lý và hợp tình.
Cùng mối quan tâm đến an ninh Biển Đông trước sự đe dọa từ "phương Bắc", ông Takayuki Kasuga, phóng viên của tờ Mainichi (Nhật Bản) chia sẻ: "Tôi đến hội nghị lần này với mong muốn tìm hiểu sự đồng thuận, đoàn kết của các thành viên ASEAN như thế nào về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại khu vực mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền". Theo ông, các tuyên bố của ASEAN đã cho thấy điều đó.
Theo NLĐ
Sau lưng là cả dân tộc Mỗi công dân Việt Nam đang sốt ruột hướng ra biển Đông, nơi đang xảy ra cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vô cùng căng thẳng. Những chiếc vòi rồng tàn bạo từ các tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốcđã hung hăng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam. Trong mối tương quan chênh...