Các trang web của cơ quan chính phủ hiện kém an toàn nhất
Trong cuộc thử nghiệm tấn công vào lỗ hổng trên ứng dụng web mới đây của Kaspersky Lab cho thấy 73% doanh nghiệp đều để lộ điểm yếu, bị tấn công dễ dàng và các trang web của các cơ quan chính phủ kém an toàn nhất.
MS17-010 – là lỗ hổng đã được khai thác trong cuộc tấn công thử nghiệm mới đây bởi ransomware WannaCry, NotPetya/ExPetr. Đáng lo ngại, dù thông tin về lỗ hổng trên được công khai trước đó nhưng các doanh nghiệp không cập nhật hệ thống Windows của họ, dù họ có cả 7-8 tháng chuẩn bị và sau khi bản vá được phát hành.
Thống kê các doanh nghiệp có tỷ lệ mất an toàn an ninh mạng nhiều nhất.
Tình hình bảo mật thông tin trong mạng nội bộ của các công ty thậm chí còn có những biểu hiện tệ hơn. Tỷ lệ bảo mật chống lại các tấn công nội bộ được xem là thấp hoặc cực kỳ thấp khi 93% các doanh nghiệp được khảo sát hoàn toàn không quan tâm điều này.
Các đặc quyền cao nhất trong mạng nội bộ bị chiếm đoạt ở 86% các công ty được phân tích và 42% trong số đó chỉ cần hai bước tấn công là có thể đạt được. Trung bình, với hai đến ba vector tấn công, các đặc quyền cao nhất có thể bị chiếm đoạt trong mỗi dự án. Một khi những kẻ tấn công có được đặc quyền trong hệ thống, chúng có thể toàn quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới bao gồm các hệ thống kinh doanh quan trọng.
Nhìn chung, phần mềm lỗi thời đã được tìm thấy ở mạng lưới hoạt động của 86% các công ty được phân tích và trong mạng nội bộ của 80% các công ty này. Điều này cho thấy, việc thực hiện yếu kém các quy trình bảo mật CNTT cơ bản ở nhiều doanh nghiệp khiến họ trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng của bọn tội phạm.
Theo kết quả của các dự án đánh giá bảo mật, các ứng dụng web của những cơ quan chính phủ được xem là kém an toàn nhất với nguy cơ có lỗ hổng cao, được tìm thấy trong mỗi ứng dụng (100%). Ngược lại, các ứng dụng thương mại điện tử được bảo vệ tốt hơn nhờ sự can thiệp khả thi từ bên ngoài, khiến chúng trở thành những phần mềm an toàn nhất.
Những sai lầm mà các doanh nghiệp thường mắc phải về bảo mật an ninh mạng.
Video đang HOT
Ông Sergey Okhotin, chuyên viên phân tích an ninh cấp cao về phân tích dịch vụ bảo mật Kaspersky Lab, cho biết: “Thực hiện các phân tích định lượng về biện pháp bảo mật đơn giản như lọc mạng và mật khẩu sẽ làm tăng đáng kể độ bảo mật mạng. Ví dụ, một nửa số vectơ tấn công đã có thể được ngăn chặn bằng cách hạn chế quyền truy cập vào các giao diện quản lý”.
Do đó, để cải thiện an ninh mạng, các chuyên gia công nghệ khuyến cáo các công ty nên đặc biệt chú ý đến bảo mật ứng dụng web, cập nhật kịp thời các phần mềm dễ bị tấn công, mật khẩu bảo vệ và các quy tắc tường lửa.
Thực hiện đánh giá bảo mật thường xuyên cho cơ sở hạ tầng CNTT (bao gồm cả các ứng dụng), đảm bảo sự cố bảo mật thông tin được phát hiện càng sớm càng tốt.
Phát hiện kịp thời các hoạt động và hành vi đe dọa ở giai đoạn đầu của cuộc tấn công và phản ứng nhanh chóng có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra.
Các tổ chức thuần thục, nơi có các quy trình được thiết lập tốt để đánh giá bảo mật, quản lý lỗ hỏng và phát hiện các sự cố bảo mật thông tin, có thể xem xét việc kiểm định Red Teaming (cách xác định bất kỳ lỗ hổng nào có trong hệ thống phòng thủ, và giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng phòng thủ hiện tại).
Các đánh giá này giúp kiểm tra xem cơ sở hạ tầng được bảo vệ tốt như thế nào đối với những kẻ tấn công có kỹ năng hoạt động tiềm tàng tối đa, cũng như giúp đào tạo dịch vụ bảo mật thông tin để xác định các tấn công và phản ứng với chúng trong điều kiện thực tế.
Hải Yên
Theo Báo Tin tức
Người Trung Quốc ăn khỏe nhưng không phải bán thứ gì sang cũng được
"Cái gì cũng nghĩ bán được cho Trung Quốc", đó là suy nghĩ sai khi muốn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt. Ông Vĩ Tích Thành, Tham tán thương mại Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM lưu ý như thế tại Hội thảo nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường Trung Quốc cho nông sản Việt, diễn ra sáng 26.8.
Nông sản Việt còn xuất nhiều vào Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hội thảo do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cùng Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổ chức.
Theo ông Thành, ẩm thực có vai trò lớn trong đời sống nhân dân. Người Trung Quốc thích ăn, biết ăn và ăn rất khỏe. Trung Quốc vẫn tăng cường nhập khẩu và mở rộng hơn để đáp ứng nhu cầu người dân. Nhập khẩu nông sản chiếm 1/10 trong kim ngạch nhập khẩu toàn cầu. Trong vòng 10 năm, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân năm là 8,8%.
Thủy sản cũng là mặt hàng xuất qua Trung Quốc nhiều nhưng chưa có thương hiệu. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Tiềm năng cho nông sản Việt là rất lớn. Chỉ cần lưu ý đến vấn đề thói quen tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc, vì giờ đây người tiêu dùng không chỉ cần no đủ mà chất lượng cao. Nhưng nông sản Việt vào Trung Quốc còn khó khăn và nhiều điểm yếu", ông Thành cho biết.
Ông Thành kể, hầu hết nông sản Việt xuất theo đường tiểu ngạch. Con đường này tuy là phần quan trọng nhưng không bền vững, rủi ro lớn. Có thể thấy, xuất qua biên mậu chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tập trung sản xuất lớn, chất lượng chưa cao, chưa nâng cao năng lực cạnh tranh và kết nối. Nhiều thương lái Trung Quốc phải sang tận nơi thu mua.
Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Nông sản Việt lại thiếu thương hiệu. Người dùng Trung Quốc chưa có nhiều ấn tượng dù nông sản Việt được xuất sang rất nhiều. "Nhiều người cứ nghĩ mang thứ gì sang Trung Quốc cũng bán được. Đó là suy nghĩ không đúng. Giờ chúng tôi cần sản phẩm chất lượng cao hơn", ông Thành lưu ý.
Theo Tham tán thương mại Trung Quốc, Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò tích cực của các cơ quan Chính phủ trong nghiên cứu và định hướng được thị trường. Không để nông dân tự mình sản xuất theo cảm quan.
Việc kết nối chính sách với hải quan, cơ quan kiểm dịch cũng cần thiết để tạo điều kiện thông thoáng thương mại cho 2 bên. Phát huy vai trò các tổ chức tài chính, tín dụng, cùng chia sẻ rủi ro với nông dân.
Sự vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp, tăng cường ứng công nghệ chế biến tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo chất lượng, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt lưu ý cộng tác với các doanh nghiệp và sàn thương mại điện tử Trung Quốc.
"Các kênh lưu thông truyền thống có nhiều vướng mắc, thông tin thị trường không cập nhật đồng đều. Trong khi thương mại điện tử đang thu hẹp khoảng cách sản xuất và tiêu thụ, kết nối mở rộng tốt hơn thị trường tiêu dùng", ông Thành gợi ý.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, thành viên Hội đồng tư vấn cải cách, Phó Chủ tịch DAA Việt Nam, do sự tương đồng văn hóa, ẩm thực, gần gũi địa lý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu của nông sản Việt.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Tuy nhiên, việc xuất khẩu còn bấp bênh, còn đi nhiều bằng đường tiểu ngạch nên không chú ý truy xuất nguồn gốc, chất lượng. Nhiều trường hợp hàng hóa ứ đọng rồi đổ bỏ nơi cửa khẩu. Uy tín hàng Việt chưa như mong muốn", ông Hoàng Anh nói.
Phó Chủ tịch DAA mong rằng buổi hội thảo sẽ cung cấp các thông tin về điều kiện tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật để doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc; để doanh nghiệp tìm thấy nhiều tiềm năng hơn ở thị trường này, đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm, dây chuyền công nghệ.
Theo Danviet
Vỡ đập thủy điện ở Lào: Hàng ngàn người lâm cảnh màn trời chiếu đất Vỡ đập thủy điện ở Lào: Hàng ngàn Ít nhất 4.200 người tại 8 ngôi làng tại tỉnh Attapeu của Lào bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập thủy điện Xepian - Xe Nam Noy vào ngày 23.7. Thảm họa vỡ đập gây thiệt hại nghiêm trọng ở Lào Đến sáng ngày 25.7, lực lượng chức năng ở Lào vẫn đang tìm...