Các tổ chức khủng bố kiếm tiền như thế nào?
Nhiên liệu, thuốc phiện, tống tiền, mãi lộ, cướp bóc… các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền bạc rất lớn để triển khai các kế hoạch của mình, theo BBC.
Các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, IS đã thành lập cả một hệ thống luân chuyển tiền bạc rất lớn – Ảnh: Reuters
Trước tình hình Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda cùng nổi lên như một mối họa toàn cầu, theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc trên Reuters hồi tháng 10, tờ BBC đã có bài viết nghiên cứu cách kiếm tiền của các nhóm khủng bố này hôm 12.12. Đồng tiền là động lực lớn nhất và là bầu sữa nuôi các kế hoạch khủng bố. Thế nhưng làm thế nào những kẻ bị phần lớn thế giới tẩy chay lại kiếm được tiền?
Sinh lợi “khủng” từ hành động bất chính
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố từ chức Chuck Hagel đã mô tả IS là “một nhóm hoạt động tinh vi và được tài trợ tốt ngang ngửa với tất cả các tổ chức ông đã nhìn thấy trước đây”.
Chỉ trong thời gian ngắn, IS đã kiểm soát một vùng rộng lớn phía bắc Syria và Iraq, và sức mạnh ấy được hình thành từ các hoạt động kiếm tiền bao gồm: buôn bán dầu, ăn tiền mãi lộ, cướp bóc và bắt cóc tống tiền.
Trong tài liệu được hãng tin AFP tung ra, IS là tổ chức khủng bố sinh lợi “khủng” nhất hàng năm. Theo đó, IS thu xấp xỉ 800 triệu USD từ các hoạt động nêu trên. Tiếp đến là nhóm Taliban ở Afghanistan kiếm 400 triệu USD từ thuốc phiện và tiền tài trợ, trong khi al-Shabab ở Somalia thu 100 triệu từ bán than và bắt cóc.
IS kiểm soát các vùng đất và thu lợi từ đó – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trong các hoạt động trên, việc bắt cóc con tin là vấn đề gây nhức nhối. BBC dẫn tin cho biết nhóm al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) đã thu 20 triệu USD từ việc tống tiền từ năm 2011 đến 2013.
Liên Hiệp Quốc cũng công bố tài liệu cho thấy các tổ chức khủng bố nói chung đã kiếm gần 120 triệu USD từ năm 2012 đến 2014. Chỉ tính riêng IS, tổ chức khủng bố “nổi tiếng” hiện nay, đã thu tới 45 triệu USD chỉ trong vòng 1 năm qua.
Hệ thống luân chuyển hoàn hảo
Lẽ tất nhiên, chỉ kiếm tiền đơn giản từ bắt cóc hay buôn báo dầu mỏ, sản xuất than thì không thể bành trướng trước sự dòm ngó của Mỹ và các tổ chức quân sự khác. IS và các nhóm khủng bố nói chung đã hành động với kế hoạch rất chi tiết, kỹ lưỡng, theo BBC.
Để đối phó với những giai đoạn “làm ăn” không tốt, các tổ chức khủng bố cầu cứu… những “nhà tài trợ”. Đây là những người được cho có cảm tình với nhóm khủng bố, thường là những cá nhân, tổ chức giàu có từ vùng Vịnh. Họ được gọi là “chuỗi vàng”.
Từ đó, các tổ chức này liên minh với nhau xuyên quốc gia. Cũng có thể hiểu đó là cơ sở manh nha đầu tiên cho việc IS tự xưng là Nhà nước Hồi giáo, tức tận dụng sức mạnh quân sự và tài chính của nhiều nhóm khủng bố cùng tư tưởng hoạt động.
Các nhóm khủng bố tạo một đường dây kiếm tiền khá kín kẽ – Ảnh: Reuters
BBC cho biết năm 2012, tổ chức phiến quân tên Boko Haram ở Nigeria đã được al-Qaeda ở nhánh Hồi giáo Maghreb rót 250.000 USD. Đổi lại, Boko Haram đang làm loạn tại Nigeria để lật đổ chính phủ, nhằm tạo một nhà nước Hồi giáo của al-Qaeda (khác với IS).
Như vậy, từ bên trong, từng nhóm khủng bố sẽ hoạt động cướp bóc, bắt cóc, buôn bán dầu mỏ, nhiên liệu để sinh lợi. Bên ngoài, họ liên kết với nhau. Kế hoạch của các nhóm này luôn là “biến nguồn thu bên ngoài thành bên trong”, nghĩa là sẽ tạo ra một con đường luân chuyển tiền bạc riêng biệt, tránh sự can thiệp của những tổ chức chống khủng bố”, theo BBC.
Trên thực tế kể từ vụ 11.9 ở Mỹ, nước này đã kết hợp với Liên Hiệp Quốc, NATO và các nước mạnh khác tập trung cắt nguồn thu của các tổ chức khủng bố. Tài chính là bầu sữa cho khủng bố, cũng là gót chân Achilles của nó, như BBC nói.
Tuy vậy, các nỗ lực ngăn chặn cho đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, mà việc IS đang nổi lên là minh chứng rõ nhất.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
'Cây thuốc phiện là thu nhập chính của nông dân Myanmar'
"Những cuộc khảo sát nông dân Myanmar chỉ ra rằng thu nhập chính của họ có được chủ yếu từ việc trồng cây thuốc phiện", CNN dẫn lời Giám đốc điều hành Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc(UNODC) Yury Fedetov.
Nông dân Myanmar cắt cây thuốc phiện gần biên giới thuộc khu vực "Tam giác vàng" hồi 2013 - Ảnh: Reuters
Báo cáo hàng năm mới nhất của UNODC cho biết việc sản xuất thuốc phiện ở khu vực "Tam giác vàng" của Đông Nam Á tăng gấp 3 lần kể từ năm 2006.
Năm 2014, Myanmar và Lào có 63.800 ha trồng cây thuốc phiện tăng gần 3.000 ha so với 61.200 ha vào năm 2013, đây cũng là năm thứ 8 tăng liên tiếp. Từ đó, 762 tấn thuốc phiện ra lò và thành nguyên liệu để sản xuất thành phẩm 76 tấn heroin, CNN ngày 8.12 dẫn báo cáo của UNODC.
Myanmar là nước trồng sản lượng thuốc phiện lớn nhất trong khu vực và đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Afghanistan. Trong năm 2014, mặc dù diện tích canh tác không thay đổi nhưng có dấu hiệu sản xuất thuốc phiện giảm đi do dịch bệnh và khí hậu không thuận lợi. Vì vậy, "công xưởng vàng đen" Myanmar đã sản xuất 670 tấn thuốc phiện năm 2014, giảm 200 tấn so với 2013, theoNews Times.
Theo báo cáo của UNODC, tình trạng sản xuất thuốc phiện ở Myanmar rất khó dập tắt triệt để vì người dân coi loài cây bất hợp pháp này là nguồn thu nhập chính, dễ dàng giúp họ chống chọi lại vấn đề an ninh lương thực và đói nghèo.
Không chỉ trồng và sản xuất loại cây "độc" này mà khu vực này còn là nơi hình thành, cố thủ của các băng nhóm tội phạm, các nhóm phiến quân đòi ly khai ở đông bắc Myanmar lấy việc bán thuốc phiện là nguồn cung cấp chính.
Thái Lan và Myanmar tiêu hủy số lượng ma túy trị giá tới 400 triệu USD hồi 6.2013 - Ảnh: AFP
Báo cáo của UNODC cũng cảnh báo việc sử dụng heroin ở Trung Quốc, Lào. Singapore và Thái Lan tăng cao trong năm 2014, đặc biệt là dùng thuốc phiện trong khi lái xe.
"Tam giác vàng" là khu vực rừng núi hiểm trở huyền thoại nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Myanmar và Thái Lan nổi tiếng là nơi trồng và sản xuất heroin lớn nhất thế giới. Bằng những nỗ lực của chính phủ, nơi này đã không còn dấu tích của những cánh đồng anh túc năm 1990 và bắt đầu trồng trọt hoa màu từ năm 2000, theo CNN.
Tuy nhiên, giới chức trách nhận thấy sự hồi sinh của loài cây "ma quái" này vào năm 2006, do nhu cầu thị trường tăng cao cũng như sự phát triển của hạ tầng giao thong, thúc đẩy thương mại bất hợp pháp loại cây này, theo News Times.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Trung Quốc phát hiện nhà hàng bán mỳ trộn...thuốc phiện Một chủ nhà hàng tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc mới đây đã thừa nhận hành vi thêm hạt thuốc phiện vào món mỳ bán cho khách, với mục đích giữ chân khách hàng quay trở lại. (Ảnh minh họa) Theo tờ tin tức Tây An, vụ việc được phát hiện một cách tình cờ, khi một thực khách của nhà hàng trên...