Các tổ chức đa phương kêu gọi cung cấp thêm vaccine cho các nước nghèo
Ngày 16/9, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, và lãnh đạo các tổ chức đa phương khác đã kêu gọi các nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao tăng cường hỗ trợ vaccine cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.
Chuyển lô vaccine phòng COVID-19 được phân phối theo cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX tại sân bay quốc tế Kotoka, Accra, Ghana, ngày 24/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong một tuyên bố chung, Tổng giám đốc IMF cùng những người đứng đầu Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bày tỏ quan ngại khó có thể hoàn thành mục tiêu ít nhất 40% dân số tại mỗi nước trên thế giới được tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối năm nay nếu không có những hành động khẩn cấp.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao đã đặt mua trước vaccine nhiều hơn tổng cộng 2 tỷ liều so với mức cần thiết. Theo đó, những nước này cần khẩn cấp trao đổi số vaccine gần đến thời hạn chuyển giao cho các chương trình phân phối vaccine toàn cầu, nhờ đó có thể giải quyết sự bất bình đẳng vaccine đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp. Bên cạnh đó, tuyên bố kêu gọi các nước có thu nhập cao thực hiện cam kết viện trợ vaccine cho các nước đang khan hiếm.
Những người đứng đầu các tổ chức đa phương cũng hối thúc các hãng sản xuất vaccine ưu tiên và hoàn tất các hợp đồng cung cấp vaccine ký với Cơ chế tiếp cận toàn cầu vaccine ngừa COVID-19 (COVAX) và Quỹ mua lại vaccine châu Phi (AVAT), đồng thời cải thiện tính minh bạch thông qua việc công bố chi tiết lộ trình bàn vaccine.
Mỹ đang dự định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về COVID-19 bên lề khóa họp thường niên lần thứ 76 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) vào đầu tuần tới, trong đó một nội dung chủ chốt được thảo luận là khoảng cách về tỷ lệ tiêm vaccine giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Người phát ngôn IMF Gerry Rice cho hay Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời bà Georgieva tham dự sự kiện này, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9.
Theo hãng tin Reuters, Mỹ đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo toàn cầu ủng hộ một mục tiêu tham vọng hơn về tiêm chủng ngừa COVID-19 tại hội nghị thượng đỉnh trên, theo đó đến thời điểm tổ chức khóa họp ĐHĐ LHQ năm 2022 sẽ có 70% dân số thế giới được tiêm vaccine.
Video đang HOT
WHO cảnh báo châu Phi thành 'lò ấp' biến chủng nCoV
Các khu vực ở châu Phi nguy cơ trở thành nơi sinh sôi các biến chủng kháng vaccine Covid-19 do thiếu hụt vaccine và tỷ lệ tiêm chủng thấp.
"Sự bất bình đẳng đáng lo ngại và chậm trễ nghiêm trọng trong các lô vaccine có nguy cơ biến các khu vực ở châu Phi thành nơi sinh sôi biến chủng kháng vaccine. Tình trạng này có thể đưa cả thế giới trở lại điểm xuất phát", Matshidiso Moeti, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi, phát biểu trong cuộc họp hàng tuần tại Brazzaville, thủ đô Công Gô hôm 16/9.
Do tình trạng thiếu hụt vaccine trên toàn cầu, liên minh COVAX sẽ chuyển khoảng 150 triệu liều vaccine đến châu Phi, ít hơn so với kế hoạch. Văn phòng khu vực của WHO cho biết châu Phi sẽ thiếu khoảng 470 triệu liều vaccine trong năm nay, khiến chỉ 17% dân số được bảo vệ hoàn toàn, thấp hơn mục tiêu 40% do WHO đặt ra.
"Nếu các nước giàu vẫn ngăn COVAX khỏi thị trường vaccine, châu Phi sẽ bỏ lỡ các mục tiêu tiêm chủng", Moetti nói.
Matshidiso Moeti, Giám đốc Khu vực châu Phi của WHO, tham dự cuộc họp tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ năm 2018. Ảnh: Reuters .
Sự thiếu hụt vaccine diễn ra khi châu Phi tuần này vượt mốc 8 triệu ca nhiễm. Khoảng 95 triệu liều lẽ ra sẽ được chuyển đến châu Phi thông qua Covax trong tháng 9. "Châu Phi mới chỉ có thể tiêm chủng cho 50 triệu người, tương đương 3,6% dân số", theo WHO.
Cơ chế tài trợ quốc tế của COVAX được cho là sẽ giúp 92 quốc gia và vùng lãnh thổ khó khăn nhận vaccine miễn phí do nước giàu tài trợ. Tuần trước, chương trình cho biết lượng vaccine cung cấp sẽ bị giảm do "lệnh cấm xuất khẩu, ưu tiên dành cho thỏa thuận song phương giữa các nhà sản xuất và các quốc gia, và chậm nộp đơn xin phê duyệt", cùng các lý do khác.
Thế giới đã ghi nhận 202.338.692 ca nhiễm nCoV và 4.289.467 ca tử vong, tăng lần lượt 676.407 và 9.968, trong khi 180.138.241 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đẩy mạnh tiêm chủng để ngăn chặn biến chủng mới và sớm trở lại cuộc sống bình thường. Một số nước đặt ra quy định tiêm chủng bắt buộc đối với người lao động ở một số lĩnh vực, bao gồm nhân viên y tế.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran hôm 16/9 thông báo đình chỉ không lương khoảng 3.000 nhân viên y tế từ chối tiêm vaccine. Hàng chục nhân viên y tế đã nghỉ việc thay vì tiêm vaccine, nhưng Véran khẳng định với khoảng 2,7 triệu nhân viên y tế, việc chăm sóc sức khỏe ở Pháp vẫn được đảm bảo.
Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 7 tuyên bố nhân viên bệnh viện, viện dưỡng lão và cơ sở hưu trí cũng như nhân viên cứu hỏa phải tiêm một mũi hoặc hoàn thành tiêm chủng vaccine cho đến ngày 15/9. Cơ quan y tế Pháp ước tính gần 12% nhân viên bệnh viện và khoảng 6% bác sĩ tư nhân chưa tiêm chủng.
Hiện gần 47 triệu người Pháp từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 81,4% dân số. 86,1% dân số Pháp đã được tiêm ít nhất một mũi.
Italy sẽ mở rộng "thẻ xanh" Covid đối với tất cả người lao động nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng trước mùa cúm đông. Quy định phạt người lao động không tiêm chủng hoặc không có bằng chứng xét nghiệm âm tính với nCoV gần nhất sẽ có hiệu lực từ 15/10.
"Chúng tôi sẽ mở rộng thẻ xanh cho tất cả người lao động ở cả lĩnh vực công và tư", Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza nói trong cuộc họp báo sau khi chính phủ đưa ra quyết định. "Chúng tôi làm điều đó vì hai lý do cơ bản: để đảm bảo môi trường làm việc an toàn hơn và thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng".
Thẻ xanh là chứng nhận cho thấy ai đó đã được tiêm vaccine Covid-19, xét nghiệm âm tính 48 giờ trước đó hoặc khỏi Covid-19 gần đây. Hiện hơn 40 triệu người Italy đã tiêm phòng đầy đủ, tương đương 75% dân số trên 12 tuổi. Chính phủ hy vọng con số đó sẽ tăng thêm 4 triệu trong năm nay.
Italy không phải là quốc gia châu Âu đầu tiên bắt buộc người lao động phải tiêm chủng hoặc làm xét nghiệm thường xuyên. Các quốc gia đã ban hành quy định này gồm Hy Lạp, Slovenia, Pháp.
Tại Mỹ , Idaho, bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước, thông báo sẽ phân bổ chăm sóc y tế và chuyển máy thở khỏi bệnh nhân không có khả năng hồi phục. Cơ quan y tế bang cho biết họ ban hành biện pháp này vì ca Covid-19 nhập viện tăng nhanh, làm "cạn kiệt" các nguồn lực hiện có.
"Tình hình rất nghiêm trọng", giám đốc cơ quan y tế Dave Jeppesen nói. "Chúng tôi không có đủ nguồn lực để điều trị đầy đủ cho các bệnh nhân, dù họ đến vì Covid-19, trụy tim hay tai nạn xe hơi".
Jeppesen giải thích rằng theo hướng dẫn mới, những bệnh nhân nhập viện có thể không có giường hoặc được điều trị trong những nơi được cải tạo thành khu điều trị. Hơn nữa, "một người khỏe mạnh và phục hồi nhanh hơn có thể được điều trị hoặc sử dụng máy thở trước người không có khả năng hồi phục".
Chỉ 46% trong dân số gần 1,8 triệu người của Idaho đã được tiêm vaccine Covid-19, thấp nhất trong 53 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ. Đứng đầu là Puerto Rico với 77%. Trên cả nước, 63% dân số Mỹ đã được tiêm một hoặc hai mũi vaccine.
Ấn Độ xem xét nối lại xuất khẩu vaccine Covid-19 Ấn Độ cân nhắc nối lại xuất khẩu vaccine Covid-19, chủ yếu cho châu Phi, sau thời gian dành nguồn cung cho tiêm chủng trong nước. Việc cân nhắc nối lại xuất khẩu vaccine diễn ra trước thềm chuyến thăm Washington của Thủ tướng Narendra Modi vào tuần tới, trong đó vaccine có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh với...