Các tỉnh vẫn còn nợ đến 9.800 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư, tính đến hết tháng 7.2017, cả nước đã có 2.776 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho Chương trình trong năm 2017 là 30.152 tỷ đồng.
Cũng theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, đến nay cả nước đã có 34 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 4 huyện so với cuối năm 2016). Bình quân cả nước đạt 13,23 tiêu chí/xã, giảm 0,24 tiêu chí so với cuối năm 2016 (dự kiến đến hết năm 2017 đạt bình quân 14 tiêu chí/xã). Tuy nhiên, vẫn còn 179 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 78 xã so với cuối năm 2016.
Cổng làng Pheo, xã Minh Quang, Ba Vì (Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Thiên Ngân
Được biết, trong năm 2017 tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho chương trình là 30.152 tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách T.Ư là 8.000 tỷ đồng; vốn đối ứng từ cácđịa phương đã bố trí thực hiện Chương trình đến hết tháng 6.2017 khoảng 22.152 tỷ đồng, trong đó 50 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí được khoảng 11.708 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến hết tháng 6.2017, giá trị hoàn thành tại các địa phương mới đạt khoảng 21%. Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách T.Ư 6 tháng đầu năm cũng như tốc độ tăng tiêu chí tại các địa phươngtương đối chậm.
Nguyên nhân chủ yếu, theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư là do số chỉ tiêu của 19 tiêu chí tăng thêm 10 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2011-2015, đồng thời, nhiều tiêu chí quan trọng (thu nhập, môi trường, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, an ninh trật tự và quốc phòng…) có yêu cầu cao hơn so với trước đây. Một số địa phương vẫn chậm phê duyệt phương án phân bổ vốn thực hiện (mặc dù đã có văn bản đôn đốc của Bộ NNPTNT nhưng đến nay tỉnh Phú Thọ và An Giang vẫn chưa phân bổ vốn đầu tư 2017). Một số nơi còn lúng túng trong triển khai cơ chế đặc thù đối với cácdự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia…
Điều đáng chú ý là đến nay, các địa phương mới xử lý được khoảng 5.412 tỷ đồng nợ xây dựng NTM. Theo đó, tính đến hết 31.01.2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản của 45/63 tỉnh, thành phố còn khoảng 9.807 tỷ đồng. Cả nước chỉ có18 tỉnh không có nợ.
Một số tỉnh có tổng mức nợ lớn trong xây dựng NTM, nhưng kết quả xử lý trong năm 2016 còn chậm nên khó đảm bảo về tiến độ theo quy định của Quốc hội nếu như không có các giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, như: Thái Bình (1.204 tỷ đồng), Hải Dương (776 tỷ đồng), Hà Nam (598,7 tỷ đồng)…
Theo Danviet
Hà Giang: Xây dựng nông thôn mới với tiêu chí "mềm"
Sau hơn 1 năm cán đích, chính quyền xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang, Hà Giang) vẫn luôn xác định xây dựng NTM không chỉ kết thúc ở việc hoàn thành 19/19 tiêu chí mà cần giữ vững, củng cố và phát huy thành quả đạt được. Được biết, Vĩnh Phúc là xã thứ 5 trên địa bàn tỉnh và xã đầu tiên của huyện Bắc Quang đạt chuẩn NTM.
Anh Hoàng Hải Chư - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phúc cho biết: "Việc phấn đấu đạt xã chuẩn NTM đã khó, việc giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt lại càng khó. Nhất là khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM trong điều kiện một số tiêu chí còn hơi "đuối", là những tiêu chí mềm như: Môi trường, an ninh trật tự xã hội... Đây là những tiêu chí dễ thực hiện nhưng khó giữ, vì phải mất nhiều thời gian tuyên truyền, vận động nhân dân sao cho đạt hiệu quả".
Theo thống kê của UBND xã Vĩnh Phúc, từ thời điểm đạt chuẩn NTM là tháng 9.2015, đến cuối năm 2016, trên địa bàn đã xảy ra 6 vụ việc nghiêm trọng gây thương tích nặng và án mạng tại địa phương. Riêng trong năm 2016, trên địa bàn xã xảy ra hàng chục vụ việc ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Phần lớn các vụ việc xảy ra đã được chính quyền kịp thời nắm bắt, xử lý, nhưng về lâu dài, để giữ vững ổn định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhờ trồng cam, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Phúc đã có thu nhập khá. ảnh: M.H
Anh Thào Seo Phà - Trưởng thôn Vĩnh Sơn cho hay: "Bản thân mình với bà con trong xã không muốn bị mất điểm NTM đâu, nhưng có những điều không thể lường trước được. Ví dụ, với tiêu chí môi trường cũng có những lo ngại, bởi tiêu chí này khá nhạy cảm vì kết quả phụ thuộc nhiều vào ý thức của dân. Chỉ cần một vài người dân vứt rác, xả thải... gây ô nhiễm thì tiêu chí này sẽ bị lung lay. Hiện nay, bãi rác ở thôn Vĩnh Gia và Vĩnh Thành của xã Vĩnh Phúc cũng đã được quy hoạch nhưng chưa giải phóng được mặt bằng. Hay như tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 3,5%, nhưng theo chuẩn nghèo mới năm 2016 con số này lại tăng lên 5%...
Để giữ vững các tiêu chí "mềm", ông Nguyễn Thái Tư - Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Phúc chia sẻ: "Xã đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ, nhất là "đảng viên đi trước, làng nước theo sau" gương mẫu đi đầu, nói và làm đúng thì dân sẽ tin và làm theo. Do đó, đội ngũ lãnh đạo, cán bộ xã đã luôn quan tâm, sâu sát ngay từ việc giải quyết đơn thư khiếu nại, mâu thuẫn, hòa giải ở cơ sở, nỗ lực giải quyết mọi vấn đề ngay từ lúc phát sinh. Với những dấu hiệu về mất an ninh trật tự, chính quyền xã đã chỉ đạo Ban Công an bám sát địa bàn, rà soát các đối tượng".
Bên cạnh đó, xã Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, thống kê những người mới nhập khẩu, đến tạm trú, tạm vắng, mới xuất hiện ở xã để nắm bắt thông tin cũng như chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, giữ gìn vệ sinh môi trường, văn hóa cho người dân...
Theo Dantri
Quảng Trị: Người tiên phong nuôi thỏ ở Hải Chánh Với đức tính cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh ở tại thôn Vực Kè, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ có quy mô gần 500 con. Đây là mô hình kinh tế khá mới mẻ và hứa hẹn mở ra một hướng...