Các tỉnh Tây Bắc Bộ đang tiến triển tốt trong quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế
Ngày 22/8, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên khai mạc Hội nghị khu vực Tây Bắc Bộ về Hội nhập quốc tế và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số – Những vấn đề đặt ra với địa phương, doanh nghiệp.
Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đại diện lãnh đạo, doanh nghiệp sáu tỉnh Tây Bắc Bộ, gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Hội nghị nhằm cập nhật tình hình thế giới, những vấn đề mới đặt ra cho hội nhập của đất nước, nhất là trong thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, các thị trường lân cận và xa hơn nữa. Qua đó, Hội nghị giúp các tỉnh Tây Bắc Bộ nắm bắt và vận dụng trong đề xuất xây dựng chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã khái quát về những thách thức cũng như cơ hội của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc Bộ nói riêng trong thời kỳ hội nhập, kỷ nguyên số.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được khẳng định bằng việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu; Việt Nam được bầu vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu 192/193; việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2017, Hội nghị WEF ASEAN 2018; là chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần hai…
Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận trọng trách kép vừa là chủ tịch ASEAN 2020, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Đây là dịp để Việt Nam tranh thủ thêm nguồn lực cho sự phát triển bứt phá của đất nước trong thời gian tới, đồng thời cũng là cơ hội rất lớn cho các địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội.
Video đang HOT
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao đánh giá: Cùng với sự phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, những năm qua các tỉnh Tây Bắc Bộ đã tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế và đã đạt được nhiều kết quả.
Quan cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN
Dù quá trình hội nhập có thể chậm hơn so với các khu vực khác trong nước do điều kiện có hạn về cơ sở vật chất, hạ tầng, nhưng các tỉnh Tây Bắc Bộ vẫn đang tiến triển rất tốt trong quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế. Một số tỉnh đã mở cửa hội nhập đưa công nghệ vào phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Các tỉnh Tây Bắc Bộ đã thiết lập được quan hệ hợp tác với nhiều địa phương và đối tác ở nước ngoài; ký kết và triển khai nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế. Các địa phương và doanh nghiệp đã thể hiện sự tích cực, chủ động tham gia và tranh thủ cơ hội từ các cam kết kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại, du lịch, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, trong thời gian tới Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các tỉnh Tây Bắc Bộ để nâng cao hiệu quả quá trình hợp tác quốc tế, cũng như đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển của từng địa phương; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nòng cốt để hội nhập quốc tế.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe về tình hình thế giới, khu vực và tác động đối với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam; hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong kỷ nguyên số – vấn đề đặt ra với địa phương, doanh nghiệp; Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do và bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam đến năm 2030 – những vấn đề đặt ra với các tỉnh Tây Bắc Bộ trong phát triển nhanh và bền vững; triển khai các cam kết kinh tế – thương mại trong ASEAN và với các đối tác – cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp, địa phương.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ Ngoại giao tổ chức tọa đàm, trao đổi giữa các chuyên gia và đại diện các địa phương, doanh nghiệp về những vấn đề cần quan tâm trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Theo Xuân Tư – Tuấn Anh (TTXVN)
Điện Biên: Mó nước "thần kỳ" hàng trăm người xếp hàng lấy mỗi ngày
Giữa cánh đồng tại bản Cang Ná, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có một mó nước được cho ra rất "thần kỳ". Có đến hàng trăm người xếp hàng lấy nước mỗi ngày.
Mó nước không chỉ cung cấp nguồn nước cho người dân quanh khu vực, mà thậm chí có những người ở xa vài km, hay ở trong thành phố Điện Biên Phủ cũng tranh thủ đến đây để lấy nước về.
Theo tìm hiểu của phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, cụ Lò Văn Thanh, ở bản Cang Ná - người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm thì mó nước này có từ rất lâu.
"Mó nước đấy trước đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cả bản chúng tôi, cũng không chắc về thời gian của nó nhưng nó ít nhất đã có từ thời trước chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Trước đây nhà nào cũng có 1 giếng nước, nhưng chỉ để tắm giặt, còn nước ăn thì cả bản đều ra mó lấy. Nước chảy quanh năm, không bao giờ đục, uống có vịt ngọt. Nhiều năm về trước, chỉ có người dân trong bản lấy, bây giờ thì người ngoài thành phố cũng đem cả xe ô tô vào lấy nước" - cụ Lò VănThanh cho phóng viên DANVIET.VN biết thêm.
Mó nước tại bản Cang Ná, lúc nào cũng có rất đông người dân đến lấy nước.
Qua lời kể của các già làng thì vào những năm đầu thế kỷ 20, vùng lòng chảo Điện Biên có trận hạn hán nặng, nước ở các giếng quanh khu vực lòng chảo Điện Biên đều cạn khô, nhưng mó nước ở bản Cang Ná vẫn chảy. Mó nước trước đây nằm ở chỗ ruộng thụt, cả vùng lòng chảo hạn hán nhưng tại đây nước vẫn đùn lên trong mát. Người dân quanh khu vực đào xuống khoảng 2m thì tia nước từ dưới lòng đất phụt lên, trong mát quanh năm.
Người dân trong thành phố Điện Biên Phủ và các vùng lân cận mang cả xe ô tô đến chở nước tại mó nước bản Cang Ná.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở trong thành phố cũng vào lấy nước về sử dụng, người thì mang xe máy, người thì mang cả ô tô vào lấy. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vào lấy nước năm 2012, người dân bản Cang Ná đứng lên kêu gọi hiến đất mở đường và góp tiền lại xây lên mó nước như bây giờ.
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Trình đội 2, xã Thanh Hưng kể: "Gần 20 năm nay ngày 1 lần tôi ra lấy nước tại mó này về nấu ăn. Cả nhà tôi như nghiện nước này, hôm nào mệt không đi lấy được, uống nước giếng khoan tại nhà không có vị ngọt của nước".
Không kể thời tiết, kể cả ngày mưa, mó nước vẫn rất đông người đến lấy về sinh hoạt.
Theo cụ Thanh thì hàng ngày có rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đây lấy nước. "Họ lấy không kể thời gian, nhưng đông nhất là buổi sáng và chiều tối. Có hôm cả đoàn xe máy đến hàng trăm chiếc, xếp hàng chờ đợi lấy nước, đến 22 giờ khu vực mó nước vẫn còn đông người" cụ Thanh cho biết.
Theo Danviet
Mưa lớn trong đêm, nhiều tuyến đường thành phố Điện Biên Phủ ngập sâu trong nước Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, đêm 2/8 đến rạng sáng 3/8, trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) xảy ra mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ, gây ngập úng cục bộ. Nhiều tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Ghi nhận tại các tuyến đường chính như: Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Nguyễn...