Các tỉnh nhiều thác ghềnh nhất Việt Nam và hướng phát triển du lịch
Thác, ghềnh ngoài những giá trị về mặt thủy lợi còn là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch vùng núi.
Thác Bản Giốc. Ảnh: Mác Kham
Theo số liệu điều tra nghiên cứu của Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Ngọc thì ở Việt Nam hiện nay, người ta đã phát hiện 519 thác, ghềnh, phân bố rộng rãi trên địa bàn 39/63 tỉnh thành. Trong đó Lâm Đồng là tỉnh có nhiều thác ghềnh nhất, với con số là 40; xếp thứ hai và ba là tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa với lần lượt là 34 và 29 thác, ghềnh; tiếp theo là các tỉnh Lào Cai, Nghệ An, Tuyên Quang với số lượng là 26…
Hệ thống thác – ghềnh
Thác là chỗ dòng chảy (sông, suối) có nước chảy từ trên cao xuống thấp theo phương thẳng đứng nếu lòng chảy bị đứt gãy, hoặc chảy theo các sườn địa hình có độ dốc khác nhau lớn hơn 30 độ so với mặt phẳng địa hình, và cải hai trường hợp này phải có chiều cao cột nước tính từ đỉnh tới chân thác lớn hơn 3m.
Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Ngọc thì thác có thể chia thành một số loại hình sau: Kiểu thác đổ hay thác lao, kiểu này có đỉnh là gờ của vách đá cứng; kiểu thác đuôi ngựa; thác dạng đập tràn; thác dạng mành mành, hay còn gọi là dạng màn che; thác phân đoạn, hay còn gọi là phân nhánh; kiểu thác dốc lao; thác trượt; thác phân bậc; thác tràn, phủ; thác hỗn hợp; thác dồn ứ.
Thác Thanh Sao tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thuận Bùi
Ghềnh là một phần của dòng sông, nơi có dòng chảy nghiêng thoải, lòng dòng chảy có chướng ngại vật là các thành tạo đất cát, đá cứng nhô lên khỏi mặt nước hoặc nằm dưới mặt nước làm thu hẹp dòng chảy, cản trở dòng chảy làm cho mực nước dâng lên cao rồi đổ dồn xuống các chỗ thấp tạo nên dòng chảy hỗn loạn, chảy xiết, hung dữ, tung bọt trắng xóa và có thể kèm theo các xoáy nước ở xung quanh.
Cũng theo hai nhà nghiên cứu, thì ghềnh có thể được phân thành các loại sau: Kiểu có dòng nước chảy nhanh, có sóng nhỏ và rất ít chướng ngại vật; kiểu ghềnh có lòng dòng chảy rộng, tốc độ dòng chảy nhanh, có sóng nhỏ cao dưới 0,61m, không có nhiều chỗ ngoặt và ít chướng ngại vật, xuồng có thể vượt qua tương đối dễ dàng; kiểu ghềnh có dòng chảy xiết, sóng to; kiểu ghềnh có dòng chảy rất mạnh, sóng to, các xoáy nước rộng, hướng dòng chảy không thể đoán được, chướng ngại vật nguy hiểm; kiểu gềnh có đặc điểm hung dữ, nguy hiểm, nhiều chướng ngại vật, các chỗ ngoặt hẹp, vực xoáy mạnh nguy hiểm và có thêm những trở ngại khác rất khó tránh; kiểu ghềnh rất nguy hiểm, nhiều chướng ngại vật ngoặt nghèo, dòng chảy hung dữ.
Tiềm năng du lịch
Thác, ghềnh là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn với du khách không chỉ bởi vẻ đẹp, mà còn là sự kỳ vĩ, hấp dẫn của cảnh quan. Theo các nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Ngọc thì thác, ghềnh có nhiều điều kiện để góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, trong đó loại hình du lịch thích hợp nhất là du lịch tham quan, vì cảnh quan xung quanh thác thường rất đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, bụi nước tung bay bao trùm khu vực thác tạo nên cảnh quan huyền ảo.
Video đang HOT
Thác, ghềnh cũng là đối tượng của du lịch văn hóa và lễ hội, ví dụ như ở Đức Trọng – Lâm Đồng hàng năm vào dịp rằm tháng Giêng du khách thập phương lại đổ về trẩy hội thác Pongour để cầu nguyện tình duyên, mong ước cuộc sống yên lành. Ở Sa Pa, Lào Cai dòng thác Cát Cát hay Tiên Sa cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra các cuộc vui chơi, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian…
Du lịch tắm thác cũng là hình thức giải trí có nhiều tiềm năng, nhất là vào mùa hè với không khí nóng bức, được hòa mình trong làn nước mát dưới chân thác trong xanh là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn. Du lịch câu cá cũng là một thú vui được nhiều người lựa chọn, bởi nó vừa là thú vui vừa giúp thư giãn cơ thể.
Thác trên núi Mẫu Sơn. Ảnh: Thuận Bùi
Ngoài ra thác, ghềnh còn là địa điểm để phát triển ngành du lịch mạo hiểm, kết hợp với các hoạt động vui chơi thể thao. Các loại hình du lịch mạo hiểm bao gồm: Du lịch thể thao như đu dây leo thác, xuống thác; du lịch nghiên cứu, thám hiểm…
Sự phát triển của du lịch thác, ghềnh góp phần vào sự phát triển của các hoạt động dịch vụ đi kèm như hướng dẫn viên du lịch, cung cấp nơi lưu trú, lương thực thực phẩm, đồ lưu niệm… từ đó dẫn tới sự thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thác Bản Giốc Cao Bằng đẹp hút hồn du khách
Chia sẻ với PV PLO, chị Hằng Nguyễn - một du khách đến từ TP.HCM cho biết: "Tôi chưa thấy thác nước nào lại đẹp đến vậy, mặt nước trong veo kết hợp với màu xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh hùng vĩ, các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét".
Thác Bản Giốc Cao Bằng - Đẹp 'hút hồn' du khách.
Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông lại chảy vào địa phận Trung Quốc.
Một phần thác phụ của thác Bản Giốc.
Thác Bản Giốc nằm cách Hà Nội khoảng gần 400 km, đi ô tô mất tầm bảy tiếng. Thác Bản Giốc nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới, nơi đây ngày càng thu hút rất nhiều khách du lịch đến du ngoạn và chiêm ngưỡng.
"Nếu bạn đi du lịch mà chưa tới thác Bản Giốc Cao Bằng thì thực sự là một thiếu sót và thiệt thòi lớn. Phong cảnh nơi đây thật tuyệt vời, khí hậu mát quanh năm, con người thật thà, chất phát và lương thiện" - chị Hằng cười nói.
Khu vực thác chính (thác cao) của thác Bản Giốc.
Thác Bản Giốc được chia làm 2 phần là thác chính (thác cao) và thác phụ. Nếu đi từ phía ngoài vào thì phía bên trái được gọi là thác phụ và phía bên phải gọi là thác chính. Thác phụ thuộc hoàn toàn chủ quyền của Việt Nam, thác chính thì một nửa thuộc về Trung Quốc.
Điều hấp dẫn, độc đáo của Thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng một dải từ trên xuống mà quanh co qua những mô đất, chia tầng như bậc thang, khiến nước sông Quây Sơn uốn lượn thành nhiều dải trắng xóa kết hợp với màu xanh của cây lá và nắng vàng giữa đất trời Cao Bằng tạo nên bức tranh sơn thủy hoàn mỹ.
Mỗi du khách khi tới đây đều trầm trồ, khen ngợi và thốt lên rằng "sao đẹp đến vậy!".
Thác nhìn từ phía xa, đi từ phía ngoài vào thì phía bên trái được gọi là thác phụ và phía bên phải gọi là thác chính.
Nơi đây có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, vì vậy vào thời điểm này thác nước chảy càng xiết và mạnh hơn. Nước trên thác đổ xuống tung bọt trắng xóa cả một khu rộng lớn hàng trăm mét.
Nhiều người cho rằng đây chính khoảng thời gian lý tưởng nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp và cảm nhận sức mạnh hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng.
Cảnh thác Bản Giốc vào mùa khô nước sẽ cạn hơn và ruộng lúa đã được thu hoạch.
Chị Hằng chia sẻ thêm: "Tôi thực sự ấn tượng với cảnh sắc nơi đây, đặc biệt là với dòng thác này. Tôi sẽ trở lại nơi đây vào ngày gần nhất, lần sau tôi sẽ đi vào mùa mưa để được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thác".
Du khách cũng có thể đi vào mùa khô từ tháng 10 đến tận tháng 5 năm sau. Thời điểm này, tiết trời trong xanh và khí hậu vô cùng mát mẻ.
Phong cảnh nơi đây yên bình, tĩnh lặng hòa cùng màu vàng óng của lúa chín ngả nghiêng theo cùng làn gió, như đang vẫy chào du khách tới thăm quan. Tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên muôn màu, sống động và lãng mạn "đẹp quên lối về".
Du khách cũng có thể đi vào mùa khô từ tháng 10 đến tận tháng 5 năm sau. Thời điểm này, tiết trời trong xanh và khí hậu vô cùng mát mẻ.
Tới với Cao Bằng du khách có thể ghé thăm nhiều địa điểm danh lam thắng cảnh khác cũng đẹp và hấp dẫn vô cùng như Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, đây là một ngôi chùa thờ vị anh hùng Nùng Chí Cao - một nhân vật lịch sử, biểu tượng văn hóa thế kỷ 11.
Hồ Thang Hen có hình thoi rất độc đáo, nằm giữa lòng núi rừng Đông Bắc. Bao quanh hồ là rừng cây và núi đá tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Du khách có thể thoải mái thưởng ngoạn và "sống ảo".
Di tích cách mạng Pác Bó - suối Lê Nin, đây là một trong những cứ địa quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Địa điểm này thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng của Cao Bằng.
Nơi đây du khách có thể tham quan một số di tích như hang Cốc Bó nơi Bác sống và làm việc, nhà tưởng niệm Bác, hang Lũng Lạn và hang Ngườm Vài, lán Khuổi Nặm, núi Các Mác, suối Nậm, suối Lê Nin...
Ngoài ra, du khách có thể thăm quan động Ngườm Ngao, làng Phúc Sen, khám phá đèo Mã Phục.. và nhiều món ăn đặc trưng, hấp dẫn làm "nao lòng" du khách ghé thăm.
Hồ nhân tạo ở Cao Bằng được mệnh danh là "tiên cảnh", từng xuất hiện trong phim quảng bá du lịch tỉnh Bên cạnh thác Bản Giốc đã quá nổi tiếng, ở Cao Bằng còn có một địa điểm hồ nhân tạo được mệnh danh là "chốn bồng lai tiên cảnh" giữa đời thực. Nhắc tới du lịch tỉnh Cao Bằng, chắc hẳn hầu hết mọi người đều nhớ tới thác Bản Giốc. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du...