Các tính năng của máy bay cường kích Su-22
Máy bay Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4 do Liên bang Xô viết sản xuất từ những năm 1983-1990 và hiện được không quân nhiều nước sử dụng.
Đây là loại máy bay cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển. Thậm chí, khi cần nó cũng có khả năng tác chiến phòng không.
Một chiếc máy bay Su-22M4 của Ba Lan (Ảnh Wiki)
Máy bay cường kích Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22M4 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
Máy bay Su-22M4 trong biên chế Không quân Hungary (Ảnh Wiki)
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Ngoài ra, máy bay Su-22M4M4 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22M4M4 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.
2 chiếc Su-22M4 của Séc (Ảnh Wiki)
Su-22M4 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển. Hầu hết các máy bay Su-22M4 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990.
Video đang HOT
Thiết kế cánh cụp cánh xòe trên Su- 22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Điểm đặc biệt trên máy bay cường kích Su-22M4 của Việt Nam là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.
Buồng lái trên Su-22M4 của Không quân Ba Lan (Ảnh: Kiến thức)
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
Biến thể Su-22M4 Việt Nam dùng cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại.
Một số hình ảnh khác của Su-22M4:
Động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 trên một máy bay Su-22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Một chiếc Su-22 thực hiện phóng mồi bẫy nhiệt (Ảnh: Kiến thức)
Các giá treo vũ khí trên máy bay Su-22M4 (Ảnh Kiến thức)
Su-22 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn (Ảnh: Kiến thức)
Trần Khánh Tổng hợp theo Wikipedia, Kiến thức
Theo_VOV
Tiêm kích tàng hình F-3 Nhật Bản có ưu, nhược điểm gì?
Tiêm kích tàng hình F-3 do Nhật Bản tự phát triển khắc phục được sự mất cân đối giữa 2 tính năng tàng hình và cơ động cao.
Tiêm kích tàng hình F-3 do Nhật Bản tự phát triển khắc phục được sự mất cân đối giữa 2 tính năng tàng hình và cơ động cao.
Theo tờ PLA Daily, tiêm kích tàng hình nội địa đầu tiên của Nhật Bản F-3 dự kiến thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè năm nay.
Nếu các thử nghiệm thành công, F-3 sẽ tạo ra bước đột phá về khả năng tàng hình và công nghệ động cơ cao cấp do Nhật Bản chế tạo. F-3 là một chiến đấu cơ thuộc thế hệ thứ 5 tiên tiến, được sản xuất theo chương trình thử nghiệm công nghệ tiên tiến (ATD-X) của Nhật Bản, tích hợp bốn tính năng gồm: tàng hình, bay hành trình siêu âm, cơ động cao và hệ thống điện tử hàng không.
Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình Nhật Bản F-3.
Để đạt cấp độ tàng hình tốt, ngoại thất của F-3 có những vật liệu hấp thụ sóng radar. Ngoài ra, F-3 còn có thiết kế giảm thiểu các tín hiệu hồng ngoại, các tín hiệu điện tử, hơi nóng và tiếng ồn để hạn chế tối đa khả năng bị phát hiện.
Khả năng hành trình siêu âm của F-3 dựa trên một động cơ có khả năng đẩy 15 tấn do Tập đoàn IHI cùng Viện Nghiên cứu và Phát triển Cơ khí thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đồng phát triển. Động cơ này thuộc loại phản lực có tính năng công nghệ tách dòng khí thấp XF5-1 và sử dụng vật liệu gốm tổng hợp có khả năng chống nhiệt cực tốt.
Thông thường, các máy bay chiến đấu cần phải có sự ưu tiên khác nhau giữa tính năng tàng hình và khả năng cơ động. Nhưng F-3 lại được thiết kế khắc phục được sự mất cân đối này. Cụ thể, F-3 có thiết kế nhẹ, đa năng, với các cánh hình cạnh viên kim cương và không có cánh đuôi. Không những thế, nó còn vay mượn ưu điểm thiết kế từ các máy bay chiến đấu khác của Mỹ. Chẳng hạn như một cửa hút khí tương tự với X-32 và đuôi hình chữ Y giống với YF-23.
Trong khi đó, về các hệ thống điện tử hàng không của tiêm kích tàng hình F3 có sự tích hợp radar mảng pha chủ động hiệu suất hoạt động cao. Cùng các hệ thống tác chiến điện tử và cảm biến RF đa chức năng, với các sợi cáp quang tăng cường khả năng điều khiển tự động cao và cải thiện công nghệ radar để mở rộng phạm vi, khoảng cách phát hiện mục tiêu.
Mặc dù có thiết kế rất ấn tượng, nhưng F-3 được cho vẫn còn có không ít trở ngại thực tế trước khi máy bay này chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vẫn đang tìm hiểu thêm các khả năng của động cơ và các vấn đề của máy nén cùng bộ đốt trong của động cơ.
Thực tế, các động cơ này đã được Nhật Bản trang bị cho máy bay trước đó là F-2, một loại máy bay không mạnh bằng F-3. Trong các chuyên bay thử nghiệm, F-2 cùng từng gặp các sự cố như tình trạng rung lắc mạnh khi bay ở tốc độ cao. Tờ PLA Daily cho rằng, điều đó chứng tỏ công nghệ động cơ máy bay siêu âm của Nhật Bản chưa thực sự hoàn thiện.
Ngoài ra, hệ thống điện tử của F-3 rất có thể gặp vấn đề do sự phân tách các phần mềm và phần cứng cộng với việc thiếu kinh nghiệm trong giải quyết luồng khí phức tạp có thể khiến cho hệ thống này dễ bị tổn thương trong điều kiện thời tiết xấu. Hệ thống thủy lực cũng được cho cần được quan tâm kỹ lưỡng hơn khi trang bị cho một máy bay phản lực tàng hình có tốc độ nhanh như F-3.
Đồng thời, theo bài phân tích trên PLA Daily, công nghệ vật liệu dùng cho máy bay chiến đấu của Nhật Bản dường như đã gặp bế tắc. Ví dụ như F-15 của Mỹ có một tỷ lệ cao các vật liệu titan với 26,5%, nhưng sẽ không thực tế chút nào nếu Nhật Bản chỉ đơn giản sao chép người Mỹ như trước đây để nhập khẩu hoàn toàn các vật liệu như vậy.
Ảnh đồ họa tiêm kích tàng hình F-3 hạ gục J-20 Trung Quốc.
Mặc dù có những "hoài nghi" nhưng bài phân tích trên PLA Daily phải thừa nhận, sự phát triển tiêm kích tàng hình F-3 có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản. Bởi mẫu máy bay này được xem là dấu mốc chứng tỏ sự trở lại của nền công nghiệp hàng không Nhật Bản và giống như một sức mạnh làm đối trọng với Trung Quốc. Nhất là khi chính quyền Tokyo đang nỗ lực gỡ bỏ những rào cản do hiến pháp quy định đối với lực lượng phòng vệ của Nhật Bản.
Hơn nữa, chương trình F-3 một khi thành công sẽ giúp Nhật Bản có thể tự lực phát triển chiến đấu cơ tối tân của riêng mình. Vốn dĩ Nhật Bản đã có sự phụ thuộc không nhỏ vào Mỹ về phát triển các máy bay chiến đấu trong quá khứ, khiến cho công nghệ chế tạo máy bay của riêng Nhật Bản dường như bị tụt hậu. Thậm chí nhiều lần Mỹ còn đình chỉ hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực này. Do đó, F-3 có thể là dấu chấm hết cho các cuộc đàm phán mặc cả của Mỹ đối với Nhật Bản về các hợp đồng mua bán chiến đấu cơ tối tân trong tương lai.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Kinh hoàng sức mạnh "hung thần" vận tải nguy hiểm nhất hành tinh AC-130 được giới quân sự đánh giá là "hung thần" vận tải nguy hiểm nhất hành tinh. Loại máy bay cường kích này nổi tiếng với sức mạnh của các hệ thống vũ khí tấn công mặt đất được trang bị trên khoang và có thể liên tục bay trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm, thậm chí còn kéo...