Các tỉnh miền Trung hối hả đối phó với bão số 10
Trước nhận định cơn bão số 10 là mạnh nhất trong vòng 6 năm qua sẽ đổ bộ vào miền Trung vào chiều mai (1/10), nhiều địa phương đã chủ động lên kế hoạch đối phó với bão.
Tại Hà Tĩnh: Đến chiều qua (29/9), toàn bộ gần 3.900 tàu thuyền với hơn 14.000 lao động đã nắm được thông tin về bão số 10 và đã vào bờ trú ẩn an toàn. Các hồ chứa lớn như Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sơn Kim, Hồ Sông Rác và các Nhà máy thủy điện Hương Sơn, Hố Hô đã triển khai phương án vận hành xả lũ. Các địa phương ven biển cũng đã khẩn trương gia cố các tuyến kè, đê biển xung yếu, chủ động phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tại Quảng Bình: Hơn 3.400 tàu thuyền đã vào bờ trú tránh bão. Tất cả các phương án đều đã được chuẩn bị, kể cả phương án di dời dân ở những khu vực trọng điểm.
Tỉnh Quảng Trị: Là địa phương dự kiến nằm trong tâm bão, chính vì vậy ngoài việc đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, Quảng Trị cũng khẩn trương hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa. Với trường hợp nhà cấp 4, tạm bợ, địa phương đã lên phương án chủ động di dời đến các địa điểm, nơi kiên cố. Trong đợt này, huyện Gio Linh có khoảng 2.500 hộ với 9.000 người dân nằm trong diện phải di dời.
Tàu cá của ngư dân về nơi trú ẩn, tránh bão số 10.
Tại Đà Nẵng: Bộ Tư lệnh Vùng đã chuẩn bị 5 tàu trực chiến làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và hướng dẫn tàu thuyền ngư dân vào vị trí tránh bão tại Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cồn Cỏ (Quảng Trị) và các khu vực cửa biển Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng. 178 tàu cá với gần 2.000 ngư dân cũng đã vào các vị trí tránh bão an toàn tại các điểm đã qui định.
Tại Thừa Thiên-Huế: Địa phương này đã buộc phải di dời gần 400 hộ dân tại huyện Quảng Điền, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi bão về. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền để bà con nhân dân có hệ thống ghe thuyền, ao hồ nuôi cá trên vùng cát ven biển và trên phá Tam Giang chủ động các phương án phòng tránh và di dời. Đặc biệt, UBND tỉnh cũng đã ra lệnh cấm biển. Tất cả các tàu thuyền chỉ được phép ra khơi khi có lệnh cho phép trở lại.
Video đang HOT
Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến chiều qua (29/9), lực lượng chức năng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 50.000 phương tiện và 255.000 người biết diễn biễn của bão số 10 để chủ động di chuyển phòng tránh.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất vào thời điểm này là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở miền Trung phần lớn đã đầy nước và nhiều hồ thuỷ lợi có nguy cơ mất an toàn. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam và các địa phương kiểm tra, giám sát và điều tiết hồ chứa hợp lý, hạn chế xả lũ trên các sông có lũ lớn. Trước khi xả lũ phải thông báo trước cho cơ quan chức năng và người dân.
Còn theo Công văn mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn cũng đã yêu cầu các Công ty thuỷ điện và Công ty cổ phần thủy điện kiểm tra công trình, hồ, đập, nguồn điện dự phòng, theo dõi sát tình hình thuỷ văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, chuẩn bị sẵn sàng để đón lũ và vận hành hồ chứa theo quy trình; đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa và vùng hạ du.
Theo Vtv
Lực lượng quân đội hỗ trợ ngư dân chống bão
Sáng 30.9, nhiều nơi tại TP.Đà Nẵng khẩn trương hoàn tất công tác chèn chống nhà cửa, di dời tàu thuyền nhỏ lên bờ đề phòng bão số 10.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCLB-TKCN) TP.Đà Nẵng đã ra thông báo cho toàn bộ học sinh, sinh viên toàn thành phố nghỉ học ngày hôm nay 30.9 và đi học trở lại vào ngày mai 1.10.
Cũng như Quảng Trị và Quảng Ngãi, từ hôm qua 29.9 Đà Nẵng đã có lệnh cấm tàu thuyền ra khơi.
Tính đến 6 giờ sáng nay 30.9 đã có gần 2.000 phương tiện cùng hơn 7.500 lao động về trú tránh, neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang, vịnh Mân Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Lữ đoàn 680 Vùng 3 Hải quân giúp ngư dân P.Thọ Quang, Mân Thái Q.Sơn Trà
phòng chống bão số 10 - Ảnh: Bùi Ngọc Dương
Theo báo cáo nhanh của BCH PCLBTKCN TP.Đà Nẵng, hầu hết các ghe nhỏ, thúng máy của ngư dân ở bãi ngang Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng đều đã được ngư dân đưa lên bờ.
Hướng dẫn ngư dân vào nơi neo đậu - Ảnh: Nguyễn Tú
Tuy nhiên, hiện vẫn còn gần 100 tàu cá trên sông Hàn trong khi nơi đây là vị trí cấm neo đậu trong thời tiết xấu nhưng các ngư dân đã rời tàu nên không thể đưa các phương tiện này về âu thuyền Thọ Quang.
Trên biển, Bô Tư lênh Vùng 3 Hải quân đóng tại Đà Nẵng đã chỉ đạo các Lữ đoàn 161 và 172 trực chiến 5 tàu cứu nạn làm nhiệm vụ và hướng dân 178 tàu thuyên/2.000 ngư dân vào các vị trí trú tránh an toàn ở đảo Côn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và ven biên miền Trung.
Riêng tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã chuẩn bị 2 tàu kéo, 10 xuông cao tôc, 12 xuông cao su, 6 xe tải, 4 xe câu, 3 xe cứu thương, 5 xe chuyên chở và 200 cán bộ chiến sĩ sẵn sàng chống bão, sơ tán 50 gia đình quân nhân và người dân vào doanh trại đơn vị trú ẩn.
Sẵn sàng phương tiện chống bão - Ảnh: Nguyễn Tú
Lực lượng Lữ đoàn 680 cũng đã giúp ngư dân Sơn Trà đưa toàn bộ tàu thuyền nhỏ lên bờ.
Trong khi đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng vẫn tiếp tục tổ chức bắn pháo hiệu tại đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà để thông báo cho các tàu thuyền tìm nơi tránh bão, đồng thời huy động 100% quân số ứng trực, cùng 5 tàu, 7 ca nô, 8 xe ô tô sẵn sàng tác chiến tình huống xấu.
Nguyễn Tú
Theo TNO
Cắt điện đường dây 500kV trong 55 ngày Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ thực hiện việc cắt điện để phục vụ thi công đường dây 500kV Pleiku, Mỹ Phước, Cầu Bông trong 55 ngày kể từ ngày 1-10 đến 24-11-2013. EVN cho biết, trong 55 ngày trên, đơn vị này sẽ huy động tối đa công suất các nhà máy điện khu vực miền Nam và các tổ...