Các tình huống pháp lý nào sẽ xảy ra với bệnh nhân 91 khi lên máy bay về nước vào ngày 12/7?
Theo TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế – dự kiến ngày 12/7 tới đây, phi công người Anh sẽ được chuyển viện về nước trên chuyến bay thương mại.
Bộ Y tế phải tính toán kỹ các tình huống pháp lý có thể xảy ra, để đảm bảo bệnh nhân về nước an toàn. Đó là lý do TS. Quang phải có tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong cuộc hội chẩn cấp quốc gia cuối cùng về bệnh nhân 91, vào ngày 3/7 vừa qua.
TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế (Ảnh: Minh Thúy)
Trong cuộc trao đổi riêng với PV VietTimes vào sáng nay (9/7), TS. Nguyễn Huy Quang cho biết, sau khi được Bộ Y tế công bố khỏi bệnh, bệnh nhân 91 mong muốn được về quê hương để tiếp tục điều trị và phục hồi sức khỏe. Lãnh sự quán Anh tại TP. Hồ Chí Minh đã đề nghị khi bệnh nhân ổn định về mặt sức khỏe sẽ vận chuyển người bệnh về nước bằng máy bay thương mại. Nhằm giúp bệnh nhân chuyển viện, xét theo đề nghị của cá nhân bệnh nhân và Lãnh sự quán Anh, Bộ Y tế đã đảm bảo quyền bảo hộ công dân cho phi công người Anh.
Ông Quang cho hay, trong quá trình bệnh nhân 91 được chuyển viện đã xuất hiện các tình huống pháp lý cần phải giải quyết.
Tình huống đầu tiên được đặt ra đó là bệnh nhân 91 sẽ được xuất viện hay chuyển viện. Xuất viện nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh, không cần tiếp tục điều trị. Còn chuyển viện tức là bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để điều trị. Đối với trường hợp của bệnh nhân 91 thì bệnh nhân được chuyển viện để tiếp tục được các bác sĩ điều trị về chức năng vận động (tăng trương lực cơ để vận động bình thường), các yếu tố về mặt tâm lý (stress, căng thẳng,…), vấn đề về dinh dưỡng.
Tình huống pháp lý thứ 2 được đặt ra đó là khi chuyển viện thì bệnh nhân 91 đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Trước đó, bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và 8 lần cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng đã thông báo khẳng định bệnh nhân 91 chính thức khỏi bệnh, không còn khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và là một bệnh nhân bình thường. Do đó, khi bệnh nhân được chuyển viện về Anh sẽ không phải cách ly y tế và được cấp giấy chứng nhận đã hết virus SARS-CoV-2.
Tình huống thứ 3 đó là trách nhiệm về mặt pháp lý từ khi bệnh nhân 91 điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy đến thời điểm chuyển viện về nước. Hiện, bệnh nhân đang được điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì trách nhiệm thuộc về Bệnh viện.
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh: Hòa Bình)
“Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hết trách nhiệm với bệnh nhân 91 khi bàn giao bệnh nhân sang phòng khám gia đình (cơ sở khám, chữa bệnh có nhiều kinh nghiệm trong vận chuyển bệnh nhân cấp cứu ra nước ngoài) được Lãnh sự quán Anh ở TP. Hồ Chí Minh ủy quyền. Lúc này, phòng khám gia đình sẽ chịu trách nhiệm pháp lý đối với bệnh nhân và đã chuẩn bị đầy đủ 2 ê kíp thay phiên nhau để chăm sóc người bệnh. Khi máy bay thương mại đưa bệnh nhân 91 về nước thì bệnh nhân sẽ được bảo hộ quyền công dân ở Anh” – ông Quang nói.
Ngoài ra, về mặt y tế phải xác định xem bệnh nhân có đủ sức khỏe để chuyển viện về nước trên máy bay thương mại hay không. Do bệnh nhân 91 mắc COVID-19 bị tổn thương phổi đang dần hồi phục nên các nhà khoa học, giáo sư đã tính toán quãng đường vận chuyển bệnh nhân trong khoảng thời gian 12 tiếng, ở độ cao khoảng 10.000 m có thể gây ảnh hưởng gì tới bệnh nhân. Nếu có ảnh hưởng thì cấp cứu như thế nào để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân.
Các chuyên gia đã tiến hành phân tích kỹ tất cả các vấn đề này để phòng trường hợp bệnh nhân bị tràn khí hở, tràn khí màng phổi thể van (van áp lực), đồng thời lường trước nguy cơ trong trường hợp nào thì bệnh nhân bị nhồi máu phổi.
Sau khi tính toán kỹ, lường trước mọi tình huống có thể xảy ra, Hội đồng chuyên môn đã xác định bệnh nhân 91 có đủ tiêu chuẩn và sức khỏe để chuyển viện về Anh – từ Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP. Hồ Chí Minh để chuyển sang bệnh viện ở Anh.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định: Bộ Y tế đã tính toán rất kỹ tất cả các phương án, trường hợp có thể xảy ra với bệnh nhân 91 về y tế, dinh dưỡng, văn hóa,… để đảm bảo bệnh nhân chuyển viện về nước an toàn, sức khỏe ổn định.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân 91 đã trải qua 113 ngày điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Chỉ còn 2 ngày nữa, bệnh nhân sẽ được chuyển viện về nước.
Bệnh nhân 91 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3- 22/5 và tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều ngày 22/5 đến nay.
Theo kế hoạch đã thống nhất giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Anh, phía Bệnh viện Chợ Rẫy và ngành Y tế đang khẩn trương hoàn tất phương án trước khi nam phi công người Anh hồi hương vào ngày 12/7. Phi công người Anh sẽ được bàn giao cho công ty bảo hiểm theo sự lựa chọn của Đại sứ quán Anh để hồi hương.
Dự kiến, ngày 11/7, đại diện Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Bệnh viện Chợ Rẫy để rà soát lần cuối cùng tất cả các vấn đề có liên quan đến sức khỏe người bệnh trước khi bàn giao cho Lãnh sự quán Anh.
Phổi phi công Anh hồi phục gần 100%, điều trị thêm tâm lý
Phổi phi công Anh cải thiện rất tốt, có lúc đạt 97%%, tuy nhiên tâm lý bệnh nhân chưa hoàn toàn ổn định.
Chiều 1/7, Tiểu ban Điều trị cho biết, bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Anh đang hồi phục rất tốt. Bệnh nhân giao tiếp bằng lời nói tốt, sức cơ tay và chân đã bình thường nên có thể tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực 2 tay trên khung tập tự đứng dậy và vịn khung tập bước được nhiều bước hơn.
Đến hôm nay, bệnh nhân đã cai thở máy 19 ngày, trao đổi oxy ở phổi cải thiện hơn, thường xuyên ở mức 95-96% có lúc đạt 97%, X-quang phổi cải thiện. Trong khi thời điểm tháng 5, phổi bệnh nhân chỉ có 10% hoạt động. Ban đêm, bệnh nhân ngủ tốt. Chức năng gan, thận, tim mạch, men tụy bình thường.
Bác sĩ BV Chợ Rẫy cạo râu cho bệnh nhân 91. Ảnh: BVCC
Tuy nhiên tâm lý phi công Anh không ổn định, bệnh nhân hay buồn chán, do vậy cơ quan bảo hiểm của bệnh nhân đang tìm bác sĩ chuyên khoa tâm lý để điều trị cho bệnh nhân.
Bệnh nhân 91 có thể tự ăn uống qua miệng, nhưng lượng ăn chưa nhiều do không hợp khẩu vị dù nhà bếp đã chuẩn bị món phương tây.
Hiện tại, bệnh nhân đang dùng thêm giảm đau, thuốc chống đông dự phòng huyết khối đường uống xarelto kết hợp dinh dưỡng đường tiêu hóa và tĩnh mạch, đồng thời tăng cường tập phục hồi chức năng 2 ngày/lần.
Đến hôm nay, bệnh nhân 91 đã qua 106 ngày điều trị, là bệnh nhân Covid-19 điều trị lâu nhất tại Việt Nam.
Theo đề xuất của Đại sứ quán Anh, bệnh nhân có thể hồi hương trên chuyến bay của Vietnam Airlines xuất phát từ Hà Nội đi Vương Quốc Anh vào ngày 12/7 tới.
Ngay trong tuần này, Tiểu ban điều trị sẽ cùng hội chẩn quốc gia lần 6 để đánh giá toàn diện sức khoẻ phi công Anh trước khi về nước.
Ngày thứ 76 Việt Nam không có ca mắc COVID-19, thêm 1 bệnh nhân được chữa khỏi 18h ngày 1/7, tròn 76 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số ca nhiễm virus corona ở nước ta hiện là 355 người. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 12.580 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Cùng ngày,...